Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Lớp Phổ Cập Kiến Thức YHCT khoá II - Các bài tập YOGA làm mềm dẻo CỘT SỐNG

Một số bài tập tăng cường sức mạnh và trị liệu bệnh lý cột sống

(Trích trong dưỡng sinh Yoga của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng)
Sưu tầm và biên tập: CAO DƯƠNG HỒNG

TÂM TRONG, Ý ĐỊNH, KHÍ BÌNH
HÌNH NHƯ SÓNG LƯỢN, THẤT TÌNH CHẲNG VƯƠNG 
Thường Nhân
I. Bài tập khởi động và làm mềm cột sống:
1. Động tác gập lưng:

          Ngồi 2 chân duỗi  thẳng, 2 tay nâng song song với 2 chân, bắt đầu hít vào tối đa (qua mũi) phình bụng lên, sau đó gập người xuống thở ra qua mũi (thót (ép) bụng lại), cằm chạm đầu gối, 2 tay vẫn duỗi thẳng ra làm cho cột sống giãn ra tối đa, tiếp tục lập lại như vậy khoảng 8 lần.
2. Động tác giang chân gập người:
Ngồi 2 chân giang rộng tối đa, 2 tay cũng giang song song 2 chân, bắt đầu hít vào tối đa (bụng phình lên), sau đó xoay gập người ép sát chân bên trái (cằm chạm đầu gối) thở ra, ép bụng lại, tiếp theo làm tuơng tự bên chân phải. Tập khoảng 8 lần.
3. Xoay (vặn) người kết hợp thở bụng: Ngồi Kiết già hoặc bán già (chân trên chân dưới), sau đó hít vào tối đa, bụng phình lên, nhẹ nhàng xoay toàn bộ thân trên về phía bên trái (mặt ngó tối đa về phía sau), thở ra ép bụng lại (2 tay cũng xoay theo, 1 tay xoay ra phía sau chạm bàn chân trái, tay còn lại thì vịn ở đùi phải, sau đó trở về cân bằng và tiếp tục hít vào, xoay người về bên phải và thở ra ép bụng lại, tập khoảng 8 lần.
4. Gập người:






Ngồi trong tư thế kiết già hoăc bán già, bắt đầu hít vào tối đa phình bụng lên, sau đó gập người xuống, đầu sát chiếu, thở ra ép bụng lại, 2 tay có thể để tự nhiên hoặc nắm cổ tay nhau để sau lưng, tiếp tục tập khoảng 8 lần .
Sau khi tập xong 1 số động tác trên thì nằm xuống (nằm trên chiếu) và thư giãn một vài phút trước khi qua nhóm động tác khác.
II. Một số bài tập trong tư thế nằm sấp:
1. Động tác con tàu (con thuyền)
Nằm sấp, 2 tay và 2 chân duỗi thẳng, thả lỏng, bắt đầu hít vào tối đa, sau đó cong người lên như con tàu (giữ hơi khoảng 4 -6 giây tuỳ theo), 2 tay và 2 chân cùng nâng lên theo chiều cong của thân người, sau đó hạ xuống, thở ra, có ép bụng, trở về trạng thái ban đầu, tập như vậy 8 lần.
2. Thế Rắn Hổ mang:




 Nằm sấp, 2 tay gập lên ngang nách, ép 2 tay sát vào thân, bàn tay úp xuống , cằm chạm chiếu, bắt đầu hít vào tối đa, bụng phình lên, sau đó từ từ nâng người lên (chỉ nâng từ thắt lưng trở lên), đầu ngóc lên , mặt ngửa lên tối đa , 2 chân bất động , 2 tay chỉ nâng  phụ, chủ yếu là dùng thân tự nâng phần thân trên lên (giống con rắn hổ mang), bắt đầu giữ hơi (cảm nhận hơi được giữ đầy trong bụng) tới mức vừa chịu được thì hạ thân xuống thở ra ép bụng, sau đó thư giãn (vài giây). Tiếp tục thực hiện như trên khoảng 8 lần.
3 . Thế Chào Mặt trời:
 
