Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

TÌNH HÌNH XỮ DỤNG THUỐC GẦN NGƯỜI HIỆN NAY

Lương y Dương Phú Cường
Lương y Dương Phú Cường - 12.2013


I.   MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG THUỐC GẦN NGƯỜI: 
1.     Thuốc từ núi rừng:
Cây Huyết Giác (cây Xác máu) – vỏ cây già có màu như máu công dụng phá huyết ứ, bầm máu lâu ngày, nhiễm độc phần cơ nhục sưng bầm tím.
 

Thuốc, côn trùng, sinh vật, thú chim, ong bướm… ở trong rừng bị tàn phá cạn kiệt, bởi nạn phá rừng trồng cao su, làm than, trồng cây công nghiệp, bán đất, bán rừng, bán gỗ, làm dịch vụ du lịch, xây dựng tu viện, xây dựng các khu du lịch…gần như toàn bộ các cây thuốc hàng ngàn năm bị phá sạch, không phục hồi, không thể trồng lại. Mất cả đất để cây thuốc sinh trưởng, mất cả giống, mất cả môi trường phát triển…đi dần đến cạn kiệt nguồn nguyên dược liệu vô cùng quý hiếm. Những đất bị con người khai phá, gần như không bao giờ có chổ để được trồng thuốc lại.


Cây Hạ khô thảo ở rừng núi Quy Nhơn mùa ra hoa (tên KH: Bururella vulagrei)
CD: an thần, giải độc, áp huyết cao.



Năm 2006 rừng còn như vậy, cây thuốc trong rừng đầy ắp, khi chúng tôi vào thì có những xe ủi đang phá rừng.


Dây Ký ninh, dây Cóc – CD: chữa sốt rét, đau gan vàng da, đau lưng, sưng khớp.


Dây Huyết rồng sau khi cắt. Bí mật của Thuốc Gần Người là còn Sinh Chất. Nếu tồn trữ lâu ngày thì sinh chất không còn giá trị nhiều.



Dây Cổ rùa, dây Huyết rồng, Dây máu chó... dày dặc trong rừng. Những loại thuốc nầy khi ngâm vào nước có màu đỏ như máu, người dân thường dùng bổ huyết, hành huyết, lương huyết… đã có từ hàng ngàn năm. Nay với vài nhát dao đã đứt lìa, vĩnh viễn không còn tồn tại những cây thuốc quý nữa.

Vừa chặt xong, chất nhựa màu đỏ thấm đẩm cả tay chân.


Trơ vơ thương nhớ núi rừng,
Chim không còn hót tưng bừng sớm mai.
Trơ gan sỏi đá cành gai,
Rừng thiêng thuốc quý còn ai kiếm tìm?


Rừng nay là như vậy, con người chặt phá không thương tiếc, họ chiếm đất, trồng những cây không thể mọc trên đá sỏi được, biết bao cánh rừng núi trở thành hoang mạc, cây thuốc hủy diệt muôn đời sau biến mất. Nhiều vùng đất biến thành hoang mạc, đe dọa môi trường, lũ lụt, hơi nóng, khí độc…hủy diệt lần mòn kiếp sống nhân sinh, hôm nay và ngày mai.

2.     Thuốc từ đồng bằng: 


Hiện nay người dân dùng thuốc diệt cỏ tràn lan, các côn trùng, chim, ong, bướm, sâu…những côn trùng có ích bị tiêu diệt sạch sẻ. Các loài cỏ: cỏ tranh, cỏ mực, cỏ xước, cỏ sữa, cỏ cú, cỏ mắc cở…tìm rất khó, rất ít và hình như đã biến dị mất cái nguyên bản.


Thanh tâm thảo (cỏ Mần chầu). CD: mát gan, lợi tiểu , an thần. Do dùng thuốc diệt cỏ tràn lan, đây là một loại cây rất thông dụng cho người và súc vật, vậy mà giờ đây càng ngày càng hiếm hoi.

Cỏ tranh từng đám lợp nhà,
Rễ thì lợi tiểu, lợp cao mát lòng.
3. Thuốc từ nuôi trồng: giống loài hạn chế, đơn điệu, bẩm thụ thiên khí, địa khí, thời khí… còn rất hạn chế. Phục vụ chủ yếu cho nhu cầu kinh doanh sản xuất, nhu cầu các phòng khám là chính. Chưa đủ sức biểu lộ như là nét văn hóa và truyền thống về y học của người Việt Nam.



Những vườn cây Đinh lăng kỳ diệu,
Nâng sức, tiêu độc nhiều công to,
Nên trồng rộng khắp ngoài trong,
Đây là thuốc quý Dược Trung thường dùng.

4.     Thuốc đang xữ dụng tại các phòng khám:


Các lương y có kinh nghiệm, có khả năng dùng thuốc Nam để điều trị chủ lực rất hiếm hoi: Hiện nay các phòng thuốc trong thành phố đại đa số dùng nhiều thuốc bắc. Có nhiều vị ban ngày làm phòng thuốc Nam từ thiện, lúc chiều tối về đến nhà chữa bệnh lại làm chuyên ròng thuốc bắc. Hỏi cớ sự vì sao? Quý thầy nói là do thị hiếu người dân, do người bệnh hiểu uống thuốc bắc thì mau lành hơn, do chính thầy thuốc có chủ ý như vậy… và do kinh tế cần phải như vậy. Đằng sau cũng còn nhiều nguyên nhân khác: Thuốc Nam tốt không có, nguồn gốc không rõ? Nguồn cung hay gián đoạn? … Không ai dám trả lời! Diễn đàn học hỏi kinh nghiệm điều trị thông suốt vững vàng cũng chưa đủ sức…càng nghe càng buồn cho thuốc Dân tộc. 

