Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Mất ngủ mãn tính.

Lương y Nguyễn Văn Minh

Mất ngủ mãn tính là tình trạng khó ngủ, thời gian ngủ ít, giấc ngủ không sâu, hay thức giấc, khó ngủ lại, tình trạng này lặp đi lặp lại thường xuyên thì gọi là mất ngủ mãn tính.
Biểu hiện bệnh mất ngủ : Muốn ngủ mà khó ngủ, giấc ngủ ngắn, ngủ chập chờn không sâu giấc, ngủ hay thức giấc xong khó ngủ lại. Sáng dậy thấy mệt mỏi, tinh thần không sảng khoái, kém linh hoạt, hay quên, dễ cáu gắt, giảm sự tập trung, giảm trí nhớ, sức hoạt động hàng ngày giảm sút. Một số bệnh nhân còn phụ thuộc vào thuốc, phải có thuốc mới ngủ được, ngưng thuốc lại mất ngủ.
 Những nguyên nhân hàng đầu gây  mất ngủ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính, có thể kể ra một số nguyên nhân chính như sau.
- Do thói quen ăn quá no hoặc quá đói bữa tối, bữa tối ăn nhiều những thực phẩm cay nóng, bổ béo nhiều dầu mỡ gây khó tiêu hóa.
- Do uống nhiều các chất kích thích vào buổi tối như cà phê, trà đặc, trà sâm.
- Do phòng ngủ không được yên tĩnh, nhiều ánh sáng hoặc các thiết bị điện tử trong phòng.
- Do tập thể dục thể thao hoặc hoạt động gắng sức vào buổi tối.
- Do rối loạn về giấc ngủ như phải làm ca đêm hoặc di chuyển thường xuyên tới những vùng có chênh lệch về múi giờ.
- Do gặp phải sang chấn về tinh thần, lo âu, buồn phiền trong cuộc sống kéo dài.
- Do môi trường làm việc không thuận lợi, căng thẳng, tức giận lâu ngày không được cải thiện.
- Do cai rượu bia, thuốc lá.
- Do bệnh tật gây các chứng đau nhức mãn tính, hoặc các loại bệnh gây ho, hen suyễn, đi tiểu vặt, tiểu đêm.
- Do đang uống một số thuốc tây như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống động kinh, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc gây hưng phấn thần kinh…
Căn cứ vào những nguyên nhân trên, người bệnh có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh mất ngủ của mình, tự  điều chỉnh, hạn chế những yếu tố bất lợi như do ăn uống, cải thiện môi trường sống và làm việc, tránh suy nghĩ căng thẳng quá mức, hạn chế dùng các chất cay nóng khích thích. Nên thay thức uống hàng ngày bằng những loại thảo dược thiên nhiên như lạc tiên, lá vông, tim sen, hạt muồng… nấu nước uống. Còn những nguyên nhân khác gây mất ngủ lâu dài cần phải đi khám hoặc điện thoại, email tới những thầy thuốc có kinh nghiệm để được hướng dẫn dùng thuốc cho hiệu quả.

Đông y chữa mất ngủ mãn tính. 
Theo lý luận của y học cổ truyền (đông y) thì bệnh mất ngủ mãn tính thuộc phạm trù các thể bệnh như : tâm can khí uất kết, âm hư hỏa vượng, tâm thận bất giao và tân tỳ lưỡng hư. Có rất nhiều bài thuốc cổ phương chữa bệnh mất ngủ như: quy tỳ thang, thiên vương bổ tâm đan, chu sa an thần hoàn, kỷ cúc địa hoàng hòa, giao thái hoàn .v.v..
         
  

Bài thuốc kinh nghiệm chữa mất ngủ hiệu quả.
  Lương y Nguyễn Văn Minh đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc điều trị mất ngủ,  đã chữa trị cho nhiều bệnh nhân bị mất ngủ mãn tính khỏi bệnh bằng bài thuốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ. Do chữa vào tận gốc bệnh mất ngủ nên khi khỏi bệnh không cần uống thuốc mà vẫn ngủ được.
Bài thuốc chữa mất ngủ mãn tính có thành phần chính như sau.
1-    Đan sâm 12 gam
2-    Hoàng kỳ (chích mật ong) 12 gam
3-    Thục địa (cửu chưng cửu sái) 12 gam
4-    Đương quy (sao vàng) 8 gam
5-    Long cốt (nung, giã nhỏ) 12 gam
6-    Dạ giao đằng 16 gam
7-    Hà thủ ô (chế đậu đen) 12 gam
8-    Phục thần 12 gam
9-    Viễn trí (tẩm nước cam thảo sao) 8 gam
10-   Cam thảo 4 gam
11-   Long nhãn 12 gam
12-   Chỉ xác (bỏ ruột sao cám)  8 gam
13-   Bá tử nhân 8 gam
14-   Liên nhục 12 gam
15-   Tang thầm 16 gam
16-   Lạc tiên 12 gam
17-   Bạch thược 12 gam
18-   Bạch truật (sao hạ thổ) 12 gam
19-   Huyết rồng 16 gam
20-   Mạch môn ( bỏ lõi) 12 gam

