Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Buổi họp đầu tiên Ban KHKT nhiệm kỳ 2012-2017 Hội Đông y Gò Vấp

Buổi họp bàn về các vấn đề sau: 
1. triển khai chương trình xóa mù vi tính cho Hội viên.
2. Nhập Ban KHKT và Ban Giảng Huấn làm một. Ly. Nguyễn Tấn Xuân làm trưởng ban. (Sau 10 ngày, BCH mở rộng đã thay đổi quyết định nầy, vẫn để riêng Ban KHKT và Ban Giảng Huấn hoạt động độc lập, xin thông báo lại toàn thhội viên được biết).
3. Thu chi tài chính giao lại cho ban KHKT tùy ý xữ dụng vào việc chung. Hiện còn dư 3.375.000$, do học viên trong các lớp Phổ cập kiến thức y học cổ truyền đóng góp.
4. Triển khai nghiên cứu KHKT đề tài DƯỠNG SINH TRƯỜNG SINH HỌC cùng với công ty TNHH TÂM NĂNG TRƯỜNG SINH. Ban KHKT có nhiệm vụ khám các người học và theo dỏi kết quả sau khi luyện tập một thời gian. Nhiệm vụ chính là theo dỏi kết quả luyện tập làm bằng chứng cho nghiên cứu khoa học một cách khách quan.
5. Thống nhất ra tập san 'THẦY THUỐC ĐÔNG Y - TẬP 1'.
6. Biên tập giáo trình giảng dạy cho người khiếm thị toàn quốc, người yêu thích đông y.

Nội dung trên được bàn bạc và thông qua bởi các thành viên trong ban KHKT ngày 26.10.2012.
 Các vị tham dự buổi họp:
1. Ly. Dương Phú Cường  - PCT thường trực.
2. Ly. Nguyễn Tấn Xuân - PCT ngoại vụ, Trưởng ban KHKT.
3. Ly. Nguyễn văn Truyền - BCH
4. Ly. Cao Văn Thanh - UV KHKT.
5. Ly. Nguyễn Đức Lợi - UV KHKT.
6. Nguyễn Huy Cường - Nhà báo tầm nhìn.net
Biên tập nội dung
Ly. Nguyễn Văn Truyền

Sinh hoạt KHKT - Thư Mời Hội viên tham dự lớp học : XÓA MÙ VI TÍNH

Ngày 30.10.2012 lúc 14 giờ , Hội Đông y Gò Vấp có buổi sinh hoạt KHKT, chuyên đề : "XÓA MÙ VI TÍNH". Tại VP thường trực Hội số 1050/73 Quang Trung , P. 8, GV.
Đây là lớp căn bản thấp nhất cho những Hội viên chưa biết dùng vi tính. Xin kính mời quý vị có nhu cầu học hỏi để biết căn bản về vi tính thì tham gia dự buổi sinh hoạt nầy.
Trân trọng.
Ly. Dương Phú Cường

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐÔNG Y QUẬN GÒ VẤP

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐÔNG Y QUẬN GÒ VẤP
Lương y Nguyễn Tấn Xuân biên tập

Nền y học Việt Nam là một bộ phận di sản của nền văn hóa Việt Nam. Hội Đông Y là một thực thể của nền di sản văn hóa đó. Có nhiệm vụ thừa kế, phát huy, phát triển xứng đáng với vai trò lịch sử của đất nước.

CHƯƠNG I:

TÊN GỌI - TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH-
1.Tên gọi: HỘI ĐÔNG Y QUẬN GÒ VẤP.
2.Văn phòng Quận Hội: số 5 Trần Phú Cương, Phường 5, Quận Gò Vấp
3.Tôn chỉ: Hội Đông Y Quận Gò Vấp là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của công dân Việt Nam, hành nghề Đông y, Đông dược, hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng Đông y gồm các vấn đề sau: Kế thừa, phát huy, phát triển, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc thuộc lĩnh vực Đông y.
4.Mục đích của Hội: Hội tập hợp, đoàn kết những người Việt Nam hành nghề Đông Y Đông Dược trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài, tự nguyện đem hết khả năng, kiến thức kinh nghiệm chuyên môn của mình cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Hội kết hợp với ngành y tế để kế thừa, phát huy, phát triển Đông Y Việt Nam. Xây dựng nền Y Học Việt Nam Dân Tộc, Khoa Học Đại Chúng, thiết thực phục vụ sức khỏe nhân dân.
5.Nguyên tắc, phạm vi hoạt động của Quận Hội: Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: DÂN CHỦ, TỰ NGUYỆN, HIỆP THƯƠNG.
Hội có con dấu riêng, có quỹ riêng được thủ quỹ thu giữ theo nguyên tắc tài chính quy định.
Hội có nhiệm vụ truyền bá học thuật, y thuật Đông Y cho Hội Viên, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức cho Hội Viên.

