Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

BỆNH SỞI : PHÒNG và TRỊ THEO YHCT



BỆNH SỞI: PHÒNG và TRỊ THEO YHCT
 (PHẠM VI CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU)


Lương y Dương Phú Cường
PCT. Thường trực Hội Đông y Quận Gò Vấp

I.                  Lời mở:

Y học cổ truyền nhiều ngàn năm có kinh nghiệm về điều trị bệnh sởi nói riêng và ôn dịch nói chung. Dựa trên nền tảng nền triết học phương Đông: Âm Dương Ngũ Hành Tạng tượng và Kinh lạc. Luận về điều trị luôn dùng “Biện chứng luận phương”, chứng và trị luôn song hành hợp lý. Nay tình hình bệnh sởi muôn phần khẩn cấp, chúng tôi là những người hành nghề y học cổ truyền lâu năm, với kinh nghiệm cha ông nhiều đời truyền lại, với thực chứng nghiệm suy dựa nên hiểu biết của nhiều nền khoa học xưa và nay. Xin mạo muội trình bày một số tri kiến, có thể góp phần xoa dịu những đau thương của bệnh sởi đang lan tràn và thống khổ, chỉ chút ít cũng là vạn phần phúc đức cho đời làm y nghiệp nước nhà, làm vui lòng tiền nhân đã un đúc rèn luyện cho muôn thế hệ sau.

Những điều chúng tôi trình bày, chắc chắn sẽ có những phần không được đồng thuận của nhiều người, thì xin đừng dùng, vì “chưa tin thì dùng chẳng hay”. Bài viết rất cẩn trọng từng lời, từng phương, từng sự lý. Do Lý và Sự tựa trên nền tảng Y học cổ truyền, dựa trên Dịch là Đạo lý thường hằng Trời Đất, nên không thể viết khác được. Vì sở học không thể thấu đạt, vì tình thế xót lòng cấp bách, đem hết tâm tư suy ngẫm bàn luận, thế nào cũng chưa được vuông tròn ý nguyện,  mong ước được chỉ bày thêm, hầu đem lại lợi lạc cho bệnh nhân hôm nay thì cũng vui lòng vậy.  



II.                Triệu chứng bệnh sởi:



1.                      Bệnh sởi thể “Dương độc”: Rất thường gặp thể “Dương độc”, bệnh biểu hiện ra bên ngoài, dễ nhận biết, diễn tiến qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu lúc ủ bệnh một thời gian, không có triệu chứng đặc biệt. Giai đoạn tiếp theo gọi là khởi phát từ 2-4 ngày. Ở giai đoạn này bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, biếng ăn, mệt mỏi, thở nóng, ho khan tiếng to, khó ngủ, mạch phù sác thực, lưỡi đỏ thẩm, rêu vàng, sắc mặt đỏ tươi… giai đoạn nầy thường sốt cao liên tục, uống thuốc giảm sốt chỉ được một lúc là sốt lại. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày, bệnh nhân bắt đầu phát ban, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân, ban hồng nổi sẩn, khi dùng tay kéo căng da thì ban biến mất. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt bệnh nhân giảm dần, giai đoạn sau thường kéo dài 2-5 ngày. Khi thấy các triệu chứng quan trọng sau: Sức khỏe hồi phục dần, ăn ngủ tiêu tiểu bình thường, đôi mắt linh lợi, tiếng nói rõ và có lực, hơi thở không còn nóng… như vậy là bệnh tiến triển tốt và lành bệnh. Các nốt ban sởi nhạt dần rồi chuyển màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, bệnh nhân bước vào thời điểm hồi phục. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi nhưng có thể ho còn kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

