Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG



CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường là bệnh lý liên quan trực tiếp đến sinh mạng, chỉ có Thầy Thuốc mới được phép, được quyền chữa trị. Vì thế khi Quý vị phát hiện mình mắc bệnh, nên tìm đến Thầy Thuốc mà Quý vị tin tưởng, để được Xem Mạch và tư vấn cẩn thận.

Lương y DƯƠNG PHÚ CƯỜNG
PCT. Hội Đông y Quận Gò Vấp, TP.HCM

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Điều trị Thoát vị đĩa đệm khi nào thì nên mổ?

Điều trị Thoát vị đĩa đệm khi nào thì nên mổ?

Bs CK1 Dương Ngọc Trâm Anh

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng từ cấp tính như rách dây chằng, sử dụng quá mức, rách đĩa lien đốt, trượt cột sống…. Đến mạn tính như: loãng xương, thoái hóa cột sống, vẹo cột sống….. Trong đó thoát vị đĩa
đệm là nguyên nhân thường gặp nhất.
Đĩa đệm được gọi là thoát vị khi phần nhân xơ bị đẩy ra ngoài vòng xơ, nếu
phần đĩa đệm thoát vị lồi về hướng ống tủy sẽ tạo áp lực lên các dây thần kinh tủy
sống và gây đau.
Đĩa đệm bị thoát vị sẽ ép lên rễ thần kinh gây đau từ mông lan xuống đùi
đến bàn chân cò được gọi là đau thần kinh tọa.
Bệnh thường xảy ra trên những bệnh nhân có những động tác không thích
hợp khi nâng, kéo, cúi hoặc xoay người.
Triệu chứng:
Đau lưng lan xuống một hoặc hai chân, nếu tổn thương rễ L5 sẽ đau lưng lan
xuống mặt ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân đến ngón cái, nếu tổn thương rễ S1 sẽ
đau lưng lan xuống mặt sau đùi mặt sau cẳng chân đến lòng bàn chân tận cùng ở
ngón út.
Có thể kèm theo tê, nặng, cảm giác kiến bò.
Đau tăng lên khi ho, rặn, hắt hơi.
Bác sĩ sẽ có nhiều nghiệm pháp (Lasegue, Valleix…) để xác định chẩn đoán
cho bệnh nhân.
Cận lâm sàng:

X Quang cột sống thắt lưng nếu có hình ảnh hở một bên đĩa đệm thì rất có
giá trị tuy nhiên khi hình ảnh X Quang bình thường cũng không cho phép loại trừ
thoát vị đĩa đệm.
MRI sẽ cho hình ảnh về hình dạng và kích thước ống tủy, dây thần kinh và
các tổ chức chung quanh ống tủy, MRI sẽ cho phép chẩn đoán xác định chính xác
hơn.

Điện cơ đồ cho phép chẩn đoán dây thần kinh nào đang bị tổn thương, cấp
hay mạn tính.
Vậy thoát vị đĩa đệm khi nào thì nên mổ?
Mổ để điều trị thoát vị đĩa đệm được xem là phương pháp sau cùng khi đã
thất bại với tất cả những trị liệu nội khoa ít nhất 6 tuần, ngoài ra mổ dùng để điều
trị thoát vị đĩa đệm khi có chỉ định cấp cứu như chèn ép thần kinh cấp tính gây hội
chứng chùm đuôi ngựa (rối loạn cơ vòng, yếu liệt hạ chi, tê vùng hội âm).
Điều trị nội khoa gồm có một số thuốc như: kháng viêm giảm đau không
steroid (ibuprofen, meloxicam…), thuốc giảm đau loại nhẹ (paracetamol), thuốc
giảm đau loại trung bình (có thêm codein, tramadol…), tuy nhiên các loại thuốc
này không nên sử dụng lâu dài vì ảnh hưởng đến chức năng gan và đối với các loại
thuốc kháng viêm không steroid có thể gây biến cố tim mạch trên bệnh nhân có
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống

nhiều yếu tố nguy cơ như kèm thêm các bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ, có tiền
sử bị nhồi máu cơ tim trước đây.
Y học cổ truyền giúp ích rất nhiều trong điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
Bác sĩ y học cổ truyền sẽ chẩn đóan bệnh cảnh của bệnh nhân là bệnh cảnh cấp
hoặc đợt cấp của các thể mạn tính hay bệnh cảnh mạn tính mà có các bài thuốc phù
hợp. Ngoài điều trị dùng thuốc còn có các biện pháp khác không dùng thuốc như
châm cứu, bó thuốc y học cổ truyền, tập vật lý trị liệu mang lại hiệu quả rất cao
cho bệnh nhân mà hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhên các phương pháp
điều trị này phải được thực hiện tại các cơ sở khám chữ bệnh y học cổ truyền.
Phòng bệnh:
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp từ trẻ tuổi đến lớn tuổi vì vậy việc
phòng bệnh vô cùng quan trọng. Trong lao động cần chú ý trong các động tác phải
cúi để bốc vác một trọng lượng lớn. Luôn cố gắng giữ cột sống thẳng khi bê vác.
Tập thể dục giúp rèn luyện cơ lưng và tăng sự mềm mại của cột sống.

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG



BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Lương y Dương Phú Cường
"THẦY CƯỜNG CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG"