CHƯƠNG II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA QUẬN HỘI
1.NHIỆM VỤ CỦA QUẬN HỘI:
·    Vận động, tập hợp, giáo dục y đức, y thuật cho những người hành nghề Đông Y, Đông Dược. Động viên mọi người mang hết tài năng trí tuệ, kinh nghiệm vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
·    Xây dựng biên tập, nghiên cứu khoa học, truyền bá học thuật Đông Y, được xuất bản để hướng lý luận cho Hội Viên và cán bộ.
·    Tổ chức khám chữa bệnh bằng Đông Y và các bài thuốc gia truyền để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
·    Phối hợp với nghành y tế tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ Lương y, Lương dược ngày càng đông đảo, về số lượng, đảm bảo chất lượng chuyên môn đáp ứng việc khám chữa bệnh cho nhân dân.
·    Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho Hội viên.
·    Tham gia xây dựng chính sách pháp luật tự vấn, phản biện bảo vệ chính đáng đội ngũ hành nghề đông y theo pháp luật. Xây dựng đội ngũ càng ngày càng lớn mạnh nhằm bảo tồn và phát triển nền đông y Việt Nam.
·    Mở rộng quan hệ quốc tế của Hội về Đông Y.

2. QUYỀN HẠN CỦA QUẬN HỘI
·    Tạo điều kiện cho Hội viên hành nghề, truyền nghề đông y, đông dược theo điều lệ của Hội và luật pháp hiện hành của nhà nước. Chống lợi dụng danh nghĩa Đông Y hành nghề mê tín dị đoan, làm những việc trái với nghề nghiệp Đông Y.
·    Bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội Viên.
·    Sưu tầm thừa kế, ứng dụng các môn thuốc hay, các bài thuốc quý, bài thuốc gia truyền, phát triển thuốc dân tộc việt nam cho thầy thuốc và quần chúng tham gia phát triển.
·    Tổng kết kinh nghiêm chuyên môn, nghiên cứu khoa học, kết hợp Đông Tây, kết hợp các phương pháp kim cổ để điều trị cho nhân dân.

CHƯƠNG III. CƠ CẤU NHÂN SỰ NHIỆM KỲ VI (2012 – 2017)
1. Chủ tịch                                                   : LY Huỳnh Văn Minh
2. Phó Chủ tịch Thường trực                    : LY Dương Phú Cường
3. Phó Chủ tịch Nghiệp vụ & Đối ngoại   : LY Nguyễn Tấn Xuân
4. Ủy viên Thư ký                                        : LY Nguyễn Sơn
5. Ủy viên Thủ quỹ                                      : LY Trương Văn Luân
6. Ủy viên Truyền thông                              : LY Nguyễn Văn Truyền
7. Ủy viên Từ thiện                                      : LY Phạm Ngọc Khánh
8. Ủy viên Kiểm soát                                   : LY Nguyễn Văn Út
9. Ủy viên Đối nội & Kiểm soát                  : LY Huỳnh Thị Kim Hoa.

alt


DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI ĐÔNG Y QUẬN GÒ VẤP
alt
alt
alt
alt
alt
 

