Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

TÂM SỰ TRE XANH


TÂM SỰ TRE XANH
Sứ giả Thái Bình

TÂM không thân thẳng vút lên trời
SỰ thật truyền lưu sống giữa đời
TRE luỹ quanh làng đâu cũng thấy
XANH tươi bóng mát vẫy tay mời
* * *

Tre xanh đẹp tre xanh đẹp mãi
Xanh bao giờ, hỏi lại ai đây?
Hỏi Tàu, hỏi Mỹ, hỏi Tây?
Hỏi rừng, hỏi biển, hỏi mây, hỏi trời?

Xin hỏi hết khắp nơi cùng tột?
Hỏi tri âm lòng tốt trả lời?
Dòng đời, mây, nước buông trôi
Lắng nghe tâm sự cuộc đời tre xanh

Do tạo hóa, sẵn dành quá khứ
Hiện tại xanh rồi cứ mãi xanh
Quê hương đất nước hình thành
Tre liền đồng ruộng, chạy quanh xóm làng.

Xư­a tổ tiên mở mang sự sống
Biết trồng tre phòng chống ngoại bang
Vót chông, gài bẩy sẵn sàng
Quân thù khiếp vía, đầu hàng Việt Nam

Tính tre lớn, thường ham bảo vệ
Mọc đầy gai, ra để chận ngăn
Phòng khi hùa gió bẻ măng
Chồi non nhung mịn, thân hằng bóng xanh

Tre tạo bức tường thành chống bão
Dựa vào nhau để tạo bình yên
Đã từng chịu đựng ngửa nghiêng
Cuối cùng tồn tại, tre truyền ngàn sau

Nhìn làng xóm nghèo, giàu, không khó
Thầy địa thường, xem chó, ngó tre
Tre xanh vào buổi trưa hè
Võng đưa kẽo kẹt, tình quê dạt dào.

Tre cất nhà, gai rào kín chỗ
Làm nong, nia, thúng, rổ, dừn, sàn
Đũa tre, tăm nhỏ, chân nhang
Gốc tre làm mõ, khua vang khắp cùng

Bóng tre xanh, vô cùng thú vị
Ngồi bên nhau, tri kỉ đậm đà
Ván cờ, ly rượu, chung trà
Ngắm tre nhìn ruộng, thật là thảnh thơi

Tre nhiều lúc, đổi dời thời thế
Xây công trình, gốc rễ bứng lên
Nhà tre vách đất xưa bền
Cầu tre lắc lẻo, không quên bao giờ

Tre khơi hồn, nhà thơ tả cảnh
Tối đêm trăng, đứng cạnh tre xanh
Làng quê đẹp tựa bức tranh
Gió nồm, hương lúa, trăng thanh tâm tình

Tre nhu thuận, nghiêng mình chiều gió
Tre vô tư, không, có, mặc ai
Tre Tàu, Tre Mỡ, Tre Gai
Tre rừng, Trảy, Trúc… sánh vai một dòng

       Tre đoàn kết, hết lòng bảo bọc
Tre sợ gì đâm thọc bên ngoài
Dù cho xua chó vào gai
Đụng vào chảy máu, chạy dài trở ra

Tre vốn quí, tinh hoa vũ trụ
Ruột trống trơn, ấp ủ trắng trong
Cây tre cao vút thẳng xông
Nhưng còn nhìn xuống, để trông măng chồi

Tre nhiều đoạn, khúc nôi tâm sự
Tre dùng ghi lịch sử thời xưa
Tre không có thiếu, chẳng thừa
Dụng nhơn, dụng mộc, cũng vừa vặn thôi

Tre trăm mắt, nhớ hồi chuyện cổ
Nguồn gốc tre như chỗ đồng bào
Tre xanh dáng đứng tự hào
Tre mang hình ảnh, biết bao nghĩa tình