Cách dùng : Mỗi ngày sắc uống 1 thang:
- Sắc nước đầu đổ 5 chén (bát) nước,  sắc cạn còn 1 chén, chắt ra.
- Sắc nước  hai đổ 4 chén sắc cạn còn 1/2 chén chắt ra
Hai nước trộn chung, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 30- 40 phút. Nếu cần uống ngay sau khi sắc thì nước đầu uống 2/3 còn lại 1/3 để lại hòa với nước sắc lần sau.
Nếu bệnh nhân nào không có điều kiện sắc thuốc thì có thể đặt làm viên thuốc tễ. Cách làm viên như sau: sau khi sao tẩm mang xay mịn thành bột các loại dược liệu Hà thủ ô, Bạch truật.
Số dược liệu còn lại mang nấu kỹ, cô thành cao đặc, trộn chung với mật ong  nấu chín, mang ra trộn với số bột mịn vừa xay. Cho vào máy trộn đều, mang ra để nguội, cắt thành viên 8 gam/viên. Bọc trong giấy bóng kiếng, đặt trong hộp sáp để bảo quản. Không cần dùng hóa chất bảo quản vì mật ong nguyên chất cô đặc là chất bảo quản tốt nhất, thuốc viên tễ để 6, 7 tháng không hư.
Cách dùng:
 Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên . Uống với nước lọc trước  bữa ăn khoảng 30 phút.
Liên hệ  Lương Y Nguyễn Văn Minh  để chữa dứt điểm căn bệnh này.

Lương y Nguyễn Văn Minh đang khám bệnh cho bệnh nhân bị mất ngủ mãn tính
Hình ảnh và công dụng từng vị thuốc trong bài thuốc.
1-    Đan sâm

        
Công dụng: Dưỡng tâm an thần, bổ huyết, hoạt huyết khử ứ thông kinh, thanh nhiệt, giải độc dùng chữa các chứng thiếu máu, da xanh, hồi hộp mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau nhức do huyết ứ gây nên, phụ nữ kinh nguyệt không đều, mụn nhọt  sang lở.
2-    Hoàng kỳ 
 Hình ảnh nội tuyến 3  Hình ảnh nội tuyến 2 
Công dụng: bổ tỳ, bổ khí thăng dương, cố biểu liễm hãn, lợi niệu tiêu viêm, bài nùng sinh cơ. Dùng chữa các chứng tỳ dương hạ hãm, ăn kém, bải hoải mệt mỏi, da dẻ xanh xao, ra nhiều mồ hôi, mụn nhọt lâu lành, rong huyết, kết hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa ỉa chảy, sa trực tràng, phù thũng, đau nhức khớp xương.
3-    Thục địa 
                      Hình ảnh nội tuyến 2
Là loại sinh địa củ lớn mang rửa sạch, chưng với rượu ngâm sa nhân, rồi phơi khô, rồi lại chưng như vậy đủ 9 lần. Lần cuối cùng mang sấy ở nhiệt độ 60-70 độ C cho tới thật khô. Bào chế kỹ như vậy khi uống sẽ không bị đầy bụng, để lâu không bị mốc, bị hư .
Công dụng: Bổ huyết, bổ can  thận, dưỡng âm, chữa di tinh, lưng gối mềm yếu, kinh nguyệt không đều, tai ù mắt kém, râu tóc không bền. Sinh tân dịch, chữa khát, khô háo.
4-    Đương quy 
   