Bệnh tiểu đường hiện nay có rất nhiều người mắc, rất nhiều người khi nghe bác sĩ báo mình bị bệnh tiểu đường, họ đều ngạc nhiên, đôi lúc không thể tin đó là sự thật.
Bệnh tiểu đường không chết liền, không đau, và cũng không có dấu hiệu suy giảm sức khỏe gây khó chịu trong cuộc sống. Nói chung là nó rất âm thầm gần như là không có thật. Đôi lúc giai đoạn mới phát hiện có những triệu chứng rất khốc liệt, đó là giai đoạn đầu. Giai đoạn về sau mới nguy hiểm vì người bệnh thường coi thường.
Nhiều người sau khi phát hiện, họ coi là không có gì nghiêm trọng, được bác sĩ cho một ít thuốc tây làm hạ đường, kiểm soát sự gia tăng đường huyết, và họ yên tâm như vậy là đủ rồi.
Nhưng có một điều rất thật, là hiện nay báo cáo cho biết là năm 2018 tiểu đường đã gia tăng 21% trong xã hội Việt Nam. Gia tăng về độ tuổi, về giới tính, về biến chứng, về cộng hưởng cùng lúc nhiều bệnh khác. Thêm nhiều bệnh trở nên trầm trọng hơn khi mắc bệnh tiểu đường, làm hao tốn tiền bạc và đau thương.
Các loại thuốc đông y, các sản phẩm đông y, các loại chữa bệnh không truyền thông, y học bổ sung, các vị thầy gia truyền, các vị muốn tự xưng làm thầy thiên hạ… bằng nhiều phương pháp kỳ lạ, cam kết chữa lành mọi thứ … cũng trùng trùng gia tăng. Nhưng kỳ lạ thay! Tỷ lệ bệnh vẫn kiên trì gia tăng mỗi lúc một nhiều hơn?
Tôi là thầy thuốc YHCT,  cũng là người nghiên cứu lâu năm bệnh tiểu đường, gặp và chữa trị rất nhiều bệnh nhân tiểu đường, trong nhà có nhiều người bệnh tiểu đường, và có nhiều người đã chết vì bệnh ấy.
Những cam kết về cách mà tôi chữa trị, những loại thuốc mà tôi dùng, những phương pháp tập luyện, kể cả Thiền Thương. Đã đem lại nhiều thành tựu rất lớn, nhưng đặc biệt là: Bệnh nhân mới là người chữa trị thật.  Khi bệnh nhân hợp tác đặc biệt, bệnh nhân chính là tác nhân góp phần quan trọng bậc nhất, dẫn đến thành công. Khi họ nghe và gặp được một vị thầy thuốc có chuyên môn giỏi và có lòng nhân đức, vì nơi người ấy, họ mới tìm ra được phương cách thoát ra khỏi căn bệnh hiểm nghèo ấy, phương cách ấy lại không giống cho tất cả mọi người, không thường duy nhất và có nền tảng chung giống nhau. Người xưa cũng từng dạy: “Phước chủ may thầy”. Câu nói ấy hàm nghĩa Chủ còn phước thì chữa được Thầy hay, Thầy còn phước thì gặp được Chủ lành, dẫn đến thành tựu.
Nên chữa trị bệnh tật còn tùy nơi phước đức, phước đức có nghĩa là Thuận Theo Tự Nhiên!
Hiện nay chữa trị tại phòng khám YHCT Thiên Thảo Đường(1[1]) về bệnh nhân tiểu đường tư vấn theo những cách như sau:
1.    Thăm khám xem mạch, làm Hồ sơ bệnh án: khâu này chi tiết, tìm mọi nguồn, cách ăn uống, sinh hoạt, tinh thần… để tìm ra nguồn gốc căn bản của bệnh.
2.    Hướng dẫn tập luyện dưỡng sinh, thức ăn và cách sinh hoạt hằng ngày.
3.    Uống thuốc thang cho bệnh nhân đã lâu ngày, chừng bảy thang, sau đó dùng thuốc SIKAI do lương y DƯƠNG PHÚ CƯỜNG đính phương, Công ty An Đông pharma([2]) phân phối toàn quốc. Được cấp phép lưu hành của Bộ Y Tế, theo liều chỉ định.
4.    Thăm khám định kỳ.
Những tư vấn này, đa phần là hướng dẫn bệnh nhân sinh hoạt tập luyện, nếu họ tuân thủ chừng mực thì đa phần đều được khỏe mạnh và an toàn.
Những tâm tình bệnh nhân chia sẻ trong buổi sinh hoạt “lối sống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường”, tại VP Ban Giảng huấn Hội Đông y quận Gò Vấp ngày 10.10.2018   như sau:
1.    Thuốc tây y được chỉ định điều trị của bác sĩ không được tự ý bỏ ngang, vì nhờ nó kiểm soát sự gia tăng đường trong máu. Tuy vậy cần có các loại thuốc đông y, do các lương y giàu kinh nghiệm về bệnh tiểu đường hổ trợ điều trị. Thuốc đông y vừa giúp hạ đường an toàn, giúp hồi phục khả năng kiểm soát lượng đường trong máu đi dần đến ổn định, giúp hồi phục khả năng hoạt động của tạng phủ.
2.    Không nên thức quá 22g, không nên ăn đêm.
3.    Ăn nhiều rau củ quả còn tươi và sống, đừng nấu chín nhừ mất sinh chất có trong rau quả. Nên ăn cốc loại thảo mộc, bớt thịt cá tanh trọc giúp làm sạch cơ thể.
4.    Có một bài tập thể dục, bài “thanh tịnh tâm quyền” được đăng trên youtube rất hay, mọi người có thể lên trang và tập theo.
5.    Nên tập “Thiền Thương chữa bệnh tiểu đường”
Những kiến thức này đem lại sự chữa trị hoàn hảo, an lành và ít tốn kém, đem lại phước đức cho người bệnh tiểu đường. Mong mọi người đón nhận để được niềm vui trong cuộc sống. Còn hơn thế nữa như Y Tổ Hải Thượng dạy: “chữa được một bệnh thì trăm ngàn bệnh không có khác”. Căn cứ vào đây, chúng ta có thể đẩy lùi nhiều bệnh tật khác, đem lại niềm vui nhiều hơn cho cuộc sống.
Kính chúc thành tựu an lành cho muôn người bệnh tật khổ đau.
Lương y DƯƠNG PHÚ CƯỜNG
PCT. Trưởng Ban Giảng huấn Hội Đông y quận Gò Vấp, TP.HCM



[1] PK YHCT Thiên Thảo Đường, ĐC: 1050/73/1 QUANG TRUNG, P.8, GÒ VẤP, TP.HCM – TEL 0903991960.
[2] Công ty An Đông pharma, ĐC: 124 Lương Trúc Đàm, P. Hiệp Tân, Quận Tân Phú, TP.HCM – TEL: 0931456911.