2.                      Bệnh Sởi thể “âm độc”: Cũng có ba giai đoạn, giai đoạn đầu ủ bệnh âm thầm không biết được. Giai đoạn tiếp theo bệnh nhân có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm đường hô hấp nhẹ và phát ban ít, tình trạng bệnh nhân có dấu hiệu lờ đờ, sắc da xanh nhợt, bên ngoài lạnh, ấn sâu thấy nóng, biếng chơi, sốt nhẹ, cử động hạn chế, khóc nhỏ có vẻ yếu sức, bàn chân lạnh, tiểu trong, đi tiêu phân nhão và nhạt màu, mạch có thể hơi trầm, thực khi ấn sâu, hoãn, lưỡi nhạt, rêu trắng vàng, mặt hơi xanh bầm đỏ sậm từng đám, chân hay lạnh… Thể này dễ bị bỏ qua, lầm tưởng cho là bệnh nhẹ không đáng kể,  nên thường dẫn đến lây bệnh mà không biết. Bệnh sởi thể “âm độc” thường trên các trẻ em có thể trạng suy yếu, có bệnh mãn tính, bẩm thụ yếu nhược, suy dinh dưỡng… Sau đó là giai đoạn bùng phát toàn diện, bệnh nhân có thể sốt cao liên tục, phát ban không nhiều, rãi rác, sắc ban không đỏ thẩm thường hơi nhạt, có thể phù nề tứ chi do Tỳ khí suy kém, đau mỏi toàn thân, có thể viêm đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy các hạt nhỏ 0, 5-1mm màu trắng, thường có viêm phổi càng lúc càng nặng, ho khục khẹt, chán ăn, tiếng khóc nhỏ, có quầng ban đỏ trên niêm mạc miệng… Nếu điều trị không kết quả khả quan, sẽ dẫn đến tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng và nguy cấp….

3.                      Bệnh sởi thể “tối cấp” : Hiện nay có những ca bệnh sởi, biến chuyển “kỳ dị”, cực kỳ nguy cấp, không rõ tiến trình khởi phát bệnh. Mới thấy sốt phát ban, dẫn đến viêm phổi, suy phổi cấp…hoặc đã đi vào thời gian lành bệnh, tự nhiên quay ngược lại tiêu chảy, ho kéo dài…viêm phổi cấp tính không thuốc chữa trị…Người lớn xưa nay chẳng ai bị Ban sởi bao giờ, nghe nói ban sởi là biết ngay trẻ em, vậy mà ngày nay người lớn cũng bị, mỗi lần bị là kèm luôn các bệnh cũ đồng loạt cùng sinh ra, đến độ thầy thuốc không biết bệnh chính của người bệnh là bệnh gì? Đến khi tử vong không biết khai với thần chết là chết vì bệnh gì?



III.           Các triệu chứng thường gặp cần quan tâm của Ban sởi:



1.                      Sốt:  Bắt đầu là sốt, không sổ mũi, sốt khan. Mới đầu sốt nhẹ, sau đó tăng dần, cho uống các loại thuốc hạ sốt, có thể hạ một lúc, sau đó tăng lại và tăng nhiều hơn.

2.                      Nổi Ban: các vết ban nổi rãi rác từ trên đầu xuống dần đến bàn chân. Khi vết ban nổi thì càng sốt. Đây là triệu chứng tự nhiên, triệu chứng tốt không đáng lo.  Khi nổi ban mà sốt ít hoặc không sốt là triệu chứng đáng lo ngại, bệnh chuyển qua thể “âm độc”.

3.                      Ho khan không có đờm, ho tiếng to, sốt bắt đầu hạ là tốt. Nếu ho ngắn và nhỏ, nhiều đờm, sốt không giảm là triệu chứng đã viêm họng, phế quản và có thể viêm phổi. Giai đoạn nầy đã qua biến chứng, cần điều trị tích cực không phải phạm vi của săn sóc sức khỏe ban đầu, nên cho cháu nhập viện để theo dỏi.

4.                      Rối loạn tiêu hóa: có thể chán ăn, tiêu chảy, sình bụng. Bệnh đã đi vào phần trung tiêu,  đi sâu vào tạng phủ, bệnh bắt đầu biến chứng nặng hơn, nên chuyển tuyến trên.

5.                      Các biến chứng phức tạp khác: bệnh nhân có thể bị viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, tiêu chảy, bùng phát lao tiềm ẩn. Người lớn, trẻ lớn có thể gặp biến chứng viêm cơ tim, viêm não…nên chuyển tuyến trên.



