Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

DƯ CÂN BÉO PHÌ - PHẦN II


            Phần I Chúng tôi hân hạnh trình bày hướng tổng quát trong tầm nhìn về tình trạng DƯ CÂN BÉO PHÌ hiện nay.  Phần II chúng tôi xin được trình bày rộng hơn sáu đề mục mà chúng tôi đã nêu, giúp giải quyết phần nào tình trạng ấy. Sau đây là đề mục TẬP DƯỠNG SINH. 
Ly. Linh Phù

1.    TẬP DƯỠNG SINH:

Thuật ngữ nầy nói đến phạm trù rất rộng, bao gồm rất nhiều phương pháp, phạm vi ảnh hưỡng rộng lớn trong dự phòng và đẩy lùi bệnh tật, nhất là các bệnh mãn tính. Dưỡng sinh không phải chỉ chú trọng đến tình trạng dư cân và béo phì. Nó có thể trả lại cái tự nhiên vốn có của con người như nó là. Con người gồm tâm hồn và thể xác, nên có cái nhìn về con người tòan vẹn như thế, để khi tập dưỡng sinh không chỉ tác động vào thân thể mà còn đi sâu hơn vào môt thực tại quý giá làm nền tảng chuyển biến lớn lao thân xác con người chính là tâm hồn.
Người ta có thể tập dưỡng sinh suốt đời, chứ không nên suốt đời trông chờ vào sự uống thuốc. Dưỡng sinh đem lại niềm vui rất lớn, sự bình an, niềm an lạc vô biên của cuộc sống. Đừng tiếc thì giờ cho nó, chắc chắn quý vị sẽ đạt được thành quả lớn lao.
Dưỡng sinh phải có Trí, sự biết về phương pháp thật tốt, chứ không phải làm bừa mà đem lại kết quả được. Có lẽ nên nhờ người có chuyên môn, bài tập phù hợp với điều kiện cho riêng mình, thường tốt hơn mình tự nghiên cứu. Tuy vậy cũng phải nghiên cứu thêm sau khi được truyền giảng, để cái hiểu về bài tập được sâu rộng thêm.
Dưỡng sinh cần phải có nỗ lực thời gian đầu, qua được thời gian đầu thì về sau không khó.
Theo ý riêng chúng tôi nhận thấy, dưỡng sinh là liều thuốc quý nhất mà đời làm thuốc chúng tôi đã nhận ra, lẽ tất nhiên phải cẩn thận có người hướng dẫn. Dưỡng sinh là vật báu mỗi người nên trang bị cho mình, cho thời đại ngày nay. Vậy phải trang bị nó như thế nào để đem lại kết quả, niềm vui và an lạc cuộc sống.
 Dưỡng sinh phải chú trọng bốn chữ sau: TÂM, Ý, KHÍ, HÌNH.

TÂM TRONG, Ý ĐỊNH, KHÍ BÌNH,
HÌNH NHƯ SÓNG LƯỢN, THẤT TÌNH CHẲNG VƯƠNG.

·          TÂM
 Tâm muốn nói ở đây chính là Chân Tâm ([1]), một thực tại chiều sâu của con người. Biến hiện bên ngòai có thể nhận biết là bằng tâm thức, là cái biết biến hiện dẫn dắt không ngừng nghĩ, luôn luôn suy diễn, đẩy đưa, hối thúc, làm con người phải bị cuốn hút hành động. Cái tâm thức nầy làm căng thẳng tột độ với người bị stress, vấn vương xót đau với người tội lỗi, ray rứt buồn bã với người gặp thất bại, biến sắc với người dối gian bị bắt quả tang… hối thúc con người cuồng lọan, tâm thức nầy lôi cuốn bởi lòng tham muốn không ngừng nghĩ của dục vọng cuồng điên của bản năng. Tâm thức nầy thường bị điên lọan bởi kết tinh của sự ác, dối, tham ([2]), độc… làm hư họai thân xác con người, dẫn thân xác càng mau băng họai do thúc dục bởi một năng lượng lôi kéo như cái máy chạy hết ga mà không biết chạy đi đâu? Và như thế làm sao có thể làm cho Nó yên định được? Có nhiều phương pháp cho Nó yên định được, có trong kho tàng kinh nghiệm của nhân lọai, đầy ắp và phong phú: “Vạn pháp tùy duyên”. Không phải mau chóng thành tựu liền được, nhưng chắc chắn sẽ thành tựu. Đối với xã hội, con người dùng hình luật để tạo nếp răn đe, hãm bớt sự cuồng lọan của tâm thức vọng dục. Đối với tôn giáo hoặc các phái tu tập con người dùng giới hạnh để tạo bước lành, làm thăng tiến tâm thức thanh tịnh lần lần đưa đến sự an định. Tâm thức ([3]) chính là cái suy nghĩ viễn vông (vì nó không thường), biến hiện do điều kiện của cuộc sống, do kiến thức thu nạp, do kinh nghiệm đường đời, do dạy dỗ mà có, do trào lưu xã hội, do dục vọng thôi thúc, do ý thức hệ, do nhân sinh quan… hôm nay, từ trước, và niềm hy vọng cho mai sau. Đây là những cái không thường ([4]), không chắc, nên gọi là không có chân. Tâm thức không phải là chân tâm, chân tâm thì thường hằng bất biến, vì bất biến nên mới an định, mới trong trẻo làm thân người được yên, thân yên thì không hao tổn nên mới giữ được nguyên khí, nguyên khí tồn giữ thì mạng mới vẹn tòan. Vì vậy tại sao tập dưỡng sinh thì phải chú trọng tâm được yên là vì lẽ đó.

·          Ý:
Khi tâm đã bình thì ý định, khi tâm không bình thì ý không định, ý là dây của tâm, là ngọn, chỉ dấu bên ngòai. Khi thấy ý không thể định là lòng không yên. Tập dưỡng sinh phải thấy được ý để điều chỉnh, khi ý định thì tập rất dễ dàng các động tác, và mang lại hiệu quả thiết thực.

·          KHÍ
Khí là dấu của tâm, tâm bình thì khí bình, tâm bất an thì khí lọan. Khi tập phải chú trọng khí sâu, đều, êm, nhẹ. Nhiều người sống biết rất nhiều, học giỏi nhiều thứ… ngay chính nhiều người trong ngành y tế chuyên chăm sóc bệnh tật, điều trị sức khoẻ cho nhiều người … khi được hỏi về “THỞ” thường cũng ít người biết sâu, biết cặn kẽ. Trong công tác điều trị, với nhiều bệnh nhân và rất nhiều thứ bệnh tật nói chung, chúng tôi nhận thấy đa phần bệnh nhân không biết thở đúng, thở tốt… nó cũng chính là một phần nguyên nhân của bệnh tật, đồng thời cũng là một phương cách hỗ trợ điều trị hữu hiệu nhiều chứng bệnh nan giải, nó là phương thế rất giá trị trong vấn đề dự phòng bệnh tật. Vì thế khi nghiên cứu và tập luyện một phương pháp thở nào đó sẽ góp phần to lớn cho công tác gìn giữ sức khoẻ, giảm thiểu nhiều tốn kém vô ích và thời gian sống trong tình trạng bệnh tật nói chung. Chúng tôi nghiệm ra một cách bảo vệ nó tương đối dể dàng thuận tiện với mọi người, trong nhiều hòan cảnh, không tốn kém. Với phương châm “dể hiểu, dể làm và làm có hiệu quảHơi thở là dấu hiệu của đời sống, dấu hiệu của sức khoẻ và cũng là dấu hiệu của tâm hồn. Khí bình ([5]) thì tâm bình, khí nghịch thì tâm loạn, chỉ hít vào rồi thở ra, cử động rất bình thường nhưng hết sức trọng yếu. Cổ nhân thường nói luyện khí công công phu, là điều khiển sự hít thở này lâu ngày, có phương pháp cụ thể. Chính vì nó có giá trị to lớn về bảo vệ sức khoẻ. Khi thở thường phải Nhớ, Biết, Quen với tập quán bốn chữ sau:
a.                SÂU: làm cho nó đầy, không phải thở bằng mũi mà thở bằng ý. Có thể hiểu như sau: con người có đầy đủ mũi và cơ quan hô hấp bên trong, tuy vậy vẫn thở rất cạn, ngắ không đều…do không có ý điều khiển nên cái thở đó là thở tự nhiên. Bây giời có ý thở sâu, lập tức hệ thống hô hấp bắt đầu thở được sâu liền, chính là thở có ý. Sau đó lại NHÌN THấY Ý đang điều khiển hơi thở và cảm nhận sự điều khiển ấy, lâu ngày sự cảm nhận ấy càng ngày càng rõ, như thế chúng ta nhận ra được thở bằng ý là thở như thế nào.
b.                ĐỀU: vào ra đều đặn, không thúc bách, không bồn chồn. Hễ tâm ý có gì thúc bách lập tức hơi thở sẽ không đều. Do tập đều lâu ngày trở thành nếp thở tự nhiên đều và tâm được yên lành thảnh thơi vui vẻ.
c.                 ÊM: vào ra không nghe tiếng thở. Khi có dịp quý vị có thể quan sát con Rùa thở, nó thở như không thở, gần như bất động. Mêm mại, bao dung, thư giản, tự chuyển đổi. Trong ánh mắt của nó êm ả lạ thường, không vội vả, không chộn rộn, không bồn chồn. Thường gọi là QUY TỨC (kiểu con Rùa thở).
d.                NHẸ: gần giống như êm, hai từ nầy bổ túc cho nhau một trạng thái êm đềm thỏai mái tự nhiên của hơi thở khi đang tập dưỡng sinh. Tuy vậy có những bài cần thở mạnh, thì cũng phải nắm hơi thở đừng co căng cứng quá mức dẫn đến căng thẳng, khi tập xong sẽ mệt. Tập xong mà mệt là không đúng với tư thế, mục đích của dưỡng sinh.