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

KẾT QUẢ ĐẠI HỘI HỘI ĐÔNG Y QUẬN GÒ VẤP



KẾT QUẢ ĐẠI HỘI HỘI ĐÔNG Y QUẬN GÒ VẤP
NHIỆM KỲ 2012 – 2017

Phần I: NỘI QUY HỘI ĐÔNG Y GÒ VẤP
CHƯƠNG I: LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm, đất nước Việt Nam đã xây dựng một nền y học to lớn, làm nên lịch sữ xây dựng và giữ nước, bảo vệ sức khỏe của nhân dân và phát triển cho đến ngày nay. Đây là một tài sản phi vật thể, một thực thể văn hóa sống động ăn sâu vào tâm khảm mọi người dân Việt. Vì thế chúng ta có nhiệm vụ tìm kiếm, bảo tồn và phát huy, hầu đem lại ích nước lợi nhà, nhất là bảo đảm công tác khám chữa bệnh trong nhân dân mỗi ngày một tốt hơn.
Nền y học Việt Nam là một bộ phận di sản của nền văn hóa Việt Nam. Hội Đông Y là một thực thể của nền di sản văn hóa đó. Có nhiệm vụ thừa kế, phát huy, phát triển xứng đáng với vai trò lịch sử của đất nước.
CHƯƠNG II: TÊN GỌI - TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH-
1.                  Tên gọi: HỘI ĐÔNG Y GÒ VẤP.
2.                  Văn phòng Quận Hội: số 5 Trần Phú Cương - Văn phòng thường trực Quận Hội số 1050/73/1 Quang Trung, P.8, Gò Vấp.  Website:hoidongygovap.blogspot.com.
3.                  Tôn chỉ: Hội Đông Y GV là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của công dân Việt Nam, hành nghề Đông Y, Đông Dược, hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng Đông Y gồm các vấn đề sau: Kế thừa, phát huy, phát triển, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc thuộc lĩnh vực Đông Y.
4.                  Mục đích của Hội:
 Hội tập hợp, đoàn kết những người Việt Nam hành nghề Đông Y Đông Dược trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài, tự nguyện đem hết khả năng, kiến thức kinh nghiệm chuyên môn của mình cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Hội kết hợp với ngành y tế để kế thừa, phát huy, phát triển Đông Y Việt Nam. Xây dựng nền Y Học Việt Nam Dân Tộc, Khoa Học Đại Chúng, thiết thực phục vụ sức khỏe nhân dân.
5.              Nguyên tắc, phạm vi hoạt động của Quận Hội:
 Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: DÂN CHỦ, TỰ NGUYỆN, HIỆP THƯƠNG.
Hội có con dấu riêng, có quỹ riêng được thủ quỹ thu giữ theo nguyên tắc tài chính quy định.
Hội có nhiệm vụ truyền bá học thuật, y thuật Đông Y cho Hội Viên, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức cho Hội Viên.
CHƯƠNG III. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA QUẬN HỘI.
1.       NHIỆM VỤ CỦA QUẬN HỘI:
·    Vận động, tập hợp, giáo dục y đức, y thuật cho những người hành nghề Đông Y, Đông Dược. Động viên mọi người mang hết tài năng trí tuệ, kinh nghiệm vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
·    Xây dựng biên tập, nghiên cứu khoa học, truyền bá học thuật Đông Y, được xuất bản để hướng lý luận cho Hội Viên và cán bộ.
·    Tổ chức khám chữa bệnh bằng Đông Y và các bài thuốc gia truyền để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
·    Phối hợp với nghành y tế tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ Lương y, Lương dược ngày càng đông đảo, về số lượng, đảm bảo chất lượng chuyên môn đáp ứng việc khám chữa bệnh cho nhân dân.
·    Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho hội viên.
·    Tham gia xây dựng chính sách pháp luật tự vấn, phản biện bảo vệ chính đáng đội ngũ hành nghề đông y theo pháp luật. Xây dựng đội ngũ càng ngày càng lớn mạnh nhằm bảo tồn và phát triển nền đông y Việt Nam.
·    Mở rộng quan hệ quốc tế của hội về Đông Y.
2.         QUYỀN HẠN CỦA QUẬN HỘI:
·    Tạo điều kiện cho hội viên hành nghề, truyền nghề đông y, đông dược theo điều lệ của hội và luật pháp hiện hành của nhà nước. Chống lợi dụng danh nghĩa Đông Y hành nghề mê tín dị đoan, làm những việc trái với nghề nghiệp Đông Y.
·    Bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội Viên.
·    Sưu tầm thừa kế, ứng dụng các môn thuốc hay, các bài thuốc quý, bài thuốc gia truyền, phát triển thuốc dân tộc việt nam cho thầy thuốc và quần chúng tham gia phát triển.
·    Tổng kết kinh nghiêm chuyên môn, nghiên cứu khoa học, kết hợp Đông Tây, kết hợp các phương pháp kim cổ để điều trị cho nhân dân.
CHƯƠNG IV. HỘI VIÊN:
Tiêu chuẩn và hình thức Hội Viên:
1.      Tiêu chuẩn:  Hội viên Đông y là công dân Việt Nam, là Lương y, Lương dược người làm thuốc gia truyền, thuốc dân tộc, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng có liên quan đến Đông y, và những người đi sau nghiên cứu Đông y, Đông dược, có lương tâm nghề nghiệp, tán thành điều lệ hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập hội thì được kết nạp vào hội.
2.      Quyền lợi và nghĩa vụ của Hội viên: Mọi người tham gia vào Quận Hội đều là Hội viên, có quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng như nhau, trước điều lệ Hội và Pháp Luật Nhà Nước Việt Nam.
*         QUYỀN LỢI CỦA HỘI VIÊN:
·            Thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng khi thảo luận các vấn đề của Hội, được ứng cử, đề cử vào Ban Chấp Hành và các chức vụ khác của Hội.
·            Được Hội bảo vệ quyền lợi chính đáng về chuyên môn trước pháp luật một cách công bình, về bản quyền tác giả, tác phẩm, bài thuốc kinh nghiệm, bài thuốc gia truyền và các phát kiến khoa học có giá trị khác.
·            Được quyền lợi thi đua khen thưởng theo pháp luật.
·            Được quyền và bổn phận tham gia hội nghị của Hội để nhận xét và đề đạt ý kiến của mình lên toàn Hội và cấp cao hơn. Trong tinh thần dân chủ, cùng bàn cùng nghĩ, cùng phát triển.
*         NGHĨA VỤ CỦA HỘI VIÊN:
·            Sinh hoạt đều đặn trong tổ chức của Quận Hội.
·            Chấp hành điều lệ của Hội và những nghị quyết của Đại Hội, Ban Chấp Hành, Ban Thường Vụ.
·            Tham gia các hoạt động chuyên môn của Hội.
·        Tuyên truyền phát triển các hội viên mới, đoàn kết với các Hội viên khác để cùng nhau thực hiện mục đích phát triển Quận Hội, góp phần xây dựng Hội càng ngày càng vững mạnh.
·        Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội. Với Hội viên đã có phòng khám hoạt động 200.000$/năm. Với Hội viên không có phòng khám 150.000$/năm. Xin  đóng tại các Chi Hội trưởng .
·        Hội viên sẽ bị xóa tên và thu thẻ Hội viên khi vi phạm điều lệ Hội và pháp luật nhà nước.
CHƯƠNG V. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUẬN HỘI:
Tổ chức Quận hội trực thuộc Hội Đông Y thành phố Hồ Chí Minh – Thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Quận GV. Chịu sự quản lý hành nghề y tế tư nhân của Phòng Y Tế Quận.
A.                     BAN CHẤP HÀNH:
Ban chấp hành quận hội là ban lãnh đạo Hội giữa hai nhiệm kỳ đại hội, số lượng ủy viên do Đại Hội Đông Y quyết định. Trường hợp có khuyết ủy viên Ban Chấp Hành, thì Ban Chấp Hành có thể bầu bổ sung. Ban Chấp Hành có lịch họp thường xuyên 3 tháng một lần. Trong trường hợp cần thiết có thể họp Ban Chấp Hành bất thường.
Ban Chấp Hành có các nhiệm vụ như sau:
* Quyết định thực hiện các nghị quyết, chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ của Đại Hội.
* Quyết định công tác, kế hoạch hàng năm.
* Bầu và bãi miễn chức danh lãnh đạo của hội: chủ tịch, các phó chủ tịch, thư ký, ủy viên thường vụ, các ủy viên khác.  Và bầu bổ sung thành viên mới thay thế. Theo phương thức đầu phiếu kín: với số lượng phiếu quá hoặc bằng 2/3 của các thành viên tham dự + với 2/3 thành viên Ban Chấp Hành đầy đủ.
* Có quyền bãi miễn chức danh Hội viên.
* Xem xét, quyết định, khen thưởng, kỷ luật với mọi thành viên thuộc hội Đông Y GV.
* Chuẩn bị nội dung, chương trình phục vụ đại hội.
* Quyết định triệu tập Đại Hội Nhiệm Kỳ hoặc Đại Hội Bất Thường.
B.                BAN THƯỜNG VỤ QUẬN HỘI:
 Gồm chủ tịch và hai phó chủ tịch: Ban Thường Vụ có số ủy Viên Ban Chấp Hành không quá ½. Họp mỗi tháng một lần, trong trường hợp cấp bách có thể họp bất cứ lúc nào theo yêu cầu công tác. Nhiệm vụ của Ban Thường Vụ có các công việc như sau:
Ø                 Thay mặt Ban Chấp Hành chỉ đạo, điều hành các công việc của hội giữa hai kỳ họp của Ban Chấp Hành.
Ø                 Báo cáo, kiểm điểm công tác, triệu tập Ban Chấp Hành họp, lập phương án hoạt động trong thời gian tới, giữa hai kỳ họp của Ban Chấp Hành.
Ø                 Giải quyết công việc thường trực:  Ly. Huỳnh Văn Minh – Chủ tịch Quận Hội (ĐT: 9840439),  Ly. Dương Phú Cường – PCT/TT Quận Hội, tại 1050/73/1 Quang Trung, P. 8 GV. ĐT: 08.39966491 – 0903. 991960. Ly. Nguyễn Tấn Xuân – PCT/ đối ngoại, phụ trách nghiệp vụ.
Ø                 Phê chuẩn nhân sự các tổ chức trực thuộc Quận Hội: Ban Khoa Học Kỹ Thuật, Ban nghiên cứu và phát triển Đông Y (Ban Truyền Thông), ban tổ chức đại hội, Ban Cố Vấn Quận Hội.…
Sau đây là danh sách trúng cử BCH nhiệm kỳ VI (2012-2017):