Cây Đinh lăng còn được gọi là NAM DƯƠNG SÂM. Cây nầy có nhiều tác dụng đặc biệt hay: giải độc, an thần, lợi tiểu, trừ ho, tiêu thực, hạ sốt, thanh nhiệt, tăng sức, diệt khuẩn. Nó là vị thuốc nâng chính khí rất hay, lại không có độc, liều dùng rộng rãi không sợ nguy hiểm cho bệnh nhân. Bà con nhớ trồng và dùng mọi lúc mọi nơi đều tốt. Chữa Ban sởi khi Ban bắt đầu sốt cao thì cho uống hai vị: lá Đinh lăng và lá Tía tô thì Ban sẽ phát ra an toàn. Sở dĩ biến chứng là do Ban chạy vào bên trong, thuốc nầy có sức đẩy Ban ra mà hiền lành.
IV.           Biện luận triệu chứng và điều trị:



1.                      Sốt: sốt là triệu chứng đặc biệt quan trọng của Ban Sởi, vì sao vậy? Theo y học cổ truyền khi ngoại tà tấn công thì chính khí phản lại gây nên sốt, sốt là cái biểu hiện sự chống đở của cơ thể đối với “ôn dịch độc”, sốt càng cao chứng tỏ sức chống đỡ càng mạnh. Khi sốt cao thì da lông hở, hơi nóng thoát ra ngoài, cơ thể gia tăng khả năng tống xuất dịch độc thoát ra ngoài. Vì vậy, nếu làm hạ sốt nhanh và mạnh,   độc bị bít lại. Khi sốt, da lông sơ hở, nên để người bệnh nơi kín gió, thoáng mát dịu dàng, không nên để trong phòng máy quá lạnh.  Nếu không tuân thủ như vậy, "Phong hàn thấp" (gió lùa) xâm hại vào cơ thể, làm đóng lại các lổ chân lông, lập tức “tà độc” quay vào bên trong sẽ gây biến chứng. Theo hướng điều trị của y học cổ truyền là làm “thanh mát, trấn kinh, an thần”. Nếu hạ sốt nhanh và mạnh là một phương pháp làm suy yếu sự chống đỡ của cơ thể, dẫn đến biến chứng sâu và nặng hơn. Có người sẽ hỏi, không hạ sốt sẽ dẫn đến “kinh giật” thì sao? Thật ra cơ thể có khả năng kiểm soát ngưỡng,  khi sốt qúa cao cơ thể sẽ tự ức chế bằng cách làm lạnh, “Dương đến cùng thì Âm sinh”. Thầy thuốc vẫn hạ sốt, bằng cách kiểm soát cường độ sốt, theo dỏi rất kỷ cường độ để dùng các liệu pháp làm thanh mát. Nhờ kiểm soát bằng “thanh mát, trấn kinh, an thần”, triệu chứng sốt vẫn kiểm soát chừng mực được. Thanh mát là lau bằng nước ấm nấu với thuốc Bạc hà, nước nầy có tinh dầu và là nước ấm (30-40oC), khi lau trên người không làm co mạch và lỗ chân lông, nên không cản trở thoát nóng của cơ thể. Do có tinh dầu bạc hà, nên độ bốc hơi cực nhanh, theo nguyên tắc: bốc hơi tỷ lệ với hạ nhiệt bề mặt. “Trấn kinh và an thần” thì dùng lá và cây Đinh lăng còn tươi, vị thuốc nầy có công dụng tăng sức bên trong, làm sởi mau tống ra bên ngoài da, an thần, dể ngũ. Cây lá Đinh lăng, cây lá Tía tô nấu nước uống như uống nước trà cả ngày lẫn đêm, không uống thứ khác. Như vậy sốt sẽ được kiểm soát, vẫn phát huy cho cơ thể đẩy Ban sởi ra bên ngoài, ngừa biếng chứng nhập vào bên trong, làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng. Kiểm soát được sốt là kiểm soát được bệnh sởi, gần như là nguyên tắc hàng đầu, bệnh không biến chứng coi như chăm sóc ban đầu thành công.