Từ thế nằm sấp, bắt đầu co chân trái và  ngồi lên bàn chân trái, chân phải vẫn duỗi thẳng, 2 tay chống thẳng, bắt đầu hít vào tối đa, sau đó thả gập người về phía sau, thả lỏng, 2 tay cũng để thẳng đổ về phía sau theo thân người, giữ hơi, một lúc thì trở về thế ban đầu , thở ra và thư giãn, tiếp tục thực hiện khoảng 8 lần  và chuyển sang ngồi trên chân phải.
3. Thế Chào Mặt trời có dao động: Từ thế chào Mặt trời, bắt đầu hít vào tối đa , giữ hơi, sau đó dao động bằng cách ngả người về phía sau rồi lại gập người về phía trước, đầu và tay không chạm đất, 2 tay thẳng theo thân người, dao động 4 lần , sau đó thở ra tối đa , trở về thế ngồi chuẩn bị tiếp tục tập chu kỳ tiếp theo, làm 4 lần cho mỗi bên chân  trái và phải
5. Thế cây cung :
Nằm sấp Gấp hai chân lại để hai bắp chân sát vào đùi. Hướng hai tay lên trên lưng, nắm chặt cổ chân. Nâng cả người lên, dựa sức nặng trên vùng rốn. Kéo cổ và ngực lại sau càng xa càng tốt. Nhìn về phía trước. Hít vào khi nâng người lên và giữ nguyên trạng thái đó 8 giây. Trở về tư thế ban đầu khi thở ra. Tập tám lần như vậy..

6. Thế con Rắn nước: Nằm sấp, giang 2 tay, cằm chạm chiếu, bắt đầu hít vào tối đa, sau đó nâng toàn bộ  phần thân trên lên, (chỉ nâng từ rốn), gĩư hơi khoảng 8 giây, sau đó hạ xuống thở ra và thư giãn, tiếp tục làm 8 lần.
III. Một số bài tập trong tư thế nằm ngửa:
1. Thế bắc cầu: Nằm ngửa, 2 tay và 2 chân để song song thân người, bắt đầu hít vào tối đa, sau đó nâng toàn bộ thân người lên, (cong người như cây cầu), điểm tựa là chân, 2 tay, và đầu, giữ hơi khoảng 4 giay thì hạ xuống, thở ra và thư giãn, tập khoảng 4 lần.
2. Thế tam giác:

Nằm ngửa, gập 2 chân lên, gót chân chạm mông, ép sát 2 đầu gối, 2 tay lót dưới mông, bắt đầu hít vào tối đa, giữ hơi, sau đó đổ 2 chân về bên trái nhưng xoay phần thân trên về bên phải, mặt ngó về bên phải, lại tiếp tục đổ 2 chân về bên phải thì phần thân trên đổ về bên trái, cứ làm như vậy mỗi bên 2 lần, sau đó thở ra co chân lên, có ép bụng  và duỗi chân thẳng, tiếp tục  chu kỳ thứ 2, tập khoảng 8 chu kỳ.
3. Thế tập cơ lưng và bụng:
Nằm ngửa, giang 2 tay, 2 chân duỗi thẳng, bắt đầu hít vào tối đa, giữ hơi, từ từ  nâng 2 chân lên vuông góc với thân người rồi từ từ đổ 2 chân về bên trái, khi chân chạm đất thì thở ra, thư giãn, rồi lại hít vào tối đa, từ từ nâng 2 chân lên thẳng góc với thân người lại đổ về vị trí ban đầu, thở ra thư giãn, tiếp tục làm như vậy bên phải và thực hiện 4 chu kỳ.
4. Thế quì gối nắm gót chân (con Lạc đà): Từ tư thế quì, bắt đầu ngả người về phía sau, 2 tay nắm gót chân, đầu thả lỏng về phía sau, hít vào tối đa, nâng người lên và dao động lên xuống  4 lần sau đó thở ra , thả lỏng rồi lại tiếp tục nâng lên, dao động 4 lần như trên , tập như vậy 8 lần.
III. Một số bài tập trong tư thế đứng:
1. Thế đứng gập người tay chạm đất: Đứng thẳng, hít vào tối đa, 2 tay nâng thẳng lên trời, bắt đầu ngả người về phía sau , sau đó nâng người lên và cúi gập người về phía trước thở ra, ép bụng, mặt chạm đầu gối, 2 bàn tay chạm đất, tiếp tục tập như vậy 8 lần.
2. Đứng tấn xoay người: Đứng thẳng, 2 chân bằng vai, từ từ xuống thế tấn, 2 bàn tay xoắn nhau, bắt đầu hít vào tối đa, nâng tay lên và xoay phần thân trên về bên trái, hạ tay xuống thở ra, tiếp tục nâng tay lên, hít vào, lại xoay về phía bên phải hạ tay xuống, thở ra, làm như vậy khoảng 8 lần.
Sau khi kết thúc mỗi buổi tập ta nên tập thở 4 thời:
- Phương pháp thở 4 thời: Đầu tiên nằm xuống (chiếu), thả lỏng 2 tay, 2 chân, bắt đầu hít vào sâu tối đa qua đường mũi (căng ngực và phình bụng khoảng 4 giây) - giữ hơi và nhấc chân trái đưa qua đưa lại 4 lần (có thể đếm nhẩm 1,2,3,4), hạ chân bình thường- thở ra không kềm không thúc (để hơi xì ra hết qua mũi tự nhiên khoảng 4 giây)- nghỉ , thư giãn hoàn toàn, khoảng 4 giây (giai đoạn nghỉ không có hít thở), rồi lại tiếp tục chu kỳ thứ 2 với đưa chân phải qua lại 4 lần. 
Tại sao gọi thở 4 thời: vì thời 1: hít sâu tối đa (khoảng 4 giây)- thời 2: giữ hơi và dao động chân qua lại (khoảng 4 giây)- thời 3 : thở ra không kềm không thúc, để hơi xì ra tự nhiên (khoảng 4 giây)- thời 4: nghỉ , thư giãn hoàn toàn không thở vô thở ra nữa (khoảng 4 giây), đó là 1 chu kỳ thở 4 thời.
Ta tưởng tượng 4 giây là ta nhẩm 1, 2,3,4 mỗi thời .
Đây là phép thở để luyện tâm trí, tạo sức mạnh tinh thần và bớt đi cảm xúc lo âu, hồi hộp nên tập luyện lâu dài thành thói quen

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Cách tăng tuổi thọ đáng kinh ngạc

CÁCH TĂNG TUỔI THỌ ĐÁNG KINH NGẠC


theo google.com - (Nguoiduatin)
26-02-2012 | 10:04
(Nguoiduatin) - Các nhà khoa học nhận thấy rằng: trong tình trạng khắc nghiệt của việc bị bỏ đói, các tế bào sẽ phải vật lộn để sống còn và quá trình đó sẽ làm cho chúng trở nên "ngoan cường" hơn giúp con người có khả năng chống lại bệnh ung thư, sống thọ hơn.

Theo Dailymail, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm này trên loài chuột khi họ cung cấp cho chúng một lượng calo tối thiểu để đảm bảo nhu cầu cho sự sống. Kết quả thu nhận được thật bất ngờ: tuổi thọ của chúng đã tăng lên gấp đôi.
Chế độ ăn này sau đó đã được thử nghiệm lên người và cũng cho ra kết quả khả quan không kém: hệ thống tim mạch, não bộ của con người đã được bảo vệ rất tốt trước một số căn bệnh có liên quan tới tuổi tác như Alzheimer.
Mark Mattson- giáo sư thần kinh học tại trường ĐH John Hopkins phát biểu: "việc hạn chế thu nạp năng lượng trong chế độ ăn này có thể giúp con người kéo dài tuổi thọ, đồng thời bảo vệ hệ thống tim mạch và não bộ của họ trước những căn bệnh có liên quan tới tuổi tác".
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn nhận thấy: ở những con chuột được cho nhịn đói một cách luân phiên sẽ có độ nhạy cảm insulin cao hơn, từ đó lượng insulin được sản xuất ra cũng ít hơn. Như ta biết thì nồng độ insulin cao luôn gắn liền với khả năng linh hoạt của não bị kém đi, đồng thời nguy cơ của căn bệnh tiểu đường cũng tăng lên.
Ngoài ra, trong một cuộc nghiên cứu trước đây người ta cũng đã ghi nhận: việc bỏ đói cơ thể trong vài ngày còn có thể giúp chúng ta chống lại được căn bệnh ung thư.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng: trong tình trạng khắc nghiệt của việc bị bỏ đói, các tế bào sẽ phải vật lộn để sống còn và quá trình đó sẽ làm cho chúng trở nên "ngoan cường" hơn trong cuộc chiến chống lại tình trạng stress và những thương tổn từ quá trình hóa trị.
Thậm chí các nhà khoa học còn ví chế độ ăn này cũng chẳng khác gì hình thức ngủ đông của động vật, trước khi có những chuyến săn mồi mới.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Lớp phổ cập kiến thức YHCT khóa II - Điều trị bệnh đau lưng