Mặt trời mọc, bình minh phản chiếu
Luỹ tre làng hiền dịu thướt tha
Hoàng hôn trong cảnh chiều tà
Giọt vàng yếu ớt, là đà cành tre

Ta hãy nhìn, lắng nghe tất cả
Luỹ tre xanh, lòng dạ trống không
Tự nhiên gắn bó ruộng đồng
Tre xanh hữu ích, dụng công rất nhiều

Tre xanh vốn cao siêu thanh thoát
Sống chết luôn an lạc vô cùng
Tre xanh son sắc, thủy chung
Góp phần đất nước anh hùng vô danh

Tre xanh vô kỷ, vô tranh
Măng non cho đến lão thành vị tha
Tre xanh, xanh thật đậm đà
Hồn tre hòa nhập bao la đất trời

Ngày 10/5/2007
Sứ giả Thái Bình

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

BIỂN LỚN HAY NHỎ


BIỂN LỚN HAY NHỎ


BIỂN cả mênh mông, chẳng nghĩ bàn
LỚN do phân biệt, tánh nhân gian
HAY nhìn huân tập, vô minh chấp
NHỎ nhặt cần buông, thoát buộc ràng

* * *

Biển là tên , danh từ tạm gọi
Biển là gì, ai nói cho ra?
Biển là vùng n­ớc bao la ,
Biển là vị mặn , chúng ta thư­ờng dùng

Biển là sóng, muôn trùng nối tiếp
Biển vỗ bờ, tạo nhịp tình yêu
Biển ban mai, biển buổi chiều
Biển khi im lặng , lúc nhiều sóng to

Biển chứa đựng , một kho huyền bí
Biển là nguồn , giá trị vạn loài
Biển xanh không của riêng ai
Biển trời gắn bó , thư­ơng hoài ngàn năm

Biển cát ôm, trải nằm trắng mịn
Biển gió tung, thầm kín mở ra
Biển thay điệu nhạc lời ca
Biển tình lai láng , tràn ra vơi đầy

Biển hoá thân, thành mây bay khắp
Biển hạ mình, bắt gặp ngàn sông
Biển luôn hoà hợp dung thông
Biển sâu vô ngã, đại đồng nhất nh­ư

Biển lắm lúc, nhân từ dễ cảm
Biển buồn rồi, hắc ám phong ba .
Biển hờn giận, phải tránh xa
Biển thư­ơng sau trư­ớc, mặn mà thuỷ chung

Biển trẻ mãi , vô cùng vô tận
Biển là Tiên, đón nhận tình ng­ười
Biển làm cuộc sống thắm t­ơi
Biển ru ta ngủ, cho đời mộng mơ

Biển là một bài thơ, muôn thuở
Biển vừa thư­ơng, lại sợ, phòng lo
Biển sâu thẳm, vẫn dễ dò ,
Biển lòng chẳng thể, dùng đo được nào.

Biển có mặt, đấng nào sáng tạo ?
Biển khiêm nh­ường , độc đáo vô song
Biển nơi ẩn nấp giống RỒNG
Biển thâu nguồn n­ước , nhiều dòng sạch, nhơ

Biển tẩy sạch, do nhờ vị mặn
Biển đâu cần , cố gắng để làm
Biển ôm, gồm hết, chẳng tham
Biển như­ tình mẹ, t­ường am đuôi đầu

Biển chấp nhận , m­ưu sâu kế độc
Biển hiểu nhiều, khối óc loài ng­ời
Biến an nhiên, mặc thói đời
Biển theo qui luật, đất trời tồn sinh

Biển là nư­ớc, tạo thành tứ đại
Biển đã từng, vô ngại biển dâu
Biển xanh sóng lại bạc đầu
Biển yên sóng lặng , còn đâu màu gì

Biển chẳng đến , chẳng đi đâu hết
Biển không sanh, không chết, không già
Biển không còn có cái ta
Biển cho không nhận, biển là siêu nhiên