2.                      Thức ăn cho các cháu bệnh sởi: thức ăn không phù hợp làm cho bệnh trở nặng hơn hoặc ngược lại, đối với trẻ em lại càng rất quan trọng trong điều trị bệnh sởi nói riêng. Theo nguyên lý “âm dương”, hể bên ngoài nóng thì bên trong lạnh. Nếu bé đang sốt thì bên trong sẽ lạnh, nếu đã lạnh mà cho các thức ăn lạnh và sống vào thì làm suy khả năng phòng vệ của cơ thể trầm trọng do câu: “âm trùng âm tắc tử” – (đã lạnh mà gặp lạnh thì chết). Vận khí cùa Tỳ vị thuộc về Dương, hàn lạnh là khả năng tiêu hóa thức ăn suy kém, vì vậy phải dùng thức ăn ấm nóng và dể tiêu. Không bao giờ cho uống nước đá lạnh, nước lạnh và sữa lạnh mà phải dùng nước ấm nấu với cây lá Đinh lăng, cây lá Tía tô, mọi lúc trước và sau giai đoạn phát bệnh. Khi đang sốt không cho uống nước cam vì kinh nghiệm cho biết “cam có tính hàn”. Nếu cần cho uống cây trái có vit C thì có thể uống nước ổi, nước bí đỏ, nước chanh … được vắt khi còn tươi, không nên nhiều làm lạnh bụng. Trong thời gian ban sởi bùng phát, cho uống sữa vừa phải, vì sữa có tính nê trệ khó tiêu, sau thời gian hồi phục thì gia tăng dinh dưỡng cũng không muộn.

Nếu bệnh cháu trở nặng, khát nước nhiều, không muốn ăn thì nên dùng:  củ năng 200g, củ sen tươi 200g, trái lê 200g, phải thêm vài lát gừng nướng cho đở lạnh bụng. Tất cả rửa thật sạch, xắt lát rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch, hòa với 15ml mật ong để uống. Các vị nầy dinh dưỡng, trừ đờm, giảm ho, làm mát, lợi tiểu và an thần giúp cháu được yên.



V.               Những điều nên làm và không nên làm:



1.                      Đừng để con xa mẹ: Mẹ luôn ở gần con, tạo sự thương yêu và an bình cho tâm hồn của bé. Khi tâm bình, thì sức đề kháng được nâng lên gấp bội, khi tâm kinh sợ gây hại đến “tạng thận”, vì tạng thận là gốc của sức đề kháng, gốc của sinh mệnh. Khi tạng thận rối loạn làm khả năng chống đở bệnh bị tổn thương rất lớn, sẽ gây nguy hại cho cháu.

2.                      Môi trường yên tĩnh và nhiều cây xanh, thông thoángkín gió: Không được dùng quạt thổi vào người các cháu, các lổ trên da lông lập tức sẽ đóng lại gây sốt âm bên trong dẫn đến biến chứng, còn gọi là “âm độc”.

3.                      Ăn thức ăn dể tiêu: gạo lức rang nấu cháo (hạ thổ để trừ hỏa độc), củ sen, đậu ván, đậu xanh, đậu đỏ (các loại đậu nên sao vàng nấu chín thì dể tiêu và tốt cho dinh dưỡng trong thời gian dưỡng bệnh), các loại cá, thịt gà tơ, thịt bò chút ít. Nước uống nên nấu với lá Đinh lăng, cây lá tía tô trong thời gian Ban sởi phát, sau đó chỉ dùng Đinh lăng là đủ, cho các cháu uống cả ngày.

4.                      Nước dùng vệ sinh lau thân cho bé phải là nước ấm, nấu với một vài vị thảo dược sau: một chút (10g) Địa liền (mua ở tiệm thuốc yhct), Bạc hà, võ Bưởi xanh, rau hoặc hạt Kinh giới…các vị dược thảo có tinh dầu, giúp bay hơi nhanh, làm thoát nhiệt mặt da mà không bít các lỗ chân lông, sẽ giúp nhiệt độc trong người thoát ra dễ dàng, cho dù nhiệt độ của thân đã hạ và được kiểm soát mà không ngăn trở quá trình phát ban ra ngoài.
Bốn điều trên gia tăng sức đề kháng của cơ thể, tự nhiên vi khuẩn không có môi trường phát triển, bệnh tự lui. Vốn y học cổ truyền trọng cái "DƯỠNG", không nặng phần "DIỆT". Bài thuốc tuy không nói đến diệt vi khuẩn, nhưng thế điều trị săn sóc ban đầu nói bốn việc: nước uống có vị Đinh lăng, tía tô, thức ăn nhẹ dể tiêu, cách làm hạ sốt bằng dược liệu và vệ sinh thân thể môi trường, những việc nầy chú trọng đến săn sóc dưỡng bệnh rất tốt. Tuy không diệt mà vi khuẩn tự lui do môi trường sống của vi khuẩn không thuận lợi, cơ thể tiêu diệt vi khuẩn nhờ những vị thuốc nâng cao sức đề kháng.