1. Ly. Huỳnh Văn Minh           : Chủ tịch Hội.
2. Ly. Dương Phú Cường         : P.Chủ tịch thường trực.
3. Ly. Nguyễn Tấn Xuân          : P.Chủ tịch đối ngoại và nghiệp vụ.
4. Ly. Nguyễn Sơn                   : Ủy viên thư ký.
5. Ly. Trương Văn Luận          : Ủy viên thủ quỷ.
6. Ly. Nguyễn Văn Truyền      : Ủy viên truyền thông.
7. Ly. Phạm Ngọc Khánh        : Ủy viên từ thiện.
8. Ly. Nguyễn Văn Út             : Ủy viên kiểm soát.
9. Ly. Huỳnh Thị Kim Hoa     : Ủy viên kiểm soát và đối nội.
Ảnh từ trái qua: LY Huỳnh Thị Kim Hoa,  LY Nguyễn Văn Út, LY Nguyễn Văn Truyền,
LY-VS Nguyễn Tấn Xuân, LY Huỳnh Văn Minh, LY Dương Phú Cường, LY Trương Văn Luận, LY Nguyễn Sơn. LY Phạm Ngọc Khánh.

 Ban Thường Vụ Quận Hội nhiệm kỳ VI (2007 - 2012):
1.    Ly. Huỳnh Văn Minh – Chủ tịch Quận Hội.
2.    Ly. Dương Phú Cường – Phó chủ tịch thường trực, phụ trách đối nội. Kết hợp Y Tế Quận kiểm tra hành nghề y tế tư nhân.
3.    Ly. Nguyễn Tấn Xuân – Phó chủ tịch phụ trách nghiệp vụ và  đối ngoại.
C.                 CÁC CHI HỘI CỦA QUẬN HỘI Nhiệm kỳ IV (2012 - 2017):
·         CHI HỘI 1: Gồm các phường 1, 3, 4. Chi Hội trưởng Ly. Phạm Tuấn Ngoạn (ĐT: 8957766).
·            CHI HỘI 2: Gồm các phường 5, 6, 7. Chi Hội trưởng là Ly.Nguyễn Đức Lợi.
·       CHI HỘI 3: Gồm các phường: 8, 9, 10. Chi Hội Trưởng là Ly. Nguyễn Văn Minh.
·           CHI HỘI 4: Gồm các phường: 11, 12, 14. Chi Hội Trưởng là Ly. Hồ Tấn Lộc.
·       CHI HỘI 5: Gồm các phường: 15, 16, 17. Chi Hội Trưởng là Ly. Đào Công Minh (ĐT: 8948545) .
   D.    BAN KIỂM TRA QUẬN HỘI:
Ban Kiểm Tra có nhiệm vụ giúp Ban Thường Vụ và Ban Chấp Hành kiểm tra và giúp đỡ việc chấp hành điều lệ Hội, thực hiện các chủ trương của Quận Hội của toàn thể hội viên nói chung. Ban Kiểm tra có quyền đề đạt các vấn đề Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ cần quan tâm nghiên cứu. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm Tra đi theo nhiệm kỳ của Ban Chấp Hành quận Hội.
Sau đây là danh sách Ban Kiểm Tra Quận Hội:
1.        Ly. Trương văn Luận.
2.        Ly. Nguyễn Văn Út.
3.    Ly. Huỳnh Thị Kim Hoa .
E. BAN KHOA HỌC KỸ THUẬT QUẬN HỘI:
Ban KHKT Quận Hội có nhiệm vụ:
·        Nâng cao bồi dưỡng kiến thức y thuật cho Hội viên.
·        Bàn thảo, nghiên cứu, hoạt động rèn luyện, tu dưỡng Y Đức.
·        Sưu tập tư liệu trong quần chúng, viết đề tài nghiên cứu, tập hợp tư liệu trong sách báo, mạng internet, kế thừa và phát huy truyền thống kinh nghiệm tinh hoa của dân tộc và sự phát triển của các nước trên thế giới.
·        Tổ chức in ấn tư liệu, phân phối cho hội viên, mỗi năm ít nhất 1-2 kỳ.
Danh sách nhân sự: 
Ly. Nguyễn Tấn Xuân - Trưởng ban KHKT.
Ly. Dương Phú Cường – P. Trưởng ban KHKT
Ly. Nguyễn Văn Truyền - Ủy Viên ban KHKT.
Ly. Phạm Tuấn Ngoạn - Ủy viên ban KHKT.
Ly. Cao Văn Thanh - Ủy Viên ban KHKT.
Ly.Nguyễn Đức Lợi - Ủy Viên ban KHKT.. 
F. BAN GIẢNG HUẤN:
Có nhiệm vụ nghiên cứu các phương pháp điều trị, biên soạn giáo trình, giảng dạy các lớp Phổ cập Kiến Thức Y Học Cổ Truyền, lớp Khóa Hè người Khiếm thị toàn quốc tại chùa Kỳ Quang II, Dưỡng sinh Trường Sinh Học.
Danh sách Ban Giảng huấn:
1. Ly.Dương Phú cường, trưởng ban.
2. Ly. Nguyễn Văn Truyền, phó ban.