·        HÌNH:
Có rất nhiều bài tập, công cụ tập hiện đại. Quan trọng là mềm, dẻo, dãn, đúng, dừng. Hình như sóng lượn, nói cái còn non yếu, đang trên đà phát triển, cái khởi đầu của con người khi còn tấm bé, mêm mại , uyển chuyển. Dưỡng sinh chính là làm cơ thể trở lại hết sức mềm mại, nên mới gọi như sóng lượn. Không gồng cứng cơ thể, co các cơ, mà là buông lỏng, càng lỏng càng hay. MỀN, DẺO, DÃN tạo sự thông suốt của khí huyết. DỪNG tư thế một chút trên người béo phì làm động tác tăng tác dụng tiêu hao năng lượng rất lớn. Thường dừng làm căng và người tập phải cố gắng rất lớn mới dừng được, khi tập tư thế đến chổ giới hạn nên dừng có chủ ý một chút thì kết qủa thường tốt hơn nhiều. ĐÚNG tư thế rất quan trọng vì khi trình bày một bài tập dưỡng sinh Tiền Nhân thường nghiên cứu sự hữu ích của nó qua các động tác hết sức chuẫn xác, và cẩn thận. Vì thế nên làm theo thật đúng, chưa kể các Mật Pháp đôi lúc chưa được công truyền.
Ly. Linh Phù

[1] Chân tâm khác với vọng tâm. Chân là thường, là không thay đổi, là hằng định, là không biến đổi. Còn vọng tâm là cái biến hiện của nghĩ suy, bàn luận, tham cầu, giận ghét… cái ấy thường đổi thay nên gọi là không thường. Có người hay nói: Tâm của tôi hay thương người. Tâm đó là vọng tâm. Chân tâm của mọi người đều giống nhau, đều là một, không có tâm của tôi và tâm của anh khác nhau. Ai cảm được điều nầy thì gọi là giác ngộ vậy.
[2] Tham là sự độc vô cùng, Tham danh, tham lợi, tham tình. Giành danh thì ác, giành lợi thì độc, giành tình thì hiểm. Ác, độc hiểm nó ăn sâu trong người hành động hỏi sao được yên. Tập dưỡng sinh mà không trừ lòng tham thì vô phương. Thế giới ngày nay ác độc, suy cho c ùng do miếng ăn mà ra. Nếu muốn ăn ngon thì phải giành, ăn ngon thì phải mặc đẹp, mặc đẹp thì phải tiện nghi sang trọng. Để thỏa mãn các nhu cầu nầy con người phải tranh đấu dữ dội…cho dù khi đã gìành được rồi, vì quá mệt mỏi bởi sự ác, họ cũng không thưởng thức nổi. Đến nỗi cả đời chạy trong vô vọng chẳng khác gì người mất trí. Gọi là mê vậy.
[3] Sống ở đời, con người phải suy nghĩ mới sống và làm việc được. Cái suy nghĩ, cái tâm thức ấy được hợp lý hóa, đúng với tự nhiên thì gọi là cái biết tốt lành hay cịn gọi là trí huệ. Cái suy nghĩ để dẫn đưa hành động tạo an lạc. Cũng một cách suy nghĩ khác là làm cho sự suy nghĩ càng lúc càng rối tung lên, đau khổ bất an nhiều. Cái suy nghĩ nầy là cái suy nghĩ của lọan tâm cần trừ diệt. Người tập dưỡng sinh phải biết phân biệt tâm thức nào để thuận theo mà sống cho an lành xác thân.
[4] Những điều xảy ra trong cuộc đời, như là tự nhiên, không hề có cơ sở chuẩn bị từ trước, bất ngờ, không có nền tảng chi hết… đó là cái nhìn chung của nhiều người. Nên có nhiều người tự nhiên giàu có, có nhiều người tự nhiên nghèo khổ,  bệnh tật nặng, thậm chí trúng số… tất cả những điều đó đều là tự nhiên mà có, có thể như thế được không? Con người có thể tin như thế không. Thế thì mọi nỗ lực cố gắng của con người để làm gì khi mà mọi sự biến hiện đều mang tính tình cờ. Nếu không tình cờ thì phải công nhận bằng một thực tại sắp xếp trước? Và sắp xếp như thế nào? Quý vị hãy tưởng tượng một cái đồng hồ có nhiều bánh xe răng cưa, mỗi bánh xe được đánh một dấu bất kỳ trên mỗi bánh xe. cho chúng quay họat động bình thường. Con người có thể nhận ra các điểm được đánh dấu sẽ gặp nhau theo một chu trình, nhất định và thường luôn, nhìn chúng như là tình cờ nhưng thật ra có quy luật đành hịang của chiếc đồng hồ. Cũng vậy mỗi việc con người làm, nghĩ suy đều được ghi dấu và đủ điều kiện thì hiện ra. Nên xấu tốt hiện ra không phải tình cờ mà là quy luật hằng định bất biến, không phải tự nhiên vô cớ hiện thành được. Nói điều nầy để nhắc lại một thực tại, khi làm một điều lành, điều lành khắc ghi vào tâm và đủ thời duyên hiện thành sự lành, làm cho thân xác an vui.
[5] Khí đây không phải nói về không khí, mà nói về tình trạng, tính cách thở của sự hô hấp.

DƯ CÂN BÉO PHÌ - PHẦN I


Ly. Linh phù
HAI CÁCH NHÌN VĂN MINH CỦA NHÂN LỌAI:
1.     Không phải giỏi về Lý trí bên Tây Phương là hiểu và giỏi bên Đông Phương, và ngược lại. Cái học của Đông phương là cái học của bỏ bớt, bỏ cái gì? Bỏ cách suy diễn vấn đề đơn diện, lọai trừ hiện thực tòan vẹn, hiện thực vốn có, hiện thực chính thực tại. Mọi sự vật luôn tồn tại tự trong bản thể mâu thuẩn nhau chứ không là đơn chất, Độc Một. Ví dụ: Thủy và hỏa là hai cái mâu thuẩn nhau, đối lập nhau, hủy diệt nhau. Nhưng khi nhìn nước, nếu chỉ thấy có nước mà không thấy hỏa bên trong, “trong thủy có hỏa” là cái nhìn thấy ĐỘC MỘT,  vì độc một thì không biến thông, không biến thông thì không đúng bản chất thực tại của mọi hữu thể hiện tiền chân thật tự tánh. Không phải biến thông thì không phải dịch, không dịch thì không phải Đạo Học Đông Phương. Hơn nữa cái học của triết lý Tây phương là cái học của Nhị nguyên, mọi thực tại đều phân hai độc lập: hoặc đúng hoặc sai. Nếu như đã gọi là đàn ông là đàn ông, không thể đàn ông cũng được và đàn bà cũng xong. Cái nhìn tách bạch. Còn Đông phương có thể nhìn khác hơn, trong đàn ông cũng có đàn bà và ngược lại. Như câu trong Nội kinh thường nói: “Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu âm căn” - trong âm có dương, trong dương đã có âm tồn tại rồi. Nên đôi lúc rất giỏi về bên (1) thì có thể rất tệ về bên (2). Không cứ là đã có học vị cao bên (1) thì tất nhiên rất giỏi về bên (2)). Hai cái học hòan tòan khác. Nên đừng lấy cái học bên (1) mà nhìn cái học bên (2) để rọi chiếu dễ đưa đến lầm lẫn tai hại, cho mình và cho nhiều người khác.
2.     Cái học của Đông phương mang tính: NGỘ, NGHIỆM, SỐNG. Chứ không chỉ suy mà biết được. Cái học nầy mang nặng sự cảm nhận bản thể NHƯ NHIÊN BẤT BIẾN, không mang tính kiến thức đổi thay như “mồ chôn lý thuyết” của khoa học phương tây.
3.     Hai người giỏi về lý thuyết phương tây có thể trở thành kẻ thù của nhau và của nhân lọai. Nhưng hai người NGỘ được ĐẠO HỌC ĐÔNG PHƯƠNG thì chắc chắn trở nên MỘT. Lý thuyết thì tiêu diệt, Đạo học thì cân bằng.
4.     Tây phương nói trong phạm vi cụ thể, thời gian và không gian cụ thể, hiện tượng quan sát cụ thể. Đông phương nói không kể thời gian và không gian. Thường trình bày cái Vô Tướng, Khí Hóa, Cái Thường Hằng.
5.      Người phương đông cũng có thể sống cái tâm thức của người phương tây. Cũng vậy có rất nhiều người phương tây đang sống cái tâm thức của người phương đông. Chân lý thường tùy duyên hóa độ.
6.     Từ cái nhìn nền tảng suy tư của hai nền văn minh nhân lọai, một của Phương Tây (1) và một của Phương Đông (2), con người giải quyết tòan bộ vấn đề của cuộc sống dựa trên tâm thức nầy. Tây phương giải quyết bệnh tật khác với đông phương. Đông phương giải quyết bệnh tật bằng cách đưa bệnh nhân trở lại với Tòan Vẹn Bản Thể Tự Nhiên: Thân XácTâm Hồn. Lấy CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG làm nền tảng.



I. NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG DƯ CÂN VÀ BÉO PHÌ NGÀY NAY:
Có sáu nguyên nhân sau:
 
1.                       ÍT VẬN ĐỘNG
TÍNH ÂM
Đời sống: tự động hóa cao, không tập luyện. Chổ ở giới hạn. Công việc ít di chuyển.

2.                     ĂN NHIỀU QUÁ
TÍNH ÂM
Nhiều bữa, nhiều thức ăn, nhiều chất bổ dưỡng. Thức ăn có hóa chất tăng trọng, thức ăn trái với tự nhiên.
3.                     UỐNG NƯỚC ĐÁ
TÍNH ÂM
Hạ thân nhiệt, tổn thương khí huyết, mỡ dể đông.
4.                     THUỐC GÂY GIỮ NƯỚC
TÍNH ÂM
Thuốc kháng viêm Corticoid. Thuốc bổ.
5.                        NGUYÊN KHÍ HƯ ([1])
TÍNH ÂM
Lớn tuổi, suy giảm khả năng vận hóa, gây đình đọng.
6.                       DI TRUYỀN ([2])
TÍNH ÂM
Tế bào mỡ nhiều hơn bình thường, thể tạng dễ mập.

II. GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG DƯ CÂN VÀ BÉO PHÌ:
Giải quyết sáu nguyên nhân đã nêu trên:
 
1. TẬP LUYỆN
DƯỠNG
SINH
TÍNH DƯƠNG
TÂM TRONG, Ý ĐỊNH, KHÍ BÌNH,
HÌNH NHƯ SÓNG LƯỢN, THẤT TÌNH CHẲNG VƯƠNG. 
  DƯỠNG SINH PHẢI NHỚ BỐN CHỮ:
¨  TÂM: bớt lọan, thanh tịnh.
¨  Ý: chú ý bài tập, khi lọan thì đưa ý về.
¨  KHÍ: đều, sâu, nhẹ, tự nhiên, thỏai mái.
¨  HÌNH: theo bài tập, cần chú ý: MỀM, DẺO, CHẬM, DỪNG.
2. TIẾT THỰC
TÍNH DƯƠNG
Đủ chất, thiếu lượng, chẳng no,
Ít bữa, không tiếc, sao lo béo phì.
chỉ ăn khi đói và dừng khi chưa thấy no”.
3. NGỪNG UỐNG NƯỚC ĐÁ
TÍNH DƯƠNG
Không uống nước đá, kể cả nước trong tủ lạnh.
“Thà lầm ôn bổ, tuyệt đối không được dùng thuốc hàn lương”. HTLÔ.
4. AN ĐỊNH
TÍNH DƯƠNG
Tinh thần AN ĐỊNH, TỰ NHIÊN,
Nghĩ ÁC đừng cố, việc THIỆN hay làm.
5. DÙNG THUỐC
TÍNH DƯƠNG
Lập PHƯƠNG chú trọng các PHÁP sau:  HÒA, DƯỠNG, TIÊU, TÁN, HẠ.
6. THAY ĐỔI TẬP QUÁN LÀM VIỆC
TÍNH DƯƠNG
·     Chổ ở rộng, hay đi bộ.
·     Dùng nhiều dụng cụ sinh họat bằng tay.
·     Tạo chuyển động trong khi làm việc.

[1] Nguyên khí suy hư dẫn đến Tỳ dương hư, dẫn đến đàm hư thấp trệ.
[2] Vì thế giải quyết nó mang tính đa chiều, không nên dùng một cách là uống thuốc thường không đem lại hiệu quả bao nhiêu. Lợi bất cập hại.
 
 