5.                      Đối với thể “Âm độc”, mạng sống lâm nguy, cần biết sớm và phải làm gì? Nên nhờ Thầy thuốc có luyện khí công thành tựu, thường bóp ấm hai bàn chân, dung tay xoa sau lưng dọc cột sống, khi hơi đỏ hồng dọc cột sống từ trên gáy xuống đến xương cùng cụt. Làm như vậy là “lấy mạnh trợ yếu”,  sau một lúc, nếu chân cháu ấm, thần quang tươi sáng thì cháu được cứu. Tiếp tục kề cận tạo trường lực, vài ngày cháu qua cơn nguy kịch thì thành công. Nên làm ở tuyến trên, cùng phối hợp điều trị.



VI.           Dự phòng trong thời gian bệnh bùng phát:

1.                    Bệnh sởi theo y học cổ truyền thuộc bệnh do lục dâm, ngoại tà, ôn dịch: Nên không cho các cháu bé uống ăn đồ sống lạnh, không nên thổi quạt máy vào người cháu cả đêm, không nằm máy lạnh quá nhiều làm kém khả năng thích nghi với thời khí. Hiện nay không khí nóng và ẩm là môi trường phát sinh virut sinh bệnh, đó là cái chúng ta nói do “Trời”. Cái chúng ta cần là tạo lập một “môi trường” chuyển hóa cái bất thường của thời tiết, chúng ta làm được , ngày sau sẽ bớt đi các cơn dịch bệnh thương đau ấy. Nếu tiếp tục đổ cho “trời” thì điệp khúc buồn vẫn không ngừng tấu lên nữa.

2.                    Nên bảo vệ môi trường sạch và nhiều cây xanh. Hiện nay cỏ dại đã chết gần hết, mà cỏ là nơi làm mát không khí, chế tạo oxy, làm cân bằng âm dương của môi trường, cho nhiều độ xanh mát cho tinh thần…nhưng đáng buồn đã chết gần hết. Không khí đầy bụi, hàng năm nồng độ bụi càng lúc càng nhiều, gây bệnh về phế là điều tất nhiên. Bệnh sởi theo y học cổ truyền là bệnh phạm vào “kinh Phế”. Nếu ngăn ngừa bệnh, ngăn ngừa cảnh thương đau không bùng phát trở lại, chúng ta cùng nắm tay xây dựng một quê hương “Sạch và Xanh”, góp phần đẩy lùi nhiều bệnh tật.

3.                    Thức ăn lành, sạch và bổ dưỡng: Vì thức ăn là nguồn nuôi dưỡng thân xác, thức ăn không tốt đem lại một thân xác nhiều bệnh tật, hủy hoại sức đề kháng của cơ thể, không chỉ là bệnh sởi mà rất nhiều bệnh tiếp tục đe dọa sự an lành của nhân dân.

4.                    Ngành y tế phát triển chiều rộng và chiều sâu: như lời dạy của nhiều vị tiền nhân. Đặc biệt là tư tưởng “Đông Tây kết hợp” nên được triển khai hiệu quả và thực tiển, hiện nay chưa đạt tầm mức mà tiền nhân yêu cầu.



Những điều trên thuộc phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu, tuy nhiên rất quan trọng, vì ban đầu ổn định thì tuyến trên sẽ giảm áp lực. Những việc nầy là trong tầm tay của mỗi người dân Việt, chắc chắn quê hương sẽ an lành, bớt đi những tiếng khóc xé lòng khi mẹ mất con, khi con xa mẹ ngàn thu vĩnh biệt.