F.TÀI SẢN CỦA QUẬN HỘI:
 Nguồn thu của Quận Hội do Hội Viên đóng gópCác Mạnh Thường Quân. Tất cả đều có biên nhận thu phí và có sổ sách rõ ràng. Ngân khoản được chi dùng vào các việc sau:
·        Chi cho các hoạt động của quận hội.
·        Thư cho Hội Viên, tư liệu sinh hoạt, văn bản thông báo.
·        Văn phòng phẩm.
·        Đề tài nghiên cứu khoa học.
·        Chi phí các cuộc họp, lễ hội …
·        Tham gia các chương trình của Mặt Trận Tổ Quốc Quận.
 Tất cả đều có văn bản ghi nhận rõ ràng. Thông qua Ban Kiểm soát Hội Viên có quyền yêu cầu kiểm tra theo điều lệ Quận Hội.
CHƯƠNG V. HIỆU LỰC CỦA NỘI QUY:
1.     Nội quy được thông qua Ban Chấp Hành quận hội với đa số phiếu và được ban kiểm tra chấp thuận.
2.     Có hiệu lực lập tức sau khi được Ban Chấp Hành thông qua.
3.     Là nền tảng để hoạt động trong nội bộ và liên quan với các hoạt động với các đối tác khác.
4.     Những điều khoản không phù hợp với pháp luật nhà nước thì được sửa đổi cho phù hợp.

                                                   Gò Vấp, ngày 15 tháng 08 năm 2012
                                                            BCH QUẬN HỘI/ Ủy viên Truyền thông
Lương y Nguyễn Văn Truyền
                        