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

THANH TỊNH TÂM - BẢN THỂ CON NGƯỜI

THANH TỊNH TÂM
Ly. Thường Nhân
CHƯƠNG II. BẢN THỂ CON NGƯỜI
Con người là một phạm trù phong phú, phức tạp và linh diệu. Có những điều có thể dùng ngũ quan để nhận biết, nhưng có rất nhiều điều ngũ quan trở nên mù mịt, “ở lâu mới biết LÒNG NGƯỜI” – hay “dò sông dò biển dể dò, có ai lấy thước mà đo lòng người”. Tôi và bạn cùng ở bên nhau, có thể từ rất lâu, nhưng để biết hết thì thật còn mù mờ. Những điều ẩn khuất thường là những điều quý giá và quan trọng, thường cần công sức và trí tuệ mới nhận biết từng phần. Nay xin trình bày một ít suy tư, cho đời mình chiêm nghiệm thêm, cùng bàn luận với nhiều người bạn, để chúng ta cùng nắm tay, đi vào thân phận con người, cho một trình thuật phù hợp với nhiều người, có thể là có ích, đem lại niềm vui và hạnh phúc. Trình thuật nầy ước mong như thế, cho bạn và cho chính tôi, ai cũng đang cùng học và cùng tiến bộ, vì mình với mọi người cũng chỉ là một mà ([1]) thôi.
Con người gồm: có Thân Tâm, có Thân Ý, có Thân Khí, có Thân Hình ([2]).
Mỗi loại thân đều có kết cấu chất liệu tạo nên hình thái bản thể của thực tại ấy. Thân hình được kết cấu bởi tế bào sinh học, chịu chi phối bởi các quy luật tác động lên nó, chịu sự giới hạn của không gian và thời gian, chịu tác động của quy luật Sinh Lão Bệnh Tử…Thân khí thì được kết cấu bởi chất liệu khí, nên quy luật tác động của nó cũng khác với thân hình…
Trình thuật nầy người viết dùng nhiều thuật ngữ nhà Phật, đạo Thiên Chúa giáo và các đạo giáo có trong Việt Nam, chung quy cũng là thuật ngữ Việt, văn từ của tổ tiên người Việt, giúp làm quen tâm tình của anh em trong nước. Vốn thuật ngữ được dùng qua nhiều thời đại, tập quán và tôn giáo riêng, nên đôi lúc hơi lạ với người nầy và quen với người khác, vì không biết phải dùng thuật ngữ nào khác cho tất cả và trọn vẹn ý, nên phải mượn dùng để chuyển ý.
Vốn Ý không phải Lời, dùng lời chẳng qua là cưởng mượn, nên đôi lúc nó chưa tròn ý, xin cũng vui lòng vậy. Vốn mọi người là anh em, là bạn hửu, là cùng con cháu Rồng Tiên, là Đồng Bào, nên chữ dùng của các tôn giáo khác cũng chính là của mình.
Nếu chúng ta cùng hiểu như vậy thì trình thuật nầy rất dể hiểu, xin quý Thiện Tri Thức, quý Người Tu, quý Bạn Đọc hoan hỷ để cùng khám phá một lời chứng, như chỉ là loài hoa dại, ghi vào đời cho gió cùng thổi bay đi. Trước khi đi vào phương pháp Thanh Tịnh Tâm chúng tôi xin được bàn về một số khái niệm, bản thể căn bản của con người, để dể hơn khi đi vào các thực tại quý giá ấy. Vì là thực tại đôi lúc không phải phạm trù ngôn ngữ có thể diễn đạt trọn vẹn tỏ tường, nên có những khoản rối và mờ, xin vui lòng dùng sự cảm nghiệm để thấu đạt hơn là diễn nghĩa, nhiều khi cũng phải “nghe Trời giải nghĩa yêu”, mà tiếng của Trời lại là tiếng Vô Thinh.
CHƯƠNG III. Thân Tâm, Thân Ý, Thân Khí, Thân Hình
1. Thân Hình:
Về Hình người thì chúng ta đều biết, gồm cơ thể và tạng phủ bên trong. Thân tướng là bảo vật, vô cùng quý giá. Gìn giữ thật tốt đúng theo Lẽ Tự Nhiên thường mới mong có cơ hội đi vào phương pháp Thanh tịnh tâm được ([3]).
Hình tướng có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường, bằng các công cụ hiện đại, thường gọi là cận lâm sàng. Để đi vào kết cấu thân tướng, gần như tiến bộ khoa học ngày nay có thể thấy trọn vẹn chi tiết thân xác con người. Nhưng nguyên lý vận hành, khả năng hoạt động (sinh lý), tầm mức trí tuệ, bản thể chân tâm vô tướng, ý niệm hiện tiền…còn nhiều vùng tối vô cùng rộng lớn. Sắc đẹp, tướng pháp, bệnh tật, thương tật … nhiều trên hình tướng ấy thật vô kể. Riêng về hình sắc đã là nhiều vấn đề.
Thân tướng con người là báu vật linh diệu, ngày nay với nhiều dụng cụ tinh vi, có thể đi sâu vào cơ thể, con người biết về thân xác chính mình còn rất khiêm tốn, vì thế có nhiều bệnh ngày nay con người vẫn chịu bó tay, chưa hiểu hết nguyên nhân và chuyển biến, đôi lúc chữa trị chỉ là chống đở hơn là triệt tiêu.
Thân tướng luân chuyển mạnh mẻ trên DÒNG SINH TỬ ([4]). Thân xác ấy quý ([5]) vì không có nó thì cảm nhận về thế giới trở nên mù lòa: đau khổ, hạnh phúc, tranh đoạt, thù hận, yêu thương, xây dựng, hòa bình… phải nhờ nó để cảm nhận. Hơn nữa tội lỗi cũng từ nó, thánh thiện cũng từ nó cảm nhận, nếu không có nó thì con người chỉ là gỗ đá vô tri.
Vì thế NÓ trở thành phương tiện hữu hiệu để thăng tiến hoặc là chìm đắm mê muội. Để có thể dùng Nó đoạt lấy Thực Tại Vĩnh Hằng hoặc là chìm mãi trong khổ đau do mê lầm không dứt.
Thân tướng gồm rất nhiều tế bào tập hợp hình thành, có hàng tỷ tế bào được hình thành và phân lập theo từng nhiệm vụ cụ thể, chi tiết từng loại, trật tự và ổn định, được bảo vệ vững chắc, bền và khó hủy hoại, được chỉ huy bởi một chương trình hoàn hảo.
Mỗi tế bào là một thế giới thu nhỏ, một con người thu nhỏ. Ngày nay với phương pháp Nhân Bản Vô Tính, con người chỉ cần một tế bào có thể tạo thành một người in hệt người nó nhận tế bào để thực hiện.
Tế bào cũng có tánh tham sân si, có thất tình lục dục như một con người. Mọi ý niệm thiện hoặc ác đều ảnh hưởng sâu rộng trên con người, tất nhiên tác động mạnh mẻ trên từng tế bào cơ thể.
Các tế bào đều nhận được trọn vẹn thông tin từ ý niệm con người, vì thế mọi ý niệm đều tác động lên nó.
Nếu cho nó thỏa mãn ăn uống, thì nó sẽ đòi hỏi một ngày một nhiều. Tế bào có kết cấu thô trược, thích thỏa mãn cảnh giới dục giới, càng cho nhiều chúng càng thèm khát, khi thiếu thốn chúng sẽ bực bội, thèm khát làm con người phải tìm kiếm thỏa mãn cho chúng. Chúng gây đủ thứ chuyện, khi thì đau, khi thì run, khi thì mệt, khi thì rút, khi thì sốt, khi thì tê… nói chung chúng làm con người phải thỏa mãn sự thu nạp thức ăn cho chúng theo lòng tham quen thói, chứ không phải nhu cầu thực bảo vệ sự sống, nếu con người lầm cho đó là đòi hỏi chính đáng để thỏa mãn, chúng càng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn. Dạng nầy khó tu tập vô cùng, vì ban đầu cái ăn đã làm mình khó nhiều thứ.
Nếu cho nó đói khổ thiếu thốn trăm bề, thì nó sẽ mau tàn hoại và làm hư hại xác thân. Khi đói khổ nó cũng kêu rên dữ dội, sau một thời gian nó biết không được đáp ứng, lâu hồi nó sẽ ngừng kêu la, lúc nầy con người đã dùng ý lực để trị được thói phàm ăn của nó, như nếu bỏ đói hoặc làm nó thiếu thốn không phát triển được, thì làm hư hoại thân mạng, đường tu sẽ kết thúc sớm do phương tiện đã bị hư mất.
Nếu con người biết lắng nghe tế bào lên tiếng đáp ứng nhu cầu chân thật, bảo vệ sự sống tốt lành vừa phải, thì nó trở thành một phương tiện tuyệt diệu để con người tu tập. Vì thế phải có kỷ luật với xác thân, theo dỏi nghiêm mật, sẽ tạo được một tổ hợp tế bào sung mãn khỏe mạnh, được rèn luyện biết nghe lời, hình thành sức mạnh làm nền tảng phát huy công phu tu tập. Khi làm chủ được tế bào là làm chủ được thân tướng.
Cũng còn một dạng khác, do thân tướng là kết quả của đời trước mà có được, nên có những người mang một thân tướng không được hoàn hảo, hay bệnh hoạn ốm đau, dị tật bất thường, nạn tai trong đời… cũng khó mà thăng tiến đường tu tập. Dạng nầy kinh sách hay gọi là họ đang trả nghiệp? Dạng nầy nếu người ấy có ý chí dũng mãnh có thể vượt qua được, thì đường tiến tu vô cùng dũng mãnh. Ngược lại thì đời sống chỉ mang tính bồi đền.
Khi tập luyện, nhất là ngồi thiền, thường có nhiều chổ ban đầu đau đớn, tê dại, mệt mỏi, ngứa ngáy, cám dổ đứng lên, niềm tin vào thiền định bị lay động… sự đau đớn đôi lúc là cùng tột, sự hoang mang đôi lúc như người đi trong sương mờ tăm tối… Nhưng do chịu khó kiểm soát vượt qua được, lâu dần thân quen không còn kêu rên, nên tập dễ dàng vượt qua và không còn đau đớn nữa.
Nếu thế giới nầy nuôi dưỡng thân tướng bằng đòi hỏi vô cùng của các tế bào, thế giới sẽ không còn đủ phần ăn cho nhân loại, lâu dần dẫn đến chiến tranh, thế giới sẽ đầy khổ đau.
Nếu thế giới nuôi dưỡng thân tướng bằng nhu cầu vừa phải đòi hỏi của tế bào, thế giới sẽ dư thừa thức ăn, thế giới sẽ hạnh phúc.
Hạnh phúc và khổ đau nằm ở trên bàn ăn, ăn giành ăn giựt, kẻ ăn được cũng khổ, vì khi tế bào đầy ắp thức ăn thừa mứa sẽ sinh vô cùng nhiều bệnh tật, đừng tưởng tham được mà sướng. Kẻ bị mất phần tuy hơi thiếu chút ít nhưng lại được phần thanh sạch của thân tướng, nếu không có ác niệm oán thù, thì lại dễ đạt được cảnh giới an lành hạnh phúc. Để nuôi được thân mạng, thật ra con người cần rất ít thức ăn. Nhưng để thỏa mãn ăn ngon miệng thì đó là một nhu cầu quá sức chịu đựng, mà trái đất có thể sản sinh sản vật nuôi toàn thể nhân loại ngày nay. Càng lúc con người càng đói kém gia tăng, nạn khủng hoảng lương thực không còn là viễn cảnh xa vời.
Nếu mỗi người kiểm soát được cách ăn của mình phù hợp với tự nhiên, ngay chính họ, lập tức, đạt được niềm hạnh phúc vô biên, hơn bất cứ thức ăn nào mang lại. Đây là bước đường đầu tiên thăng tiến niềm AN LẠC tại trần thế, nền móng bước vào cảnh giới Thanh Tịnh Tâm.
Người ta có thể ví thân tướng như chiếc xe đi đường xa, người dùng phải biết nguyên lý vận hành, và xử dụng đúng cách thì sẽ mang người dùng đi đến đích, còn ngược lại do vô minh, xữ dụng bừa bãi thì nó sẽ hư hoặc không thể nào đi được. Lắm người chiều chuộng thân xác, cho ăn sung mặc sướng, thỏa mãn các nhu cầu nó đòi hỏi cả ngày đêm không dứt, khiến nó trở thành chủ nhân ông của chính người ấy, và đi mãi một kiếp người cho đến ngày tàn hoại, không mang lại kiến giải gì mới cho đời mình, biến cuộc hành trình của Dòng Sinh Tử không thăng tiến hoặc bị thui chột, một đời người trở nên uổng phí.
Lắm người lại hành hạ xác thân, cho nó là tội lỗi xấu xa cần phải trừng trị, giam hãm hoặc khắc khổ quá đáng đã dẫn đến sự hư hoại nhanh chóng, làm mất đi phương tiện kỳ diệu một kiếp người, mất đi cơ hội thời gian tu tập ([6]) để thấy biết cảnh giới rộng cho đời mình thăng tiến. Cả hai thái độ ấy đều tai hại cho một kiếp người.
Vì thế phải tỉnh thức để thấy những nhu cầu chân thật của thân xác, và nhu cầu của dục vọng thân xác để chuyển hóa, quan trọng là mục đích chạm gần Chân Đạo từng giây phút một hơn. Đó chính là điều quan trọng một kiếp người, hay cơ duyên được làm người không uổng phí.
2. Thân Khí
Đây là hiện thực vô hình, những người luyện khí biết rất rõ về thực tại nầy.
Thân Khí là Cơ Thể Khí luân chuyển bên trong cơ thể, Cơ Thể Khí vô hình dẫn huyết lưu lợi trong kinh mạch. Cổ nhân dạy: “Khí hành huyết mới hành”. Cơ Thể Khí là một thực tại vô hình, không mùi vị luân chuyển mạnh mẻ trong cơ thể. Nếu khí ngừng trệ sinh ra rất nhiều bệnh tật, nếu ngừng hẳn con người sẽ chết. Khí đây không phải là không khí mà là khí bên trong con người, gồm Khí Hậu Thiên và Khí Tiên Thiên. Khí Hậu Thiên gồm khí trời và lương thực nuôi dưỡng con người thì sinh ra khí hậu thiên, làm con người hoạt động lớn mạnh, làm việc suy nghĩ…ai không hít thở, không ăn uống thì khó duy trì làm việc tốt và liên tục như tiến độ thường làm.
Còn Khí Tiên Thiên là khí vô hình, là Chương Trình Định Sẳn để cơ thể hoạt động làm việc, trao đổi chất, phát triển cơ quan tạng phủ tế bào…được hình thành từ lúc trứng thụ tinh và tàn lụi lúc qua đời. Hai khí nầy tương hợp hình thành hoạt động con người tạo thành Mệnh, đời sống, tài năng, tính tình, …nhiều lúc có người thì to béo, có người ăn mấy cũng ròm, có người không trang điểm đã đẹp, có người trang điểm hoài cũng chẳng nên…. Đó không phải tại người mà do Trời khiến.
Biểu hiện khi Khí Tiên Thiên suy họai, thường mạch đập hổn loạn, hoặc mạch tuyệt, thần bại, khí sắc héo úa, da thịt khô teo…nói chung những biểu hiện bất thường lộ ra là biết chân khí đã đi vào phần bại tuyệt, thân thể không thể nuôi dưỡng được nguyên khí nữa, người nầy phải chết. Khí nầy quả thật rất quan trọng, người tu Thanh tịnh tâm một thời gian tự cảm nhận mỗi ngày mỗi rõ hơn chứ dùng lời cũng chẳng nói hết được. Ai cũng có khí ấy, mỗi người mỗi sự vi diệu tuôn chảy trong thân thể. Bên khoa học người ta hay gọi là năng lượng sinh học, sức đề kháng… ở pháp môn Thông Thiên Học người ta gọi là cơ thể năng lượng, cơ thể sống, cơ thể Etheric, hoặc một dạng năng lượng phi vật lý. Nói như thế để chúng ta nhìn thấy ở con người còn những điều kỳ diệu mà chưa khám phá hết. phương pháp Thanh tịnh tâm làm rộng hơn kho tàng ấy, thêm phần phong phú cuộc sống.
3. Thân Ý
Đây là thực tại vô hình, những người công phu Thiền định chứng đắc thường biết rất rõ về thực tại nầy.
Thân ý chính là Ý Niệm ([7]) là một thực tại khó diễn hết được, nay dùng ngôn ngữ đời thường tạm mượn diễn ý thế nào cũng không trọn vẹn, cũng xin quý vị thông cảm, dùng sự cảm nhận tự thân, để băng qua lời đạt ý mới hiểu rõ được.
Thân Ý là một thực tại khó hiểu và rất quan trọng, con người cần dùng rất nhiều thì giờ và công sức để nếm trải, chứng thực, sống cùng Nó. Thân Ý hoàn toàn vô hình, có một nguồn năng lượng tiếp dẫn nó, luôn luôn con người khi thức lúc nào ý cũng hiện diện. Ý kéo dài một khoản thời gian, gọi là ý niệm. Ý thường chuyển từ ý nầy qua ý nọ, chuyển một cách tự nhiên không kiểm soát, chính người khởi ý cũng không biết thời gian qua mình có những ý gì nên gọi là vọng, là hư huyễn, đó là bản tánh của ý, không phải là bệnh.
Như cánh quạt để trong trời đất nó tự quay theo chiều gió, quạt không quay là quạt hư. Ý không động thì con người phải chết, ý động không kiểm soát được gọi là mê, dùng công phu tu tập làm ý định một nơi mình muốn gọi là định. Gió như là Cảnh Trần đập vào Ngũ Quan nên ý tự xoay chuyển.
Khi ngũ quan đụng vào cảnh trần thì ý được sinh, ý có giữ lại dẫn đến hành động hay không là do tâm thức, hay gọi là tàng thức. Vì vậy thấy được ý thì thấy được tàng thức. Đây là chổ tu tập để thăng tiến, nhờ thấy thân ý luân chuyển, biết chổ đang dừng trụ mà nhận biết thật giả hay dở đúng sai … để chuyển hóa. Chuyển hóa theo gần Chân Tánh gọi là tu sửa, tu không sửa là tù.
Thân Ý rất linh động, hoạt chuyển nhanh lẹ, vượt không gian và thời gian, nhanh hơn tốc độ ánh sáng, nhờ thế Ý chính là linh vật của con người, là kho báu mà con người cần khai thác. Khi để Ý chạy theo vọng tưởng không kiểm soát, con người đã để mất nguồn năng lượng vô giá, thì giờ qua mau, gọi là sống như chết.
Nhờ Ý mà con người biết suy xét, biết chân tướng sự việc, biết đúng sai hay dở, biết lẽ phải trái, biết đạo pháp thế gian, biết được lẻ trời đất biến hóa, tạo nên nền học thuật phát triển, tạo nên nền khoa học càng lúc càng tiến bộ, tạo nên các công trình độ sộ, là nhờ vào Ý.
Như thế người tu luyện Thanh tịnh tâm nhất định phải tường tận về Ý, tự thân cảm nhận Ý thì mới tiến hành công phu luyện tập có thành quả.
Khi Thân Ý ở trong một trạng thái gọi là Định, trạng thái gọi là một niệm ý, sẽ ức chế được nhiều ý khác vọng động, làm con người được yên nghỉ, bồi dưỡng năng lượng gia tăng.
Ví như ở trạng thái vui, thì cơ thể sẽ cảm nhận một nguồn năng lượng. Khi Ý ở một trạng thái buồn phiền, thì cơ thể cũng cảm nhận một nguồn năng lượng xâm chiếm trong con người mình. Nếu trạng thái ấy được giữ lâu thì nguồn năng lượng tương ứng sẽ được giữ lâu. Từ đó nó sẽ tác động trên thân xác con người theo như cách mà trạng thái con người đang giữ lấy.
Vì thế khi tiến hành công phu chính là tạo lập trạng thái mà mình muốn, để dẫn đến thành quả mà mình muốn tu tập.
Ý thường mông lung vọng động, năng lượng của cơ thể cũng theo ý mà tổn hao, suốt ngày đêm bị cuốn hút vào ý loạn, nên cả một đời người không yên nghĩ và khổ đau không hề dứt.
Nếu thức tỉnh nhìn ngắm ý đang vọng động, lập tức Ý tự dừng, bạn yên nghĩ ngắm nhìn NÓ, bạn hay nhìn Nó biến chuyển, lần hồi bạn sẽ cảm nhận Nó mỗi ngày mỗi rõ hơn. Đây là TỈNH THỨC. Đây là bạn đã thấy được Ý, đó là THÂN Ý. Sau một thời gian bạn sẽ rõ hơn về Nó, NÓ chính là linh vật của đời bạn.
Gần như toàn bộ đời con người được dẫn dắt bởi thân ý, khổ đau cũng do nó, hạnh phúc cũng do nó, thanh sạch do nó, mà ô uế cũng do nó ([8]) … dưới tác động biến hiện của cảnh trần.
Gần như toàn bộ phương pháp Thanh Tịnh Tâm giúp người tập nhận biết THÂN Ý, kiểm soát được Ý, lập trạng thái của Ý.
Từ Trạng Thái ấy con người, sẽ hoặc là, ở trong hạnh phúc, hay ở trong khổ đau. Thiên đàng hay địa ngục do con người tự mình chọn chứ không phải do một Thực Tại khác, Quyền Năng ấy thực hiện ý định của con người, mà không khống chế con người. Đó là Tình Yêu và Tự Do mà con người được ban tặng nhưng không, đây chính là phẩm giá của họ.
4. Thân Tâm
Thực tại nầy vô hình, ai biết được Thân Ý, kiểm soát được Ý thì thấy được Thân Tâm.
Thân tâm là gì? Tâm thuộc thực tại ngoài ngũ quan cảm nhận, nên gọi là vô tướng, vô sắc, vô thinh, vô vị…trống rỗng mênh mông, nhưng lại điều khiển mọi sự.
Sở dĩ Ý chọn nơi để dừng là do Tâm điều khiển, Tâm tham muốn nơi đâu thì Ý dừng nơi ấy, tâm si mê nơi nào Ý theo nơi ấy. Tâm là gốc của Ý. Tâm không cầm được Ý, Ý thành vọng tưởng đảo điên. Ví dụ như một người say mê môn nông nghiệp trồng lúa, thì ý của người ấy luôn hướng về chuyện trồng lúa đêm ngày. Sự say mê xuất phát từ tâm, làm ý phải thường nghĩ, nghĩ là của ý.
Ví dụ khác, một người hay nghiên cứu kỹ thuật, thường hay tìm sách kỹ thuật để tham khảo. Sự nghiên cứu kỹ thuật là do ý, thường hay nghĩ đến kỹ thuật là do tâm.
Chân Tâm như tấm gương trong vắt nhưng chiếu dọi mọi sự, thấy biết mọi sự, ứng hiện mọi sự. Nếu Tâm Thường Chính thì sự thấy thường trung thực, nếu Tâm bị mờ thì vật thấy không rõ, thì ý sinh thường không chuẩn xác. Nên Cái Thấy không đồng là do nơi Tâm bị vướng kẹt mắc cảnh trần, rồi trụ chấp dẫn đến thiên kiến, Ý bị lầm lẫn Nhà Phật thường gọi là mê, “Có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe” ([9]).
Chân Tâm là tấm Gương Trong – Vọng Tâm cũng là tấm gương ấy mà bị bám nhiều thứ nên tâm không còn thấy rõ được, goi là Gương Mờ. Ai cũng có chân tâm, nhưng mỗi người thấy mỗi khác do gương bị mờ. Mờ đó là gì: là tham nhiều thứ giả tạm, sân hận thù oán, si mê, là gian, dối, lừa đảo, kiêu mạn, ngã mạn … đời tu chẳng qua là thấy bụi của mình ở đâu, là loại gì… kiếm cách để lau chùi sạch sẻ. Sự sám hối là trọng yếu, “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”.
Cái Thấy của Tâm là gì? Giả như kiến thức của nhân loại rất nhiều môn: Thiên Văn, Nông Nghiệp, Cộng Nghiệp, Kinh Tế, Y Tế… các chính thể: Nô Lệ, Cộng Hòa, Cộng Sản, Phong Kiến…các kiến thức nầy ở trong sách vở, khi con người học, nghiên cứu và dẫn đến xây dựng mô hình hành động, thì người đó gọi là nhà khoa học hay người Trí Thức (Trí Biết). Còn cái thấy của Tâm thì như tâm gương trong, khi cảnh vật chiếu vào thì biết cảnh vật ấy. Hoặc như người đi tắm biển thì biết biển, không phải học sách nói về biển thì biết biển. Cái Thấy của Tâm là cái thấy thường gặp không băng qua kiến thức và kinh nghiệm, vì thế đôi lúc học nhiều mà không buông lại ít thấy hơn người không học. Nói như vậy không phải là không cần học, mà coi chừng học không đúng. Và cũng đừng khinh người Tu ít học.
Người tu luyện Thanh tịnh tâm là dùng phương pháp nầy nhận biết được Tâm bị vướng từ đâu để làm sạch, trả lại cái chân tâm tinh tuyền vốn nguyên bản của chính nó, chứ không phải làm cho tâm trong, chỉ trả lại chân tâm mà thôi. Trẻ thơ tâm chưa bị kinh nghiệm cảnh trần kẹt lôi, nên tâm hồn nó biến hiện như thật của Chân Tâm, vì thế Đức Giêsu nói Nước Trời thuộc về chúng và ai trở nên như trẻ thơ mới vào được chính là chổ ấy ([10]). Vào được Nước Trời chính là trạng thái thực của Chân Tâm, nhưng trẻ thơ không biết mình đang ở trong Nước trời, vì trẻ thơ chưa có Trí Huệ, Đức Giêsu biết trẻ thơ ở trong cảnh của chân tâm, vì Ngài đã ở nơi ấy và chứng được điều nầy.

