Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ


        KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ
         Lương y Nguyễn Văn Truyền

I)                 ĐƯỜNG ĐI CỦA KINH PHẾ :

       Nhờ em Kinh Phế chỉ giúp đường
       Từ huyệt Trung Phủ đến Thiếu Thương
       Đi dọc cánh tay ngoài mặt trước
       Rất cảm ơn em đã thuộc đường
    
II)              TRIỆU CHỨNG BỆNH KINH PHẾ

        Thương cho kinh phế bệnh rồi
Tức ngực khó thở , nằm ngồi suyễn ho
        Họng đau ho máu đừng lo
Cảm lạnh , lưng mỏi , vai co đau mình
        Đau tê dọc theo đường kinh
Thuộc bài chữa bệnh cho mình nghe em
   
III)       CÁC HUYỆT NẰM TRÊN ĐƯỜNG KINH PHẾ
a)   NGŨ DU HUYỆT :
        
        Thiếu Thương , Ngư Tế , Thái Uyên ,
      Kinh Cừ , Xích Trạch , nhớ liền  ngũ du .
b)    NGUYÊN HUYỆT , LẠC HUYỆT , KHÍCH  HUYỆT :
                      
                      Liệt Khuyết Lạc , Thái Uyên Nguyên
           Khổng Tối khích huyệt , nhớ liền chớ quên .
c)    VỊ TRÍ VÀ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA HUYỆT :

1)  Huyệt Thiếu Thương ( Tỉnh – mộc huyệt )
                   +   Vị trí huyệt : Phía sau góc móng tay cái 1/10 thốn ,  phía xương quay
             +   Chủ trị  :    
                                  Thiếu Thương trị viêm amiđan
                                  Hôn mê , suy hô hấp gian nan
                                  Động kinh , ho sốt , đau cổ họng
                                  Hết bệnh em vui rộn tiếng đàn

2)  Huyệt Ngư Tế ( Huỳnh – hỏa huyệt )
 +  Vị trí : mặt gan tay ở giữa xương bàn tay thứ nhất , chỗ tiếp giáp da gan bàn tay và mu bàn tay:
 +  Chủ trị :
                      Ho hen , ho máu , họng đau
             Mất tiếng , phát sốt , nhớ mau mà dùng .

3)  Huyệt Thái Uyên ( Du – thổ Nguyên Huyệt , Huyệt hội của mạch )
                   +  Vị trí : trên lằn chỉ cổ tay , chỗ lõm ở bờ ngoài động mạch quay .
 +  Chủ trị :
                       Ngực lưng , vai mỏi , đau ta
              Ho hen , ho máu , ho gà họng viêm

4)  Huyệt Kinh Cừ ( huyệt Kinh – Kim )
 +  Vị trí : Từ lằn chỉ cổ tay đo lên một thốn , ở phía trong đầu dưới xương quay , trong rãnh mạch quay .
                   +  Chủ trị :
                                     Cổ tay , bàn tay , ngực đau
              Ho hen , viêm họng , sốt , mau nhớ dùng

5)  Huyệt Liệt Khuyết ( Huyệt lạc với kinh đại trường . Huyệt giao hội với mạch nhâm )
 +   Vị trí : Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 1,5 thốn ở chỗ đầu dưới xương quay nối với thân xương :
 +   Chủ trị :
                    Đau đầu , cổ cứng lại nhức răng
                    Liệt mặt , cổ tay khớp đau tăng
                    Viêm họng , họng đau , ho hen suyễn
                    Liệt Khuyết thân yêu nhớ mãi rằng

6)  Khổng Tối ( huyệt Khích )
 +   Vị trí : Từ nếp gấp cổ tay lên 7 thốn
 +   Chủ trị :       
                    Tay khó co duỗi vai đau
      Viêm họng , ho suyễn , bảo nhau nhớ dùng

7)  Xích Trạch ( huyệt Hợp )
 +   Vị trí : Trên nếp gấp khuỷu tay, bờ ngoài gân cơ nhị đầu
 +   Chủ trị :
                      Thắt lưng xương sống đơ đau
                Vai  tay  đau  mỏi , lại  hay  đái  nhiều
                      Miệng khô ói mửa liêu xiêu
                 huyệt  Xích  Trạch , ho  nhiều  cũng  lui

8)  Hiệp Bạch :
 +   Vị trí : Ở dưới nách 4 thốn , mé trong bắp cánh tay
 +   Chủ trị :
                       Biết em ngực tức , tim đau
                 Hơi  đoản, ói nghịch, buồn rầu mà thương
                       Có huyệt Hiệp Bạch thần phương
                 Cho  em  hết  bệnh , yêu  thương  ngọt  ngào
9)  Trung Phủ :
 +   Vị trí :Giữa sườn 1 và sườn 2,cách mạch nhâm 6 thốn
 +   Chủ trị :
                       Thương anh suyễn mệt,ngực đầy
                  Vai  lưng  đau  rút , hao  gầy  ói  ho
                       Bướu cổ , bụng trướng phình to
                   huyệt  Trung  Phủ , cho  anh  bệnh  lành






KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG


  KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG
                 Lương y : Nguyễn Văn Truyền
                                    

I)                ĐƯỜNG ĐI CỦA ĐƯỜNG KINH :
                                
                          Đố em chỉ kinh đại trường
                  Bắt đầu _ kết thúc của đường kinh đi
                          Khởi đầu là huyệt Thương Dương
                  Kết thúc là huyệt Nghinh Hương đó mà
                          Từ đầu ngón trỏ đi ra
                  Dọc theo mặt trước _ ngoài là cánh tay
                          Qua vai , lên cổ , má này
                  Vào răng lợi dưới , chạy vòng môi trên
                          Qua Nhân Trung _ đến cánh mũi bên
                  Nghinh Hương điểm cuối trên kinh Đại Trường .
    
