Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

THIỀN THƯƠNG BÀN VỀ KHÍ (PHẦN I)

Tôi tập thiền cũng vì tìm kiếm một phương thế chữa trị bệnh tật, ngoài các phương pháp truyền thống mà mình đã gặp. Cái chỗ Thiền thật là mông lung mờ mịt vô bờ. Càng điđường như càng bít lối, người càng thưa và hoang mang đậm dẫn như lạc lối muôn trùng.
Thử nhiều phương, phương nào cũng cụt. Nhìn người đi, lắm kẻ mơ màng lang thang chẳng lối về.
Cái chỗ học thiền là như vậy, vạn pháp vạn duyên đều đi qua, cuối cùng mới biết từ trong ấy, “bao trùm hết mọi thứ là thứ mình cần”, đó là Biết: thực hư, xấu tốt, trược thanh, thăng giáng, thiện ác, mê ngộ, chính tà… tất cả những điều ấy thường gọi là giác.
Nhưng rồi cái chỗ bệnh vẫn còn đó, chỗ ngu vẫn còn đó, chỗ lạc lầm vẫn còn đó… cần thêm gì không?
Bữa kia gặp một người học trò, là sư phụ luyện võ công đến học Thiền Thương. Thân pháp dũng mãnh, khi lực tràn đầy… nhưng cũng đầy bệnh
Cùng nhau tìm đường "an bình hạnh phúc"
chẳng khác gì mình. Đi tìm thiền học chữa bệnh. Vốn thiền, từ xưa các bậc nhân hiền tu tập thiền không phải để chữa bệnh, nhưng ai cũng học thiền để chữa bệnh, hỏi có phi lý không?
Do duyên cũng được gặp rất nhiều người bệnh, đa phần cảm nhận đều bị về phần khí. Hoặc là thiếu khí, khí uất, khí trệ, khí hàn, khí nhiệt, khí suy, khí loạn, khí nghẽn, khí vượng… nói chung là thể khí có vấn đề. Thường phần nhiều ở dạng thiếu thở. Đa phần công việc ở thành phố, do chú tâm thực hiện thao tác, nên hơi thở thường không sâu, không đủ tưới khắp châu thân vẹn vừa. Khí này là phàm khíNếu khí này không tập cho có tập quán thở thông, dịu dàng và sâu, thì bệnh sẽ sinh ra nhiều, nếu có bệnh thì chữa lâu lành, đời sống hay bị thương tổn.
Để luyện “phàm khí” không phải là khó, nhưng phải có người hướng dẫn. Người giúp mình phải biết coi mạch để cảm nhận mức độ dẫn khí trong cơ thể, giúp an toàn.
Luyện “phàm khí” xong giúp tu thiền được dễ dàng hơn rất nhiều, làm nhiều bệnh được đẩy lùi, tâm hồn trở nên an bình thanh thoát. Cơ thể như được mặc lấy tế bào mới, trẻ ra và đầy tràn sinh lực, làm tiền đề tiến vào thanh lọc tâm hồn, giới hạnh và hiểu biết.
Thiền Thương khóa 44 sẽ trao đổi sâu hơn về vấn đề này.
 (Xin mời quý vị đón xem THIỀN THƯƠNG BÀN VỀ KHÍ phần II)
Lương y DƯƠNG PHÚ CƯỜNG

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

KHAI GIẢNG KHÓA THIỀN THƯƠNG LẦN THỨ 44

KHAI GIẢNG KHÓA THIỀN THƯƠNG LẦN THỨ 44

Chúng ta cùng nhau học khóa Thiền Thương 44 lúc 19g - 21g bắt đầu từ ngày thứ hai 03.07.2017 tại 1050/73/1 Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp. ĐT: 0903.991960
Kính thưa quý vị, Thiền Thương đem lại cho người tu tập rất nhiều lợi ích, với điều kiện là học viên cần phải đến lớp học và thực hành theo những điều mình đã học: Tập đều, tập đúng, tập đủ. Thiền Thương không thể tự học được, học qua mạng, hoặc qua sách, cần phải cùng nhau tu tập.


Trong quá trình ngồi thiền, năng lượng thâm nhập vào cơ thể, chuyển hóa cân bằng rất nhiều bệnh tật. Hơn thế nữa, làm an dịu thần kinh, hồi phục các thương tổn tinh thần, làm nền tảng điều khiển các hoạt động sâu trong cơ thể con người. 


Cái căn bản hơn, đem lại tức thì một niềm an lạc sâu thẳm, tất cả những gì có trong hiện tượng phàm trần không thể sánh bằng

Chạm đến thực tướng không sinh diệt, vĩnh hằng tối thượng, quyền lực ẩn khuất.... Bạn sẽ nhận ra mình khác hơn và quá tuyệt vời.

Đã qua 43 khóa học, chúng ta đã thu được rất nhiều sai biệt, thất bại, lạc lầm... cho dù vậy, Huynh đệ Thiền Thương cũng bền gan kiên vững tiến bước, suy cho cùng đường Đạo không phải dể cho ai cũng bước vào. Nhưng vì chúng ta cùng bước, mãnh lực đoàn kết thôi thúc làm cho không trở lực nào cản được. Nay thành tưu là có thật, mời Huynh đệ cùng tham gia tu tập.


Sự thật rằng không có quyền bính nào, không có quyền lơi nào, không có tình yêu trần thế nào... có thể sánh bằng giây phút thiền định chạm vào cánh cửa thiên cung. Giây phút ấy chắc chắn sẽ có được nếu chúng ta kiên tâm tu tập thiền định.

Ngày nay có rất nhiều cửa thiền, rất nhiều pháp môn tu tập thiền định. Kỳ lạ thay, ma chướng ở rất đông trong cửa thiền, cũng như ở bên ngoài cửa.

Trong khi tham dự khóa học, xin mọi người ăn chay hoàn toàn. 
Thân mến kính chào và mong gặp lại.
Lương y Dương Phú Cường