Lớp phổ cập kiến thức YHCT khóa II - Điều trị bệnh đau lưng

Điều trị BỆNH ĐAU LƯNG
                                                          Lương y Nguyễn Tấn Xuân
         
Đau lưng là một chứng bệnh rất thường gặp ở lứa tuổi trung niên và cao niên nhất là với nhân viên văn phòng và tài xế vì phải ngoài nhiều nên người ta gọi là “bệnh nghề nghiệp”.
 
Có 3 nguyên nhân gây đau lưng như sau:
1.     Đau lưng do thận suy: mỏi nhiều hôn đau và âm ỉ kéo dài.
2.     Đau lưng do phong thấp: đau cứng lưng, lúc đau chỗ này lúc đau chỗ khác.
3.     Đau lưng do chấn thương: đau lói nơi ứ huyết.
Ngồi ra các bệnh ở vùng bụng, vùng hóa chậu như viêm đại tràng, viêm phần phụ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…đều có thể gây đau lưng.
Bài viết này chủ yếu điều trị bệnh đau lưng do 3 nguyên nhân nêu trên gây ra.
Đau lưng Tất, Trọng, Khung, Quy
Mộc qua, Địa, Thược, Gia bì, Quế, Linh
Sâm, Kỳ, Độc, Cẩu, Ký sinh
Đan, Phịng, Cố chỉ, Uy linh, Thảo, Gừng.
Công thức:
Ngưu tất                16g                       Đỗ trọng                12g   
Xuyên khung         12g                       Đưông quy            12g
Mộc qua                12g                       Thục địa                12g
Bạch thược            12g                       Ngũ gia bì             12g
Quế nhục              04g                       Bạch linh               12g
Đảng sâm              12g                       Hồng kỳ                12g
Độc hoạt               12g                       Cẩu tích                12g
Tang ký sinh          12g                       Đan sâm                12g
          Phòng phong        08g                       Phá cố chỉ             12g             
          Uy linh tiên            12g                    Cam thảo              06g               
                                 Gừng tươi              12g.
Cách sắc thuốc:
Lần I       :  đổ 4 chén nước sắc còn 1 chén
Lần II     :  đổ 3 chén nước sắc còn 7 phân
Lần III    :  đổ 2 chén nước sắc còn 5 phân.
Sắc  nước nào, uống nước đĩ. Uống thuốc còn nóng trước bữa ăn 1 giờ.
Kiêng: Đậu đen, đậu xanh, rau muống
            Thịt gà, Cá chép, Ba ba.
TÌM HIỂU 21 VỊ THUỐC:
1. Ngưu tất: Còn có tên là cây Cỏ xước, Hồi ngưu tất, là rễ phơi hay sấy khô của cây Ngưu tất. Vị thuốc giống đầu gối con trâu nên gọi Ngưu tất (ngưu là trâu, tất là đầu gối).
Ngưu tất có vị chua, đắng, tính bình, không độc vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng phá huyết, hành ứ (sống), bổ Can Thận, mạnh gân cốt (chế biến chín). Chủ trị đau nhức khớp, đau bụng, kinh nguyệt khĩ khăn.
*Lưu ý: Người có thai không được dùng.
2. Đỗ trọng: Là vỏ phơi hay sấy khô  của cây Đỗ trọng. Xưa kia có người họ Đỗ tên Trọng dùng vị thuốc này rất hiệu quả, do đó mà đặt tên. Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ôn, vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can Thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm.
3. Xuyên khung: Là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung, vị cay, tính ấm, vào 3 kinh Can, Đởm và Tâm bào. Có tác dụng đuổi phong, giảm đau, lý khí hoạt huyết dùng chữa kinh nguyệt không đều, đầu nhức mắt hoa, ngực bụng đầy trướng, bán thân bất toại, chân tay co quắp, ung thư.