II)           TRIỆU CHỨNG BỆNH :
                         
                            Đại Trường kinh bệnh thì sao ?
            Kiết lỵ , táo bón , chứng nào bệnh đau
                     Đau răng ỉa chảy cũng dàu ,
            Máu cam nước mũi chảy , đau viêm họng
                     Đau dọc đường kinh chạy trong
            Nhớ thuộc bệnh chứng mới mong trị lành .

III)       HUYỆT VỊ TÁC DỤNG :
a)   Ngũ Du huyệt :
                          
                    Thương Dương , Nhị Gian , Tam Gian
            Dương Khê , Khúc Trì , tiếng đàn ngũ du

b)   Huyệt nguyên -  lạc - khích :
                         
                          Thiên lịch lạc , hợp cốc nguyên
            Ôn lưu huyệt khích , nhớ liền nghe em

c)    Những huyệt cần thuộc :
                          
                    Thương Dương , Hợp Cốc , Dương Khê
            Khúc Trì , Kiên Ngung , nhớ về Nghinh Hương

d)   Huyệt vị công dụng :
1)   Huyệt Thương Dương ( Tỉnh _ Kim huyệt )
 + Vị trí : ở sau góc móng ngón trỏ 1/10 thốn phía sau ngón cái .
 + Chữa bệnh :
      Đau răng , sưng họng , sưng hàm
Hôn  mê , tai  biến  cùng  làm   tay .

2)   NHỊ GIAN ( huyệt Huỳnh _ Thủy )
 + Vị trí :chỗ lõm trước khớp bàn _ ngón trỏ , phía xương quay
 + Chữa bệnh :
      Đau răng , đau họng , đau vai
 Máu cam , liệt mặt , nhớ tài Nhị Gian .

3)   TAM GIAN ( huyệt Du _ Mộc )
 + Vị trí : chỗ lõm ở bờ ngón trỏ phía xương quay , sau đầu xương bàn 2
 + Chữa bệnh:
      Đau dây thần kinh Sinh Ba
Đau răng , đau họng , cùng là mắt đau
      Mu tay đau nhức ngón tay
Bụng , hàm đau nhức nhớ ngay huyệt này .

4)   HỢP CỐC : ( Nguyên huyệt )
 + Vị trí : ở chỗ lõm bờ xương quay của xương bàn tay 2
 + Chữa bệnh :
      Đau răng , đau mắt , nhức đầu
Liệt mặt , bướu cổ , họng hàu , hàm đau
      Viêm mũi , a – mi –đan trước sau
Cảm lạnh – sốt , mồ hôi ít  bảo nhau mà dùng .

5)   DƯƠNG KHÊ ( Kinh _ Hỏa huyệt )
 + Vị trí : chỗ lõm ở cổ tay , giữa gân co duỗi ngắn ngón cái , “ phía ngoài “  và gân co duỗi dài ngón cái ( phía trong )
 + Chữa bệnh :
      Ù tai , răng – mắt – đầu đau
Cổ bàn tay nhức , nhắc nhau huyệt này .
             
6)   THIÊN LỊCH ( huyệt Lạc )
 + Vị trí : ở trên Dương Khê 3 thốn
 + Chữa bệnh :
      Phù thũng đau nhức cánh tay ,
Máu cam , liệt mặt , nhớ ngay huyệt này .

7)   ÔN LƯU ( huyệt Khích )
 + Vị trí : trên huyệt Dương Khê 5 thốn
 + Chữa bệnh :
      Dạ dày , viêm tuyến mang tai
Lưỡi , họng , tay nhức , đau vai , sưng mặt .

8)   KHÚC TRÌ ( Hợp – Hỏa huyệt )
 + Vị trí : đầu ngoài nếp gấp khuỷu tay
 + Chữa bệnh :
      Vai – tay đau , liệt , sốt , chàm
Huyết  áp  cao  ấy  nhớ  làm  hạ  ngay .

9)   KIÊN NGUNG
 + Vị trí : ở khe lõm ngoài vai , giữa 2 xương
 + Chữa bệnh :
      Vai tay bại liệt chi trên
Đau nhức tê mỏi nhớ tên huyệt này .

10)NGHINH HƯƠNG :
 + Vị trí : nằm tại rãnh mũi – má bên ngoài cánh mũi
 + Chữa bệnh :
      Liệt mặt , viêm mũi , viêm xoang
Máu  cam   chảy , sẵn  sàng  trị  ngay .

·       CHÚ Ý : BÀI GIẢNG CÙNG VĂN XUÔI ĐỂ GIẢI NGHĨA . YÊU CẦU HỌC VIÊN THUỘC , HIỂU BÀI TẠI LỚP