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Mười phút thiền định

Mười phút thiền định
Dương Phú Cường
Ý thường chuyển khi ngồi thiền. Bình thường thôi, không mong diệt trừ.
Có thể bạn nghĩ về thiền là một điều gì đó cao siêu, chỉ dành riêng cho các bậc thượng thừa, tu sĩ, hay những người lớn tuổi không còn lo toan cuộc sống… Nhưng người viết lại biết rằng, cuộc sống ngày nay thiền định là bảo vật cho những người trẻ, nhất là những người thành đạt và những người làm công việc trí óc. Trong những việc mà bạn làm thường ngày, thiền định là một phần của những công việc ấy, nó đơn giản, dễ làm và đặc biệt nó là nguồn của mọi thành quả cho cuộc đời bạn.
Mười phút thiền định mở cánh cửa mời bạn bước vào, để cảm nhận thật, một nguồn hoan lạc vô biên, một sự hưởng thụ tuyệt vời, một sự tự do chân thật chiếm lấy tâm hồn bạn. Mười phút ấy, giúp bạn nhận ra một sự thật, thiền định chỉ là một phần của công việc thường ngày của con người ngày nay.
Chúng ta cùng bắt đầu bước chân thiền định đầu tiên:
Bước 1. Bạn bắt đầu ngồi yên, tư thế nào cũng được. Bạn thầm ra lệnh toàn thân thư giản, thong thả lập lại toàn thân mềm mại thư giản… Bạn cảm nhận sự thư giản đang lan tỏa trên thân thể, từ từ, êm đềm, nhẹ nhàng, thư giản lan tỏa cùng khắp châu thân. Ban đầu bạn sẽ không cảm nhận được sự thư giản, vẫn còn căng thẳng rất nhiều. Bạn đừng lo, đó là chuyện tất nhiên.
Người ta thường nói Tập, do làm một lần chưa được, nên gọi là tập. Ví như bạn tập đi xe đạp, mới đầu vưà trèo lên đã luống cuống và té cái rầm. Lại cố leo lên, đi chưa vững đã thấy té lần thứ hai. Chỉnh đốn tinh thần, tập trung tư tưởng, bạn thấy đã có chút tiến bộ hơn. Cũng vậy, khi bạn ra lệnh thư giản, cơ thể có chịu nghe đâu? Nó chưa hiểu bạn đang nói với nó điều gì? Một vài lần, bắt đầu nó hiểu và tập làm theo, bộ phận nào dể thực hiện thư giản nhất, bạn sẽ cảm nhận có hiệu quả ban đầu.
Bạn sẽ cảm nhận chút ít thành công ban đầu, bạn thấy thật là đã có chút thành công ban đầu, chắc chắn là sự thành công tiếp theo sẽ hiện thực. Tiếp tục ra lệnh thư giản, nhẹ nhàng và êm ái thư giản. Nếu bạn không nhắc lại trong vài giây một lần, tư tưởng sẽ chạy đi chổ khác, chổ mà nó thường nghĩ suy.
Bạn lắng nghe sự thư giản đang hiện có trong thân mình, bạn lắng nghe một cách chú tâm. Bạn đã đi một đoạn đường đầu tiên của thiền định. Đó là Lắng Nghe.
Bước 2: Sau khi thân thể đã được thư giản nghĩ ngơi, bạn cảm nhận sự yên tĩnh, sự khỏe khoắn lan tỏa từ từ trong thân, bạn lắng nghe sự thư giản đang hiện diện. Rồi làm gì nữa đây? Bạn bắt đầu lắng nghe hơi thở. Bạn nhìn thấy hơi thở. Hơi thở đi vào, bạn biết hơi thở đi vào, bạn thấy hơi thở đi vào. Hơi thở đi ra, bạn biết hơi thở đi ra, bạn thấy hơi thở đi ra. Chỉ còn có việc ấy, duy nhất một việc: Hơi thở đi vào, bạn biết hơi thở đi vào - Hơi thở đi ra, bạn biết hơi thở đi ra.
Sau một hồi bạn không thấy hơi thở đi vào, không thấy hơi thở đi ra, mà đang nghĩ một chuyện khác, hay nhiều chuyện khác mà chính bạn cũng chẳng biết chuyện gì? Hay chuyện nọ xọ chuyện kia. Đây là việc rất đáng mừng, vì bạn bắt đầu biết ý nghĩ của mình lan mang vô cùng vô tận, bạn biết ý tưởng vô cùng linh động, có thể nghĩ chuyện xưa, chuyện nay, chuyện ở xa, chuyện ở gần, chuyện bịa đặt, chuyện hư cấu, chuyện gian ác, chuyện phước đức… Đó là bản tính linh diệu của ý, của tâm thức. Nhờ khả năng nầy, khi kiểm soát được ý, ý trở thành công cụ tuyệt hảo, để bạn tha hồ khám phá trùm khắp mọi loài mọi vật, mọi cảnh không còn giới hạn nữa. Cái nầy gọi là tánh biết.
Trở lại một chút chuyện trước, khi gặp tình huống lan mang vọng tưởng, biết đó là bản tánh của ý. Khi hơi thở vào, bạn nói thầm trong tâm: Vào. Khi hơi thở đi ra, bạn nói thầm: Ra. Vào – Ra, Vào – Ra …liên tục nhắc thầm như vậy. Phương pháp nầy giúp cho ý được định, phương pháp nầy căn bản, nền tảng, hiệu quả, dễ thực hiện. Gần như nếu không dùng phương pháp nầy, thì không thể hiểu định là gì?