[1] “Xin Cha cho tất cả nên một, lạy Cha như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho họ cũng ở trong chúng ta…” Ga 17, 21-23.
[2] “Ai ăn thịt và uống máu Con Người, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy……Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt nào có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và Sự sống…một số môn đệ rút lui”. (Ga 6, 52-66) . Đoạn Kinh thánh nói về thân thể Đức Giêsu muốn nói gồm cả xác thịt và thần khí, sự sống. Khi ngài nói ăn thịt và uống máu ta không phải chỉ nói về hình tướng, mà nói về một thực tại linh diệu có thật nơi con người. Lời nầy minh chứng con người quả thật tồn tại nhiều tầng lớp thân trên một thân xác hiện hữu mà con người đang dùng mắt trần để nhìn thấy.
[3] Nhiều kinh sách cho thân con người là vật ô uế tội lỗi, thật ra thân không hề tội lỗi hay thánh thiện, tự bản thể con người thân ấy vô cùng thâm diệu, không có cơ quan nào là xấu hay tốt, mọi cơ quan đều bình đẳng và thánh thiện. “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Vì thế phải săn sóc thân đúng phép để bảo tồn mà không gia tăng dục vọng quá mức. Phải tỉnh thức nhìn thấy những đòi hỏi của nó, nếu không chính đáng thì không làm theo. Lâu dần nó sẽ quen và không khó chịu, còn nếu hơi tí đòi hỏi thỏa mãn, rồi làm theo thì tu muôn kiếp chỉ làm nô lệ cho xác thân mà thôi. Khi nô lệ thì thân chính là trở ngại đường tu. Nếu làm chủ được nó thì thân chính là phương tiện tuyệt diệu để tu tập, không có thân thì không có phương pháp Thanh Tịnh Tâm.
[4] Dòng sinh tử là con người được sinh ra là khởi đầu, và đi lần vào sự chết. Như dòng sông khởi đầu từ nguồn, và kết thúc ở cửa biển khi đi vào biển cả bao la.
[5] Kết cấu thân xác con người được hình thành có khả năng chứa đựng được Thân Ý, với Thân Ý ấy con người mới có thể thăng tiến đường chứng ngộ Đấng Vô Cùng. Kết cấu thân mạng trở nên cực kỳ quý giá vì phải trải qua nhiều muôn kiếp tiến hóa mới đạt được, vì thế không được giết người và làm hại con người cho những mục đích trần thế, tham dục, danh lợi … vì đó là hủy hoại một công trình vĩ đại của Trời Đất. Ai làm hại con người sẽ nhận lại nghiệp lực vô cùng nặng, như Đức Giêsu từng nói: “thà nó đừng sinh ra thì hơn”. Ai yêu thương và hy sinh vì con người sẽ nhận được nghiệp lành vô cùng lớn cho đường tiến hóa, điều nầy tự cung đốn chứ không phải cầu xin. Lẽ thường các bậc thánh nhân và người cứu độ trong đời, đều giống nhau ở một điểm: luôn luôn mang lại lòng từ bi đối với con người nói chung. Vì từ bi là dấu hiệu, mục đích, và năng lượng của đời tu, ai không có gần như chắc chắn là tu lầm đường đi lạc lối.
[6] Nhiều người cho đi tu là vào một dòng, tu viện, Chùa…có thể nên hiểu những chổ ấy là Chổ Tu, có thể gọi là nơi tập hợp Người Tu Tập. Người tập tu là người phát nguyện tìm kiếm sự thăng tiến trong đời mình, mỗi ngày chạm gần Thực Tại Tối Hậu, thấy được Bản Thể Chân Thật của con người. Người Tập Tu khác xa Người Tu Thành, người tu thành trải trong vạn cảnh thương lòng, nhập trong biến ảo, đảo điên trong diễn hóa của tâm người, tâm bình mới gọi là tu thành. Coi chừng Tu Tướng mà không Tu Tâm, phí một đời người xài phải hàng giả. Tu không lừa được Trời, cao lắm làm cho người lầm mà thôi. Vì người chân tu phát ra một trường năng lượng, một dạng sóng khác xa người không chân tu. Chỉ có chân tâm tự ứng hiện và tự biết, tự chuyển đổi nên không thể có sự lầm lẫn. Đây cũng chính là quy luật nghiệp quả rất chính xác.
[7] Ý niệm: Ý là điều vừa xuất hiện bên trong tâm, niệm là ý đó được kéo dài một thời gian. Khi một ý được nuôi dưỡng một thời gian gọi là ý niệm.
[8] Mt 15, 15-20
[9] Mt 13, 14
[10] Mt 18, 3