VII.                 Kết luận: Các thầy thuốc y học cổ truyền Hội Đông y Gò Vấp, mong ước dịch bệnh Ban sởi mau chóng được đẩy lùi, chúng tôi sẵn sàng tư vấn, trao đổi, tìm thuốc tốt nhất cho bệnh nhân ở cơ sở, bất kể ngày đêm nếu bệnh nhân tin tưởng yêu cầu. Xin vui lòng liên hệ: Văn Phòng Thường trực Hội Đông y Quận Gò Vấp số 1050/73/1 Quang Trung, P. 8, Quận Gò Vấp, TP. HCM. - ĐT: 090399. 1960 (L/y. Cường); 0909301923 (L/y. Xuân) – 0903190991 (L/y Minh). Email: thienthaoduong@gmail. com

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Bài thuốc dân gian phòng, điều trị sởi

Tác giả: Phương Trang
Trích tại: http: //doisong. vnexpress. net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/bai-thuoc-dan-gian-phong-dieu-tri-soi-2982726.  html

Để phòng bệnh sởi, người dân có thể vệ sinh môi trường, xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ quả bưởi khô hoặc bồ kết.
·                                  Trẻ mắc sởi cần được bổ sung vitamin A /  Thực hư chữa sởi bằng đông y
Đây là nội dung trong hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi mà Bệnh viện Y học Cổ truyền vừa đưa ra.
Cụ thể:
1. Phòng bệnh
Vệ sinh môi trường:
- Xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ quả bưởi khô hoặc quả bồ kết khô.
- Đun nước củ sả hoặc nước cây mùi già lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.
- Đối với nơi công cộng tập trung đông người (trường học, bệnh viện, bến tàu xe…), tùy theo điều kiện của cơ sở để vệ sinh môi trường sạch sẽ, chống lây chéo: Dùng dung dịch có tinh dầu xả để lau, rửa làm sạch môi trường; đốt các loại tinh dầu có tác dụng khử trùng như: chanh, cam, bưởi, hương nhu…
Vệ sinh thân thể:
Tắm, gội: Lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ quả chanh đun nước tắm gội hoặc lau toàn thân.
- Vệ sinh răng, miệng, mắt, mũi.
Ngoài ra: Tránh đến nơi có đông người như bệnh viện, bến tàu xe…, nhất là vùng đang có dịch bệnh lưu hành. Cần ăn uống đủ chất, bổ sung các loại rau, củ, hoa quả tươi; uống nước bột sắn dây, nước ép rau diếp cá.
2. Điều trị
Bài thuốc uống:
- Giai đoạn khởi phát và toàn phát:
Lá kinh giới: 12-20 g
Lá sài đất: 8-12 g
Lá diếp cá: 8-12 g
Lá bồ công anh: 8-12 g
Lá tre: 12-20 g
Lá dâu: 8-12 g
Cỏ nhọ nồi: 12-16 g
Hạt muồng sao: 4-8 g
Cam thảo nam: 4-8 g hoặc mía: 3 khẩu
Sắc cùng 2 bát nước, trong 20 phút. Uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 1 thang, chia đều 3-4 lần. Uống 3-5 ngày.
Nếu ho: Lá húng chanh 12-20 g; lá hẹ 8-10 g cùng với 3 lát quất hấp cách thủy với 5 g đường phèn (thêm 50 ml nước) hoặc 50 ml nước mía. Lấy nước uống chia 3-4 lần trong ngày.
Nếu sởi khó mọc: Lấy cây mùi già hoặc hạt mùi giã nát với rượu sát khắp người.
- Giai đoạn sởi lặn:
Lá dâu hoặc quả dâu chín: 6-12 g
Cỏ nhọ nồi: 6-12 g
Đỗ đen: 10 g
Cam thảo nam hoặc cỏ ngọt: 6-8 g
Lá sen: 6-8 g
Lấy 2 bát nước sắc còn nửa bát, uống ấm. Ngày uống 1 thang, uống 5-7 ngày.
Nước tắm:
Lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ chanh đun nước tắm gội, lau toàn thân.
Chế độ ăn uống và vệ sinh cá nhân:
- Cho trẻ uống đủ nước, nấu đậu xanh cả vỏ để lấy nước uống hoặc uống bột sắn dây.
- Ăn nhẹ dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa.
Khuyến cáo: Hướng dẫn này có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị đầy đủ.