*Lưu ý: Những người âm hư hoả vượng không dùng được.
4. Đưông quy: Là rễ phơi hay sấy khô của cây Đưông quy.
Quy là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ, do đó có tên như vậy.
Đưông quy có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 3 kinh Tâm, Can và Tỳ, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh.
Đưông quy là một vị thuốc rất phổ thôngtrong đôngy, nó là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đôn thuốc bổ và trị bệnh khác.
-Quy đầu thì dẫn huyết đi lên
-Quy thân thì nuôi huyết ở trung bộ
-Quy vĩ thì tiêu ứ phá huyết, dẫn huyết đi xuống
-Tồn thân thì hoạt huyết không dẫn huyết.
*Lưu ý: Quy vị cay thì hay tán, người nào âm hư, hoả thịnh nên kiêng; vị ngọt thì ủng tắc, người nào Tỳ Vị hư hàn chớ dùng; thể nhuận thì hoạt, người nào tiết tả nên kiêng.
5. Mộc qua: Là quả chín phơi hay sấy khô của cây Mộc qua, vị chua, chát, tính ôn. Có tác dụng liễm Phế, chỉ ho, bình Can, hồ Tỳ hóa thấp, thư cân cốt dùng chữa phù nề, chân tay đau nhức, ho lâu ngày.
6. Thục địa: Còn gọi là Địa hồng, Sinh địa, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Địa hồng hay cây Sinh địa.
Thục địa là Sinh địa đem chế biến theo một phưông pháp riêng (Thục là nấu, chín), Thục địa vị ngọt, tính hơi ôn, vào 3 kinh Tâm, Can và Thận. Có tác dụng nuôi Thận, dưỡng âm, bổ Thận, làm đen râu tóc, chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư ho, suyễn.
Sinh đđịa có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào 4 kinh Tâm, Can, Thận và Tiểu trường. Sinh địa có tác dụng thanh nhiệt, mát máu (khô có tác dụng tư âm, dưỡng huyết), dùng chữa thưông hàn ôn bệnh, yết hầu sưng đau, huyết nhiệt tân dịch khô kiệt, thổ huyết, băng huyết, kinh nguyệt không đều, động thai.
7. Bạch thược: Còn gọi là Thược dược, là rễ phơi hay sấy khô của cây Thược dược. Vị đắng, chua hơi hàn, vào 3 kinh Can, Tỳ và Phế. Có tác dụng nhuận gan, làm hết đau, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu, dùng chữa đau bụng, tả lỵ. lưng ngực đau, kinh nguyệt không đều, mồ hơi trộm, tiểu tiện khó. Thược dược được dùng làm thuốc giảm đau, thông kinh trong những bệnh đau bụng (do ruột co bóp quá mạnh), nhức đầu, chân tay nhức mỏi, còndùng chữa phụ nữ bế kinh, xích bạch đới lâu năm không khỏi.
8. Ngũ gia bì: Là vỏ rễ phơi khô của cây Ngũ gia bì. Vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau và chỉ dùng vỏ rễ làm thuốc do đó có tên như vậy. Ngũ gia bì có vị cay, tính ôn vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng làm mạnh gân cốt, tăng trí nhớ, khu phong hóa thấp, chủ trị đau bụng, yếu chân, trẻ con lên 3 tuổi chưa biết đi, con trai âm suy (dư sự bất cử), con gái ngứa âm hộ, đau lưng, tê chân, ngâm rượu uống rất tốt.
9. Quế nhục: Còn gọi là Quế khâu, Quế bì, Quế Trung quốc là vỏ phơi khô của cây Quế Trung quốc.
Vị cay, tính nóng. Giỏi thônghuyết mạch, thể hư hàn, bụng đau quặn, có thể dùng nó để ôn bổ được.