Biển trăng sáng , diệu huyền mờ ảo
Biển đ­a thuyền, chơi dạo đại dư­ơng
Biển bình minh, chiếu bốn ph­ương
Biển hoàng hôn đẹp, quê hư­ơng vô bờ

Biển tối trăng , n­ương nhờ sao rọi
Biển âm thầm, vang dội gần xa
Biển nơi xuất phát tinh hoa
Biển ban địa lợi, nhân hoà, thuận thiên

Biển tinh thần, qui nguyên chân lý
Biển thư­ơng nguồn, yêu quí ngàn sông
Biển là chính Chủ Nhơn Ông
Biển đang réo gọi, cảm thông địa cầu

Biển Ô nhiễm, còn đâu sự sống
Biển hạt nhân, thử động rung rinh
Biển đâu làm việc hải kinh.
Biển do ng­ười tạo, mới sinh sóng thần

Biển Dầu kiệt, trống chân động đất
Biển tuyết băng, chồng chất nay mai
Biển từng vùi lấp lâu đài .
Biển đâu có biết, sợ ai bao giờ : .

Biển đâu phải trẻ thơ không biết
Biển đang chờ, Thánh Triết tính sao ?
Biển th­ơng nhân loại đồng bào
Biển không có muốn, máu đào phân tranh

Biển x­ưa nay, vốn vô danh
Biển tin bất chiến, nhiên thành sáng t­ươi
Biển THÔNG ĐIỆP, gởi LÒNG NGƯỜI
Biển không lớn nhỏ, mỉm c­ười th­ường nhiên

                                                          TP.HCM, 10-03-2007
                                                           Sứ giả Thái Bình
                                                                     QN-BĐ

ĐÀN CHIM VIỆT

ĐÀN CHIM VIỆT
Thường Nhân
NẾU TA CÙNG NẮM TAY,
ĐƯỜNG DÀI SAO LẠC BƯỚC,
NẾU TA CÙNG BƯỚC,
ĐỈNH CAO NÀO KHÔNG VƯỢT QUA.
NẾU ĐƯỜNG ĐỜI ĐÃ QUA,
THÌ SAO VẠN NẺO KHÔNG THÁC GHỀNH,
THÁC GHỀNH VƯỢT ĐƯỢC,
SAO LÒNG NGƯỜI KHÔNG TỈNH THỨC.




CÁNH CHIM BẰNG
 Thường Nhân
PHẢI TRÁI ĐỒNG NHAU ĐỀU CHUNG CÁNH
CAO THẤP CHẲNG KHÁC HÓA THÀNH KHÔNG
CHIM BAY MUÔN PHƯƠNG NHƯ LÀ MỘNG
THẬT MỘNG TRONG ĐỜI THẬT HÓA KHÔNG