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Danh sách Hội Viên Hội Đông Y NĂM 2011 Quận Gò Vấp

Sau đây là danh sách Hội Viên Hội Đông y Gò Vấp, chúng tôi vừa cập nhật được trong năm 2011. Nếu Quý vị nào không thấy tên mình, hoặc sai địa chỉ thì xin báo về cho BBT, chúng tôi sẽ sửa cho hoàn chỉnh. Để thư từ, văn bản sẽ đến cùng quý vị, mong rằng sự liên kết nầy giúp chúng ta mỗi ngày mỗi gắn bó hơn. Ly. Dương Phú Cường


DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI ĐÔNG Y GÒ VẤP
TT
HỌ
TÊN

ĐỊA CHỈ

ĐIỆN THOẠI
1.      
KTV. TRẦN NGỌC
AN

31 Lê Lai, P. 4, GV


2.      
LY. ĐỖ THỊ VĨNH
AN
3/19H Quang Trung, P14
43628671
3.      
BS. DƯƠNG NGỌC TRÂM
ANH
33/9 Quang Trung, P.8,  GV
9966491
4.      
LY. CAO THỊ NGỌC
ÁNH
332/201/3 Nguyễn T Sơn-P. 5 -GV
9852596
5.      
LY. BÙI VĂN
BÍCH
92/19/19 Huỳnh Khương An -P. 5-GV
8957616
6.      
NGUYỄN ĐẠT
CẨN
94/1049 Đường 26/3-P. 7-GV

7.      
KTV. PHẠM MINH
CHÁNH
411/19 Phan v Trị - P. 1 - GV
8 TRƯƠNG NGỌC CHÂU 2/27A QUANG TRUNG, P.14, GV
9.      
L y. NGUYỄN T KIM
CHI
117/886/9 Nguyễn Kiệm -F. 3
0903058667
10.   
KTV. ĐÀO VĂN
CHIẾN
90/1093 LÊ ĐỨC THỌ, P.6

11.   
YS. ĐY. PHAN NHẬT
CHU
78-C9 Phạm N Lão, P. 3
9853513
12.   
LY. PHẠM VĂN
CHUÂN
103D 23/5 Lê v Thọ, P. 8
9872335
13.   
KTV. TRỊNH THÀNH
CÔNG
61/31 Tổ 161 Đường 26/3-P. 17-GV
8952519
14.   
KTV. NGUYỄN BẠCH
CÚC
105/7D CÂY TRÂM, P.9 GV

15.   
L y. LÂM TRÚC
CƯỜNG
15/4 Nguyên Hồng F1
9852273
16.   
LY. DƯƠNG PHÚ
CƯỜNG
1050/73 QuangTrung-P. 8-GV
9966491
17.   
LY. PHẠM TUẤN LAN
ĐÀI
131/32 Nguyễn T Sơn-P. 7 -GV
8957766
18.   
L y. HOÀNG THỊ
ĐẠI
98/675 TỔ 37, P. 3