Công dụng: Bổ huyết hành huyết, tiêu ứ huyết do sang chấn, chữa đau nhức các dây thần kinh, đau các cơ do lạnh. Tiêu viêm trừ mủ. 
5-     Long cốt 
Hình ảnh nội tuyến 3
Công dụng: Trấn tâm an thần, bình can tiềm dương, thu liễm cố sáp dùng chữa các chứng lo lắng hồi hộp, phiền muộn mất ngủ, chóng mặt đầu choáng mắt hoa, mồ hôi trộm, ngủ hay mộng mị.
6-    Dạ giao đằng 
Hình ảnh nội tuyến 4  Hình ảnh nội tuyến 5
Công dụng : Bổ huyết dưỡng tâm, an thần, hoạt huyết thông kinh, chữa chứng khó ngủ, ngủ hay mộng mị, chân tay tê mỏi. 
7- Hà thủ ô
 Hình ảnh nội tuyến 6 
Thường dùng hà thủ ô đỏ, khi dùng phải mang đồ chung với đậu đen xanh lòng cho đến khi đậu đen chỉ còn xác, vớt bỏ, chỉ dùng hà thủ ô.
Công dụng: Bổ can thận, chữa di tinh do thận hư, lưng gối mềm yếu, râu tóc bạc rụng. Bổ huyết sinh tân, chữa các vết loét lâu lành.
8-    Phục thần 
Hình ảnh nội tuyến 7  Hình ảnh nội tuyến 8
Công dụng: Bổ tâm an thần, định trí, kiện tỳ, lợi thủy, thẩm thấp. Chữa các chứng tiểu khó, tiểu ít, phù, chứng đàm ẩm, tỳ khí hư nhược, hồi hộp, mất ngủ, lo lắng không yên.
9-    Viễn trí
Hình ảnh nội tuyến 9  Hình ảnh nội tuyến 10
Công dụng: Định tâm an thần, khử đàm khai khiếu, dùng chữa các chứng hồi hộp mất ngủ, chóng mặt, tinh thần không vững, tâm thận bất giao, đàm nhiều gây ho, hay quên giảm trí nhớ.
10-    Cam thảo  
Hình ảnh nội tuyến 11  Hình ảnh nội tuyến 12
Công dụng: Bổ trung ích khí, nhuận phế chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn,  hầu họng sưng đau, giải độc thuốc (phụ tử), điều hòa tính vị và tác dụng của các vị thuốc.
11-    Long nhãn 
Hình ảnh nội tuyến 13  
Công dụng: Bổ huyết kiện tỳ, bổ tâm an thần dùng chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, kém ăn mất ngủ.
12-     Chỉ xác 
Hình ảnh nội tuyến 14  Hình ảnh nội tuyến 15
Công dụng: Hành khí, tiêu tích trệ, hóa đờm tiêu thực dùng chữa các chứng  ngực sườn đầy tức, đờm dãi ủng trệ,  ăn kém khó tiêu.
13-     Bá tử nhân 
Hình ảnh nội tuyến 17  Hình ảnh nội tuyến 18
Công dụng: Bổ tâm tỳ, định thần chỉ hãn, nhuận táo thông tiện. Dùng chữa hồi hộp khó ngủ, hay quên, nhiều mồ hôi trộm, táo bón.
14-    Liên nhục 
  
Công dụng: Bổ tỳ, dưỡng tâm an thần, cố sáp, chỉ tả dùng chữa các chứng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh,  ỉa chảy mãn tính,  di tinh.
15-    Tang thầm 
  
Công dụng: Bổ huyết trừ phong,chỉ khát sinh tân, dùng chữa chứng huyết hư sinh phong, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, chân tay hay run, miệng họng khô khát, đại tiện táo bón do tân dịch giảm.
16-    Lạc tiê
Công dụng: Dưỡng tâm an thần , thanh nhiệt mát gan dùng chữa các chứng tâm phiền hồi hộp, khó ngủ, nóng nhiệt bứt rứt, nhức mắt đổ ghèn.
17-    Bạch thược
Hình ảnh nội tuyến 19  
Công dụng: Bổ huyết, chỉ huyết, liễm âm, tán uất chỉ thống, dùng chữa các chứng âm hư huyết thiếu, kinh nguyệt không đều, cầm máu, còn chữa các chứng đau dạ dày, đau vùng mạng sườn, tinh thần không thư thái, hay bẳn gắt.
18-    Bạch truật 
Hình ảnh nội tuyến 20  Hình ảnh nội tuyến 21
Công dụng: Bổ khí kiện tỳ, an thai, chỉ hãn, trừ thấp hóa đàm dùng chữa các chứng tỳ vị hư nhược, ăn kém, hay đầy bụng,  không muốn ăn, phù thũng, mình mẩy nặng nề, đờm dãi úng thịnh, hay vã mồ hôi.  Còn chữa được có bầu động thai, xảy thai, đẻ non.
19-    Huyết rồng 
Hình ảnh nội tuyến 22  Hình ảnh nội tuyến 23
Công dụng: Bổ huyết, hành huyết, khử phong, thông kinh lạc, khỏe gân cốt.
20-    Mạch môn 
Hình ảnh nội tuyến 24  
Công dụng: Thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân dịch, chỉ khát, lợi niệu, nhuận tràng  dùng chữa các chứng ho do nhiệt, âm hư hỏa bốc gây đổ máu cam, ho ra máu, chảy máu chân răng, chữa phù thũng, tiểu tiện buốt rắt, đại tiện táo kết.
Địa chỉ phòng khám:
  373/5  Thống Nhất - Phường 11 - Quận Gò Vấp - TPHCM.