Phương pháp Ngâm chân với nước nóng và muối hột


Lương y Dương Phú Cường
Đó là phương pháp ngâm chân được tập hợp nhiều tài liệu, qua một thời gian thực nghiệm thấy có kết qua tốt trên phòng và điều trị bệnh tật, nhất là đối với bệnh cảm, kể cả cảm hư yếu.
 Ngâm chân trong nước, ngoài mục đích sạch sẽ, còn có lợi cho sức khoẻ. Ngâm chân bằng nước ấm và một ít thảo dược là một phương pháp dưỡng sinh cổ truyền, y học gọi là tắm chân. Các nhà đông y cho chân là gốc của cơ thể, nó vận hành khí huyết liên hệ với lục phủ ngũ tạng, nối liền với các cơ quan quan trọng trong cơ thể, do vậy việc bảo vệ chân có tác dụng tốt trong bảo vệ sức khoẻ. Trong dân gian lưu truyền câu “dưỡng thụ hộ căn, dưỡng nhân hộ cước”.  (nuôi cây bảo vệ gốc, nuôi người bảo vệ chân).
Cơ thể con người như một xưởng hoá học, các bộ phận trong cơ thể liên tục làm việc ngày đêm theo quy luật: hô hấp; bài tiết; sinh sản; … Các nhà y học cho rằng, bàn chân như tấm gương của cơ thể, nó phản ảnh tương đối chính xác tình hình sức khoẻ của con người, nó chứa vùng phản xạ của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Không chỉ như vậy, dưới bàn chân còn có 60 huyệt, thường xuyên ngâm chân trong nước ấm sẽ thúc đẩy khí huyết vận hành.
 Y học hiện đại còn gọi bàn chân là “trái tim thứ hai ‘’, chân ở đầu mút cuối của cơ thể, cách xa tim, được cung cấp máu ít, máu ở chân lưu thông tương đối chậm, hai bàn chân dễ bị lạnh làm cho nhiệt ở đường hô hấp và khoang bụng giảm, sức đề kháng của cơ thể yếu. Dưới bàn chân có nhiều đầu mút thần kinh thông với đại não, nếu kiên trì ngâm chân thì nước nóng sẽ kích thích các đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não, làm tăng tuần hoàn máu, điều chỉnh chức năng của trạng thái sinh lý của tổ chức bộ máy trong cơ thể.
 Khi ngâm chân nhiệt độ tốt nhất từ 40-50 độ c, cảm thấy ấm là được, vừa ngâm chân vừa thêm nước nóng để giữ độ ấm ổn định, ngâm cả bàn chân từ 15- 25 phút là được. Ngâm xong dùng khăn lau khô và day nhẹ một số huyệt dưới bàn chân, động tác nhẹ nhàng, liên tục và quấn khăn giử ấm cho hai bàn chân. Làm như vậy có tác dụng làm giản nở mạch máu, giúp máu lưu thông tốt, đầu mút các thần kinh hưng phấn tuần hoàn máu tăng nhanh. Không chỉ bảo vệ sức khoẻ mà còn có tác dụng giảm nhức đầu; mất ngũ suy nhược cơ thể; cao huyết áp; lạnh chân; đau nhức lâu ngày; tiểu đêm; hay bị cảm; …. rất nhiều tác dụng chỉ với một phương pháp ngâm chân đơn giản này.
 Ngoài ra, khi ngâm chân bằng nước ấm với một số dược thảo được bào chế còn nâng cao nhiều hơn nữa tác dụng của công việc này, làm tăng sự khoan khoái trong cơ thể, làm tăng giấc ngũ sâu đối với chứng mất ngũ kinh niên, làm dịu sự tê dại của đôi chân thường lạnh giá, làm giảm đau các khớp xương mỗi lúc thời tiết thay đổi…
 Thông thường nên ngâm chân sau khi ăn một giờ, người già và trẻ em khi ngâm chân nên có người lớn bên cạnh. Khi ngâm chân xong dùng khăn khô lau sạch và giữ ấm hai bàn chân, chú ý tránh gió trong quá trình tắm chân. Nếu ngâm chân mà thấy trong người khó chịu thì nên ngừng ngay có thể là không thích hợp, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.
 Con người từ lúc biết đi đôi chân âm thầm lặng lẽ nâng đỡ cơ thể, gánh chịu sức nặng cơ thể, đồng thời nó còn đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ con người. Nếu bạn giữ đôi chân tốt có nghĩa là bạn đã gìn giữ sức khoẻ tốt của mình. Bước đi ngàn dặm không lúc nào thiếu bóng bàn chân. Tại sao chúng ta không gìn giữ nó thật tốt để dùng lâu dài cho niềm vui có được một sức khoẻ luôn đầy tràn bằng công việc đơn giản này!
Cách ngâm chân nầy trừ được chứng lạnh chân và tiểu đêm rất hay, ngay cả người bị phù do thận suy yếu cũng có tác dụng. Gần như là phương pháp tuyệt hay trong điều hòa cơ thể và trừ hàn tà tấn công nhập lâu ngày. Mỗi ngày nên ngâm một lần cho đến khi giảm hẳn.