19.   
DƯƠNG THỊ
ĐANG
48/23 F Phạm V Chiêu- P. 16 - GV

20.   
KTV/CC LA THỊ NGỌC
ĐÀO
831/12 Lê Đức Thọ, P. 16 GV
8947489
21.   
LD. PHAN VĂN
ĐẠT
88/957 C2 Lê Đức Thọ, P6
8952885
22.   
LY. NGUYỄN MINH
ĐỆ
40/7D Phạm V Chiêu-Tổ 13-P. 9-GV
9963823
23.   
LY. HUỲNH THỊ HữU
ĐIỆP
2/3 Quang Trung-P. 14-GV
9871934
24.   
HV. NGÔ QUÝ
DINH
135/1 Bis Nguyễn Kiệm – P. 1- GV
8954323
25.   
L y. NGUYỄN TRUNG
DUNG
78/775J Nguyễn Thượng hiền P. 1
98410188
26.   
KTV. NGUYỄN THỊ KIM
DUNG
2/3 Quang Trung-P. 14-GV

27.   
BÙI LAI
GIANG
527 Lê Quang Định, P. 1, GV
9851295
28.   
PHẠM THỊ TRÚC
GIANG
57/70 TỔ 88 PHẠM VĂN CHIÊU, P14

29.   
KTV. LÊ NGỌC
38/368 Nguyễn Văn Nghi-P. 7-GV

30.   
PHẠM TUẤN
HẢI
131/32 Nguyễn T Sơn-P. 7 -GV

31.   
KTV. ĐINH QUANG
HẢI
339/12 Phan v Trị-P. 5-GV

32.   
LY. NGUYỄN THANH
HẢI
131/32 Nguyễn T Sơn-P. 7 -GV
8957766
33.   
KTV/CC NGUYỄN ĐẠI
HẢI
131/32 Nguyễn T Sơn-P. 7 -GV
8957766
34.   
ĐÀO ĐỨC
HẢI
17/K11 Phan H Ích, P14, GV
4360053
35.   
KTV. PHẠM NGỌC
HẢI
4/46A Lê Hồng Phái-P. 17-GV
8952519
36.   
KTV. LÊ THỊ THU
HIỀN
57/4BI Phạm V Chiêu-P. 9

37.   
LY. NGUYỄN VĂN
HIỆP
165NGUYE64N KIỆM, P.3, GV
0918944519
38.   
LY. NGUYỄN KHẮC
HIẾU
45/8 Thống Nhất, P13
8919084
39.   
LY. HUỲNH THỊ KIM
HOA
5 Trần Phú Cương, P. 5
895983
40.   
HUỲNH THỊ KIM
HOA
74/821 Đường 26/3-P. 17-GV

41.   
LY. LÊ THỊ
HOA
29/293 Thống Nhất P. 15
8951239
42.   
LY. LÊ ĐINH
HÒA
13/9 Lê Văn Thọ - P. 9-GV
9961045
43.   
Ly. NGUYỄN QUANG
HOẰNG
2/16 Tổ 32-Đường 26/3-P. 15-GV
0908458106
44.   
LY. VŨ THỊ
HUÊ
112 Lê H Phái

45.   
KTV. LÝ TUẤN
HÙNG
16 Trưng Nữ Vương, P. 4, GV
9852378
46.   
LY. PHẠM TUẤN
HÙNG
131/32 Nguyễn T Sơn-P. 7 –GV
8957766
47.   
LY. VÕ PHƯỚC
HƯNG
33/9 Quang Trung, P. 8, GV
9966491
48.   
LY TRẦN NGỌC THIÊN
HƯƠNG
136/7H Lê Văn Thọï-P. 9-GV
0903889158
49.   
LY. PHẠM NGỌC
 KHÁNH
280 Tân Sơn, P12
9876572
50.   
LY. PHẠM TUẤN
KIỆT
131/32 Nguyễn T Sơn-P. 7 –GV
8957766
51.   
LY. LỤC QUẾ
LAN
Trạm y tế phường 10-GV
5899054
52.   
KTV. NGUYỄN THỊ THU
LAN
77/3A Quang Trung, P11

53.   
L y. TRƯƠNG KIM
LIÊN
588/36 Lê Quang Định –P. 1 –GV
0908795444
54.   
KTV. TRẦN ĐỨC
LIÊN
10/6A QUANG TRUNG, P.10

55.   
LY. HỒ TẤN
LỘC
20/6A Quang Trung-P. 10-GV
5894486
56.   
KTV. NGUYỄN ĐỨC
LỢI
35 Lê Lợi P. 4, GV

57.   
KTV. DƯƠNG XUÂN
LỢI
304/2 Nguyễn T Sơn

58.   
LY. HUỲNH KINH
LUÂN
5/23A PHẠM VĂN CHIÊU, P.16, GV

59.   
LY. TRƯƠNG VĂN
LUẬN
240/11 Phạm V Chiêu-Tổ 27-P. 12-GV
9890132
60.   
KTV. TRẦN ĐỨC
LƯU
92 Trưng Nữ Vương, P. 4, GV
8956082
61.   
KTV. LÊ VĂN
LŨY
136/7L. Lê v Thọ, P11
5892780
62.   
LY. DƯ THỊ NGỌC
LUYẾN
8C Nguyễn v Lượng, P. 10
5893830
63.   
LY. NGUYỄN THỊ HOA
MAI
334 Tân Sơn, P12
4364674
64.   
L y. HUỲNH
MINH
36 Trưng Nữ Vương-P. 4 – GV
8955844
65.   
Ly. HUỲNH VĂN
MINH
74/821 Lê Đức Thọ
9840439
66.   
LY. ĐOÀN NGỌC
MINH
77/6F Quang Trung-P. 10-GV
8945901
67.   
LY. ĐÀO CÔNG
MINH
12/4 Thống Nhất-P. 16-GV
8948545
68.   
LY. NGUYỄN VĂN
MINH
18/6A Thống Nhất, P. 16
0913503552
69.   
KTV/CC. LÊ THỊ
NGA
15/8 Đường 26/3-P. 16-GV
8949290
70.   
KTV/CC. NGUYỄN THỊ
NGA
112 Lê H Phái

71.   
LY. THÁI NGỌC
NGA
448/18B LÊ ĐỨC THỌ, P.16, GV

72.   
LY. PHẠM CÔNG
NGÂN
103/5H Quang Trung-P. 8-GV
9965078
73.   
KTV. VŨ ĐÌNH
NGHĨA
109/810F, Nguyễn Kiệm F3, GV
5882117
74.   
KTV. NGUYỄN CHÍNH
NGHĨA
TỔ 64, P. 10, Phan v Trị, GV

75.   
GV. NGUYỄN VĂN
NGHĨA
147/9 Quang Trung, P11
8959500
76.   
LY. TRẦN TRỌNG
NGHĨA
24/2 Lê Đức Thọ, P. 16
99611799
77.   
LY. LÊ THỊ
NGOAN
112 Lê H Phái

78.   
LY. PHẠM TUẤN
NGOẠN
131/32 Nguyễn T Sơn-P. 7 -GV
8957766
79.   
LY. LÊ VĨNH
NGUYÊN
29/1A Lê H Phái, P17
8952549
80.   
KTV. LAI THỊ
NGUYỆT
20/410 Đường 26/3 -P. 16-GV
8942138
81.   
YS TRẦN THÁI THỤC
NHI
224/45/10, ĐƯỜNG TX, KP.7, THẠNH XUÂN, Q.12

82.   
KTV. NGUYỄN THỊ
NHƯ
C7 Huỳnh Khương An-P. 5-GV

83.   
NGUYỄN THỊ ÁNH
NHUNG
105/7 Lê v Thọ
8958090
84.   
KTV. DƯƠNG PHƯỚC
PHI
92 Trưng Nữ Vương-P. 4-GV
8956082
85.   
BS. PHẠM ĐỨC
PHIẾU
34/331 Nguyễn v Nghi, P. 7
9850779
86.   
LD. DƯƠNG NGỌC
PHỐI
92 Trưng Nữ Vương, P. 4, GV
8959532
87.   
L y. NGUYỄN
PHÚ
521/13A Lê Q Định- P. 1 –GV
8954266
88.   
L y. ĐÀM HỮU
PHÚC
672/8 Lê Quang Định-P. 1-GV
8953850
89.   
KTV. TRẦN KIM
PHƯƠNG
10 Thiên Hộ Vương-P. 10-GV

90.   
VƯƠNG THỊ THANH
PHƯƠNG
34/9, PHẠM V CHIÊU, P.9, GV

91.   
LY. NGUYỄN THỊ MINH
PHƯỢNG
39/7 Phạm v Chiêu, P. 8
9872314
92.   
L y. BÙI XUÂN
QUANG
78/750A Nguyễn Thượng hiền P.1
8410188
93.   
LY. NGÔ VĂN
QUÝ
640/13 Lê Quang Định-P. 1-GV
8300718
94.   
KTV. LÂM CHẤN
QUYỀN
77/6F Quang Trung, P. 10, GV

95.   
LY. PHAN VĂN
SANG
40/9 Quang Trung-P. 10-GV
8906504
96.   
LY. LÊ VĂN SÁNG
SÁNG
20/408 Đường 26/3-P. 16-GV
9549347
97.   
KTV. NGUYỄN HẢO
SANH
521/13A Lê Quang Định, P. 1
8954266
98.   
LÊ THỊ
SAO
29/293 THỐNG NHẤT, P.15, GV