Lời bàn:
Lương y Dương Phú Cường

1.     Sở dĩ dịch sởi bùng phát là do vi khuẩn, vi khuẩn chỉ bùng lên khi cơ thể chống không lại vi khuẩn thành ra bệnh sởi, đầu tiên cần diệt khuẩn, nhưng mà… Cơ thể con người mạnh yếu nhờ sống trong môi trường, môi trường gồm: không khí, nước, ánh sáng, dinh dưỡng, phương tiện, và môi trường. Để nâng cao sức đề kháng, chúng ta cần xem lại sáu yếu tố trên. Nếu không khí, nước, ánh sáng, dinh dưỡng.. càng lúc càng ô nhiểm thì sinh ra rất nhiều bệnh, gây lãng phí tài sức của xã hội. Bệnh tật từ đó là gốc rễ, nếu chỉ chống vi khuẩn chỉ là chống cái ngọn, chẳng khác người làm mà không thấy trrước và sau.
2.     Dùng thuốc Nam để chữa bệnh Sởi ban đầu là đúng, và xữ dụng kinh nghiệm của cha ông truyền lại, ngày nay đội ngũ y học cổ truyền kế thừa có tính hợp lý an lòng. Nhưng có điều, ai cũng biết, cái hay của thuốc Nam là thuốc còn SINH, SỐNG, TƯƠI. Nếu dùng các cây thuốc trong kho lâu ngày, ẩm mốc, lẫn lộn và dơ bẩn, thì chúng tôi khuyên quý vị không nên dùng nguy hại cho các cháu. Bản tính của thuốc Nam là: tính Thăng (lên), Giáng (đi xuống), Phù (ra ngoài), Trầm (vào trong) là do thuốc còn mới. Phù hợp với bản địa, là tương thích với con người địa phương. Tính thuận Thiên, là gặp ngay mùa sinh trưởng, hể có bệnh thì có thuốc. Tính của thuốc Nam đa phần đều lành, không hoặc ít độc, đã qua kinh nghiệm điều trị hàng ngàn năm, nên thường an toàn. Đáng buồn thay, bao nhiêu chính sách của Nhà Nước, bao nhiêu chính sách hợp lý ưu ái …đến khi dịch bệnh nhỏ nhoi như bệnh sởi xảy ra, chúng ta không có thuốc đúng như những tiêu chí thuốc nam để có mà dùng? Nếu dung bài thuốc giới thiệu theo người xưa để lại gần như kiếm không có, vì chúng ta không có một cách thức thực hiện được toàn diện, trồng thuốc cho dân dùng thuốc Nam.
3.     Bài thuốc chúng tôi sở dĩ chỉ dùng có hai vị, Đinh lăng là một. Vì sao vậy? Vì do khó tìm được nhiều vị thuốc, suy nghĩ và kinh nghiệm, chúng tôi thấy rằng: Theo kinh nghiệm dùng thực tế (xin xem bài điều trị bệnh sởi theo YHCT tong trang nầy), Đinh lăng là vị thuốc có các công dụng như sau: Giải độc, làm mát, phát ban, chữa ho, làm ra mồ hôi, kiện vị (sao thơm), tăng sức (sao thơm), lợi tiểu. Các tác dụng nầy, một mình nó có thể đã hoàn thành khả năng hỗ trợ cơ thể đầy lùi vi khuẩn. Trong trường hợp thấy cháu có vẻ lừ đừ, lập tức nấu đinh lăng làm nước uống, khi bắt đầu sốt thì cho thêm lá Tía tô giúp cho ban dể phát ra. Khi hồi phục thì sao thơm cây là Đinh lăng để mau hồi sức và tránh biến chứng, có thể cho thêm ít đường phèn hoặc mía. Nếu có thêm: Bồ công anh, Xuyên tâm liên, Sài đất, Diếp cá, Cam thảo nam, lá dâu (sao nhẹ), Gừng sống vài lát.. tất cả nấu ba chén còn một chén cho các cháu lớn uống, hoặc bài thuốc Đinh lăng chừng 100g/ ngày cũng có giá trị, nếu không thể tìm đâu ra các vị khác.