Sau một lúc lòng bạn sẽ lắng xuống, tâm hồn sẽ tự nhiên an tĩnh. Trạng thái nầy gọi là Định. Định là kết quả của Thiền. Đó là Thiền, bạn đã biết thiền rồi nhé. Bạn tự tin nói với chính mình: “Tôi đã biết thiền”.
Khi bạn trồng một cây xoài, bạn đào hố, cho cây xuống và lấp đất, cây bắt đầu sống. Sau một thời gian, cây xoài sinh nhiều trái ngọt. Đơn giản là nó được bắt đầu, với những thao tác đơn giản, cùng với thời gian nó trổ sinh hoa trái, hoa trái được trổ sinh nhờ bạn đã bắt đầu một việc trồng cây xoài, một công việc đơn giản.
Thiền là một con đường dài, được đo bằng những bước chân. Bước chân thường rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện dễ dàng. Bước chân của thiền là thư giản và theo dỏi Vào Ra của hơi thở chính mình. Bạn cứ nối từng bước chân như thế, chắc chắn bạn sẽ tiến lên trên con đường dài của thiền định.
Chắc bạn sẽ còn hỏi thêm nhiều điều trước khi bắt đầu bước chân đầu tiên? Lẽ tất nhiên điều đó rất cần thiết, nhưng quan trọng hơn là chúng ta hãy bắt đầu mười phút “tịnh dưỡng thiền định”.
Có một ít điều cần trao đổi thêm:
1.                            Thiền không phải thuộc một tôn giáo, cũng không phải là một tôn giáo. Đơn giản thiền là một phương pháp tịnh dưỡng tinh thần có từ ngàn xưa, nó là tài sản uyên thâm của nhân loại.
2.                            Có thể ngồi nằm đi đứng, ở tư thế nào cũng có thể được lập trạng thái thư giản và theo dỏi hơi thở. Nhưng để tâm trí được định sâu và lâu thì tư thế ngồi trên ghế, ngồi kiết già vẫn là ưu tiên chọn cho những người quyết tâm tu tập cao và sâu. Tuy vậy với những người mới tập ban đầu cũng chưa cần thiết phải ép mình vào những phương thế khó khăn quá sức chịu đựng.
3.                           Thức ăn cho thiền định là thức ăn thực vật, ngũ cốc là tốt nhất. Tuy vậy cũng tùy duyên đừng “phải ăn chay mới được”.  Chúng ta nên đi từng bước, niềm vui và an lạc là tiêu chuẩn hàng đầu cho mọi bước chân thiền định.
4.                           Rượu bia không thích hợp với những bước chân an lạc, bạn chọn bớt từ từ, nên là phương tiện của nghi lễ xã hội, không là đam mê. Bạn sẽ gặp sự hạnh phúc trong thiền định, vượt xa rượu bia mang lại cho cuộc đời mình. Bạn tùy chọn, và có một ngày bạn sẽ nhận ra khuyến cáo nầy chân thật.
5.                           Tư duy tích cực, tốt, ích lợi… giúp bạn đạt sự thư thái tâm hồn nhanh hơn với những tư duy tiêu cực, tệ hại, xấu… Bạn từ từ thay đổi, tạo luồng gió mới cho đời mình bằng những tư duy ấy. Không có ai có thể thay đổi, trừ khi chính bạn thay đổi. Cũng vậy khổ đau hay hạnh phúc là chính bạn chọn lựa, đôi lần những sự chọn lựa rất nhỏ bé và hiện thực, mà lại đem đến những kết quá vô cùng lớn lao.
6.                           Nếu bạn có những bạn đã đi trước và thành công có chừng mực để trao đổi thêm thì quá tuyệt vời. Bạn bắt đầu có những người bạn mới, tự nhiên đến, trạng thái nầy gọi là đồng ứng, đồng duyên.
7.                           Thêm một ít sách nói về thiền định, nhưng đừng quá nhiều nếu bạn chưa đi vào thực hành. Nếu đọc sách mà không đi vào thực hành, chỉ làm bạn rối hơn mà thôi.
Chúc thành quả đến với bạn thật nhanh, như chỉ là một bước chân ban đầu, bước vào vườn xuân hoan lạc, hay chỉ là một hơi thở, nối thông cùng với trời đất, lan toả an lành trên tâm hồn bạn.
Thiền không tôn giáo tạo ra,
Đi, đứng, nằm, ngồi, tập thành tự nhiên.
Ngũ cốc rau xanh sạch hiền,
Rượu bia bỏ bớt, thân liền được an.
Nghĩ suy tích cực mọi đàng,
Chuyển hư, từ ác đàng hoàng tu thân.
Bạn thiền ứng duyên đến gần,
Kinh sách mở trí nhân hiền khai thông.
Toàn thân thư dãn lần lần
Vào – Ra - Thở - Biết, bước dần thành công


Lương y Dương Phú Cường