Lương y Dương Phú Cường đang khám bệnh tại phòng khám YHCT Thiên Thảo Đường từ thiện tại Tu Đoàn Bác Ái xã Hội – Giáo Phận Phan Thiết tỉnh Bình Thuận , Việt Nam.


Một vấn đề khác cũng rất quan trọng, khi một vị thầy thuốc đăng ký một bài thuốc để sản xuất thành phẩm: cao đơn hoàn tán, bài thuốc đó gồm những vị thuốc Nam gia truyền. Để đi đến được cấp phép sản xuất thì đường rất dài. Nhưng nếu vị thầy thuốc đó ghi bài thuốc đó bằng những vị thuốc bắc, với phương thang Lục vị, Bát vị, Bổ trung ích khí, Độc Hoạt Tang ký sinh… với những vị thuốc được nhập từ Trung Quốc, thì lại rất đơn giản. Mặc dù rằng tất cả những vị thuốc hai toa ấy đều được ghi trong các sách dược điển là thuốc, và không có độc cũng như an toàn đối với con người. Đây là điều hết sức quan trọng cho con đường phát triển tính tự cường của thuốc gần người.

II.                ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG THUỐC GẦN NGƯỜI:

Vì Thuốc Gần Người mang tính xã hội, có tiêu chí toàn dân, tại chổ, ban đầu, cấp bách, an toàn, hiệu quả, dể dùng, mọi nơi. Vì thế, chương trình phát triển về Thuốc Gần Người nên từ và cùng với MTTQ, vì MTTQ là cơ quan chủ quản các hội Đông y, hội Người cao tuổi, Tôn giáo, các đoàn thể quần chúng nhân dân. Vì vậy khi triển khai các tiêu chí về Thuốc Gần Người rất dể thực hiện và thực hiện có thành công.

CÁC ĐỀ XUẤT NHƯ SAU:



1.                   Trồng: mỗi nhà một hai cây, mỗi tổ một vườn thuốc, mỗi khu phố là một vườn thuốc lớn.

2.                   Săn sóc: Rất nhiều người, các bệnh nhân, người cao tuổi, người yêu việc từ thiện, các tín hữu các tôn giáo chuyên làm thuốc từ thiện… nếu được hướng dẫn chương trình, thấy được giá trị của Thuốc Gần Người, biết xử dụng, có kinh nghiệm thực hành và truyền đạt…rất nhiều người nhàn rỗi sẽ giúp chương trình thành công.

3.                   Thu hái: đầu tiên là phải có kiến thức, rữa sạch, và bảo vệ được hoạt chất nguyên vẹn.

4.                   Bào chế: được tập huấn và hướng dẫn, nếu dùng trực tiếp thường không qua bào chế, nếu các vị thuốc cần để lâu thì sẽ được hướng dẫn bào chế, trao đổi kinh nghiệm thường xuyên.

5.                   Xữ dụng: nhờ học hỏi kinh nghiệm, nhờ trao đổi với các thầy thuốc và các phương tiện truyền thông. Đem cho các phòng khám, cho dân khi có việc cần, làm rau ăn, dùng cho mình và gia đình mình, làm phước thiện…đơn giản và giá trị rất lớn.

6.                   Cẩm nang sử dụng Thuốc Gần Người: Chúng ta cần biên soạn một cuốn cẩm nang: dể xử dụng, dể hiểu và hiệu quả. Các thầy thuốc, tập hợp kinh nghiệm trên các trang mạng chuyên đề, nghe trong dân, thấu được lý, hiểu được tình, đạt được sự minh triết, tính xã hội, tính truyền thống, dân tộc tính xữ dụng thuốc Nam…Hội đông y các quận nên nhận trách nhiệm nầy.




Phòng thuốc Thiên Thảo Đường có nhiều vườn thuốc, với nhiều loại cây thuốc được trồng nhiều năm. Mỗi tuần trung bình khám và chữa bệnh châm cứu cho một ngàn lượt bệnh nhân, được thành lập từ năm 2005 đến nay. Được chi viện kiến thức YHCT từ TP.HCM do lương y Dương Phú Cường hướng dẫn và làm việc.





Các lương y và y sĩ tại phòng khám



Nhân viên phòng khám YHCT Thiên Thảo Đường từ thiện tại Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội – Giáo Phận Phan Thiết tỉnh Bình Thuận , Việt Nam.


III. Kết luận: 
Đây là một hiện thực về thuốc dân tộc, chúng tôi gọi là Thuốc Gần Người, để ngẫm suy một hiện thực, về một giá trị, một con đường y học góp phần vào hạnh phúc của muôn người. Thuốc Gần Người dể dàng tháo bỏ nhiều sự trói buộc, lệ thuộc vào thuốc từ phương xa, đem lại cho nền y học nước nhà một sức sống mới, mang tính toàn dân và lợi cho dân. Hy vọng là như vậy, cho an lành của muôn người bệnh khổ, ánh lên niềm vui nơi tình tự đất nước và con người Việt Nam hôm nay.