99.   
KTV. LÂM VĂN
SƠN
117/882 Nguyễn Kiệm-P. 3

100.               
LY. NGUYỄN HIỀN
SƠN
25/2G Phạm V Chiêu-P. 8-GV
2950573
101.               
LY. NGUYỄN
SƠN
34/1A ĐƯỜNG 21, P.8, GV
8942250 - 0903831157
102.               
KTV NGUYỄN THỊ THU
SƯƠNG
J36, CX 30/4 Phan V Trị, P. 6

103.               
KTV. HUỲNH NGỌC
TÂM
36 Trưng Nữ Vương –P. 4 –GV

104.               
L y. TRẦN T MINH
TÂM
121/927A Nguyễn Kiệm, P. 3
8943259
105.               
LY. VÕ THÀNH
TÂM
92/17/11 Huỳnh Khương An –P. 5-GV
0908295480
106.               
KTV. NGUYỄN HẠNH
TĂNG
277/81 NGUYỄN THÁI SƠN, P.7, GV
0918452152
107.               
LY. TRẦN VĂN
THẮNG
84/829 Nguyễn v Nghi, P. 7
9891006
108.               
LY. TRƯƠNG THỊ
THANH
702 Phan v Trị, P. 7
8940456
109.               
KTV. CAO VĂN
THANH
77/3A Quang Trung, P11

110.               
TRẦN HỮU
THÀNH
105/7B Lê Văn Thọ (Cây Trâm) ï-P. 9-GV
8958090
111.               
LY. HỨA
THÀNH
4/7 Nguyển v Lượng – P. 11 – GV
8958794
112.               
KTV. NGUYỄN ĐÌNH PHƯƠNG
THẢO
672/8 LÊ Q ĐỊNH, P.1, GV

113.               

L y. NGUYỄN T NGỌC

THIỀM
117/882 Nguyễn Kiệm-P. 3-GV
5881810
114.               
KTV. LÊ ĐỨC
THỌ
17/193 Thống Nhất, P. 15
9160350
115.               
KTV TRẦN THỊ KIM
THOA
25/6B Thông Nhất P. 11

116.               
LY. HUỲNH THỊ
THƠM
92/18 Huỳnh K An, P. 5
8957983
117.               
L y. LÊ SĨ
THỐNG
788/21B Nguyễn Kiệm, P. 3
8945317
118.               
L y. CHUNG THỊ LIỆT
THU
145A Lê Lợi, P. 3
8955191
119.               
TRẦN THỊ
THU
572/23 LÊ Q ĐỊNH, P1. GV

120.               
LY. NGÔ THỊ
THUẬN
116/2 Thống nhất -P. 11 -GV

121.               
LY. LÊ NGỌC
THÚY
54/1 Phạm v Chiêu, P13
9400588
122.               
TRẦN THỊ NGỌC
THÚY
TRẠM Y TẾ P.8, GV

123.               
KTV. TRẦN THỊ NGỌC
THỦY
283/2 KP2, THỚI AN, Q.12

124.               
BS. NGUYỄN THỊ
TIẾP
TTYTDP 131 NGUYỄN THÁI SƠN, GV
9967478
125.               
Ly. LÝ KỲ
TRÂN
1/5 Nguyễn Oanh -P. 17 -GV
0909312138
126.               
LY. LÊ NGHIÊM
TRANG
116/2 Thống nhất -P. 11 -GV
0903670031
127.               
L y. TRƯƠNG ĐÔNG
TRÍ
588/36 Lê Quang Định-P. 1-GV
9851559
128.               
LY. TRƯƠNG BÍCH
TRINH
19. 2A2 Phan Huy Ích, P. 14
O983111228
129.               
LY. NGUYỄN VĂN
TRUYỀN
7D6 QUANG TRUNG, P.10, GV

130.               
YS. ĐY. KHỔNG THỊ
3/23 Nguyễn T Sơn, P. 3
8402062
131.               
KTV. HUỲNH VĂN
TUẤN
20/410 Đường 26/3-P. 16-GV
8942138
132.               
KTV. VŨ
TUẤN
2/22Đường 26/3-Tổ 2-P. 15-GV
8942138
133.               
KTV. PHẠM VĂN
TUẾ
90/987 B Lê Đức Thọ-P. 17-GV
9851760
134.               
KTV. NGUYỄN THANH
TÙNG
120, Huỳnh k An, P. 5

135.               
NGUYỄN VĂN
TƯỜNG
1/6 Phạm v Chiêu, P. 9 GV
9960249
136.               
L y. NGUYỄN VĂN
ÚT
14/1A QUANG TRUNG, P.11, GV
9855271
137.               
KTV. TRẦN MINH
VÂN
77/840 lê Đức Thọ, P. 6, GV

138.               
KTV. PHẠM CAO
VÂN
D1 Đường 26/3 -Căn cứ 26 -P. 17 -GV
8950793
139.               
KTV. ĐỖ QUỐC
VINH
16/ 156A Thống Nhất, P. 15

140.               
LY. LÊ DUY
VƯỢNG
25/6B Thống Nhất-P. 11-GV
9966892
141.               
LY. NGUYỄN VIẾT
95A6 Lê v Thọ, P. 9
5892221
142.               
Ly. NGUYỄN TẤN
XUÂN
112 Lê Hồng Phái -P. 17-GV
8951760
DANH SÁCH HỘI VIÊN LIÊN KẾT-2011

TT
HỌ
TÊN
ĐỊA CHỈ
TEL


  1.  
ĐINH VĂN
QUÂN
380/12/5 PHẠM VĂN CHIÊU, P.9,GV
0909650881


  1.  
ĐINH NGỌC
AN
47/23 ĐƯỜNG SỐ 61, P.14, GV
0908354690


  1.  
NGUYỄN THỊ KIM
NGOAN
406/24 LÊ ĐỨC THỌ, P.16, GV
0907567740


  1.  
NGUYỄN ĐỖ
KÍNH
46/319D  QUANG TRUNG, P.12, GV
0906391839


  1.  
TRẦN THỊ THANH
MAI
771 ĐƯỜNG NGUYỄN CỬU PHÚ
0907873527


  1.  
NGUYỄN THU
HỒNG
3/19 TÂN KỲ TÂN QUÝ,P.BÌNH HƯNG HÒA, BÌNH TÂN



  1.  
PHẠM THỊ
CẦU
60/3/2 LÊ THỊ RIÊNG, P. BẾN THÀNH, Q 1



  1.  
NGUYỄN THỊ THU
NGUYỆT
44/16 NGÔ TẤT TỐ, P.19, Q.BÌNH THẠNH



  1.  
NGUYỄN THU
HỒNG
90 TÂN KỲ TÂN QUÝ


10.                          
PHAN THANH
HIỆP
TỔ 17, KP.4, PHƯỜNG TRẢNG DÀI, TP. BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI



  1.  
LÊ TIỂU
TUYỀN
12 BÌNH ĐÔNG, P.15, Q.8



  1.  
TRẦN THỊ KIM
DƯNG
HƯNG ĐỊNH, THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG



  1.  
NGUYỄN KIM
PHÚ LÂM 1, PHÚ SƠN, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI



  1.  
VƯƠNG QUỐC
CƯỜNG
Q1/007 NGUYỄN HUỆ,QUANG TRUNG, THỐNG NHẤT , ĐỒNG NAI



  1.  
LÝ ÁNH
SANG
55 ĐƯỜNG SỐ 5, P.11, Q.6



  1.  
NGUYỄN VĂN
TIẾN
7/8A3 QUANG TRUNG, P.8, GV



  1.  
PHẠM QUỐC
TRƯỞNG
100/3B QUANG TRUNG, P.10, GV



  1.  
ĐẶNG THỊ TUYẾT
NGA
129/3/22C HOÀNG VĂN THỤ, P.8 , PHÚ NHUẬN



  1.  
LÊ THỊ MỸ
HẰNG
163 ẤP AN HIỆP, XÃ HÒA HIỆP, CÁI BÈ TIỀN GIANG



  1.  
HỒNG NGỌC
DIỄM
69/61 VĂN THÂN, P.8 , Q.6



  1.  
LÂM THỊ
39 BÙI HỮU NGHĨA, P.1, Q.BÌNH THẠNH



  1.  
NGUYỄN THỊ
HUỲNH
47 ĐÔ ĐỐC LONG, P. TÂN QUÝ, TÂN PHÚ



  1.  
LÊ CÔNG
ĐIỆN
74/28 BÀU CÁT 1 , P.14, TÂN BÌNH



  1.  
TRẦN KIM
TOẢN
173/34/3/30F DƯƠNG QUẢNG HÀM, P.5, GV



  1.  
NGUYỄN THỊ NGỌC
HOA
306/14 HOÀNG HOA THÁM, P.1, GV



  1.  
VÕ THỊ NGỌC
LỢI
14 ĐƯỜNG SỐ 5, P.9 , GV



  1.  
NGUYỄN THANH
LÂM




  1.  
CHÂU CAO
MINH
107A TRẦN QUỐC TUẤN, P.1, GV


29.
TRƯƠNG VĂN
HẬU
THỪA THIÊN HUẾ


30.
NGUYỄN ĐÌNH
THỌ
54 TÂN KHÁNH 2, MỸ HÒA, LONG XUYÊN


31.
MAI ĐỨC
VINH
31 đường số 5E, tổ 140, Bình Hưng Hòa A, BÌNH TÂN