10. Bạch linh: Còn có tên là Bạch phục linh, Phục thần, là nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông. Vì người ta cho Phục linh là linh khí của cây thôngnấp ở dưới đất, do đó mà đặt tên. Nếu nấm mọc xung quanh rễ khi đào lên có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là Phục thần. Người ta cho loại này có tác dụng yên thần phách, chữa sợ hãi, mất ngủ.
Phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 5 kinh Tâm, Phế, Thận, Tỳ và Vị. Có tác dụng lợi thuỷ, thẩm thấp, bổ Tỳ, định Tâm, dùng chữa tiểu tiện khĩ khăn, thuỷ thũng, trướng mãn, tiết tả, hay sợ hãi, mất ngủ, di tinh.
Phục thần có tác dụng định tâm, an thần chữa hồi hộp, mất ngủ.
11. Đảng sâm: Còn gọi là Phịng đảng sâm, Lộ đảng sâm, Xuyên đảng sâm, Đông đảng sâm, là rễ phơi sấy khô của nhiều lồi. Người ta gọi Đảng sâm là Nhân sâm của người nghèo vì có mọi công dụng của Nhân sâm lại rẻ tiền hôn. Đảng sâm có vị ngọt, tính bình , vào 2 kinh Phế và Tỳ, có tác dụng bổ trung ích khí sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa Tỳ hư, ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi, Phế hư sinh ho, phiền khát. Công dụng gần như Sâm nhưng hơi thiên về bổ trung.
*Lưu ý: Người thực tà không dùng được.
12. Hòang kỳ: Là rễ phơi hay sấy khô của cây Hòang kỳ. Vị thuốc màu vàng, sở trường về bổ cho nên có tên gọi như vậy; Hòang là vàng, kỳ là nhớn (sở trường).
Hồng kỳ có vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh Phế và Tỳ. Có tác dụng bổ khí, lợi tiểu, thác sang. Dùng chữa biểu hư sinh ra mồ hơi trộm, Tỳ hư sinh ỉa lỏng, dương hư yếu thóat, thuỷ thũng, huyết tý.
13. Độc hoạt: Trên thị trường tên Độc hoạt dùng để chỉ thân rễ và rễ cùa nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số cây chính:
1.     Xuyên độc hoạt là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên độc hoạt.
2.     Hưông độc hoạt là rễ của cây Mao đương quy.
3.     Ngưu vĩ độc hoạt là rễ phơi hay sấy khô của cây Độc hoạt đuơi trâu.
4.     Cưu nhỡn độc hoạt là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cưu nhỡn độc hoạt.
Độc hoạt có vị cay, tính ôn, vào 2 kinh Can và Thận. Có tính chất đuổi phong hàn, thử thấp, hết đau, chuyên dùng trong những trường hợp phong hàn, các khớp xương và lưng gối đau nhức bất kể cả đau lâu hay mới đau, đau đầu, đau răng.
*Lưu ý: Những người âm hư hoả vượng, huyết hư không phong hàn thực tà không dùng được.
14. Cẩu tích: Còn gọi là rễ lông Cu ly, Kim mao cẩu tích.
Cẩu là chĩ, tích là lưng, xưông sống. Vì vị thuốc chưa thái giống lưng con chó, do đó có tên này. Cẩu tích có vị đắng, ngọt, tính ôn, vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can Thận, mạnh lưng gối, trừ phong thấp, chữa phong hàn, thấp tý, lưng đau chân mỏi, thất niếu (không đi đái được), lâm lơ (đái nhỏ giọt).
15. Tang ký sinh: Là cây mọc ký sinh trên cây dâu tằm, vị đắng, tính bình, vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can Thận, mạnh gân cốt, an thai, làm cho xuống sữa. Dùng chữa gân xương đau nhức, động thai, đẻ xong không có sữa, lưng mỏi đau.
16. Đan sâm: Là rễ phơi hay sấy khô của cây Đan sâm. Đan là đỏ, sâm là sâm. Vì rễ cay này giống Sâm lại có màu đỏ nên đặt tên như vậy.
Đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn, vào 2 kinh Tâm và Can, là thuốc chữa bệnh về máu dùng cho phụ nữ trước và sau khi sinh nở, kinh nguyệt nhiều ít đều dùng được, vì nó có công dụng trục ứ huyết, sinh huyết mới, vừa an thai sống, vừa cho ra thai chết, chỉ huyết (cầm máu), điều kinh. Tác dụng không kém bài Tứ vật gồm Đưông quy, Địa hồng, Xuyên khung, Bạch thược.
Còn dùng chế thuốc xoa bĩp trị đau nhức các khớp xương rất hay.
17. Phịng phong: Là rễ của cây Phòng phong, là một vị thuốc rất hay đựơc dùng để chữa các chứng bệnh do gió gây ra (phong là gió, phòng là phòng bị), vị cay, ngọt, tính ôn, không độc, vào 5 kinh Bàng quang, Can, Phế, Tỳ và Vị. Có tác dụng phát biểu, tán phong, trừ thấp, là thuốc chữa cảm mạo biểu chứng ra mồ hơi, dùng chữa nhức đầu chóang váng, mắt mờ, trừ phong, đau các khớp xưông.
18. Phá cố chỉ: Còn gọi là Bổ cốt chi, Phá cốt tử là hạt phơi khô của cây Phá cố chỉ. Cốt là xương, chỉ là mỡ, vì nhân dân coi vị thuốc có tính bổ xương tuỷ.
Phá cố chỉ dùng làm thuốc bổ cho người già yếu, đau lưng, con trai đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều, hoạt tinh. Phụ nữ dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư. Hạt ngâm rượu, dùng bôi ngoài da chữa bệnh Bạch biến, bệnh ngoài da.
19. Uy linh tiên: Là rễ phơi hay sấy khô của cây Uy linh tiên, vị cay, mặn, tính ôn, vào kinh Bàng quang.
Có tác dụng hành khí, trừ phong, thông kinh lạc.
20. Cam thảo: Còn có tên là Bắc cam thảo, là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo. Vị ngọt, tính bình (sau khi nướng thì tinh hơi ôn), vào 12 đường kinh. Có tác dụng bổ Tỳ, Vị, nhuận Phế, thanh nhiệt giải độc, điều hồ các vị thuốc. Muốn thanh hoả thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa Tỳ hư mà ỉa lỏng, Vị hư mà khát nước, Phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng, ung thư.
21. Gừng tươi: tức Sinh khương vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh Phế, Tỳ và Vị. Có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thuỷ giải độc. Dùng chữa ngoại cảm biểu chứng, bụng đầy trướng, nôn mửa, giải độc Bán hạ, Nam tinh, cua cá, đờm ẩm sinh ho.
Phưông huyệt:
Đau lưng gặp phải rất nhiều
1. Thận suy thì mỏi là nhiều hôn đau
Mệnh môn, Thận, Thái(1) nhớ mau
Uỷ trung kế tiếp theo sau Dũng tuyền
2. Phong thấp thì đau nặng nhiều
Phong môn, A thị, Âm tuyền(2), Uỷ trung
3.     Huyết ứ đau lói vô cùng
A thị chích máu lại cùng Cách du
Uỷ trung – Tổng huyệt hợp gu
Cắt côn đau lói nhẹ ru lại liền.
Vị trí huyệt:
Mệnh môn: Ở vùng thắt lưng, trên đường chính giữa, chỗ lõm dưới gai sau đốt thắt lưng thứ 2.
Thận du: Ở vùng thắt lưng, chỗ dưới gai sau đốt thắt lưng thứ 2 ngang ra 1,5 thóan.
Thái khê: Ở mặt trong bàn chân, sau mắt cá trong, chỗ lõm giữa mỏm mắt cá trong và gân gót.
Uỷ trung: Ở đúng điểm giữa nếp khoeo, chỗ giữa gân hai cơ nhị đầu đùi và bán gân.
Dũng tuyền: Ở gan bàn chân, chỗ lõm ước chừng 1/3 trước của gan bàn chân (không tính ngón chân) khi co ngón chân và bàn chân lại.
Phong môn: Ở vùng lưng, chỗ dưới gai sau đốt lưng thứ 2 ngang ra 1,5 thóan.
A thị: Lấy điểm đau nhất của vùng đau làm huyệt.
Aâm lăng tuyền: Ở phía trong cẳng chân, chỗ lõm sau và dưới bờ trong đầu trên xưông chày.
Cách du: Ở vùng lưng, chỗ dưới gai sau đốt lưng thứ 7 ngang ra 1,5 thóan.