Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Báo cáo hoạt động Hội Đông Y Gò Vấp năm 2010



BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT NĂM 2010
HỘI ĐÔNG Y QUẬN GÒ VẤP.


Kính thưa quý vị đại biểu.
Kính thưa quý vị trong Ban Chấp Hành các Quận Hội Đông Y.
Kính thưa quý Thầy thuốc và toàn thể Hội Viên kính mến.

CẢM NHẬN MÙA XUÂN:
Người ta lại lắng lòng cho một mùa xuân mới, lại hy vọng cho một năm thành công và phát triển. Mở đầu bằng một lời chúc cho toàn thể Quý Vị môt năm mới AN LÀNH HẠNH PHÚC.

Cho quê hương, cho người nghèo, cho người thành đạt, cho bệnh nhân, cho người làm thuốc, cho mọi người dân Việt không trừ một ai.
Kính thưa quý vị
Một năm qua, bao trăn trở và suy tư, làm sao cho nền Y Học Việt Nam nói chung, cho nền Đông y nói riêng, vươn lên tầm vóc mới, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của Nước nhà trong công tác phục vụ nhân dân với vấn đề điều trị và dự phòng bệnh tật. Đây là vấn đề rất rộng lớn, thi vị của lòng người, thăng hoa của trí tuệ. Đã bao người, tiền nhân và hậu thế thường nhắc: “Nghề y là một nhân thuật” - thuật của tình thương. Vì thế không có con đường đơn độc thành tựu hoàn mãn, mà phải là một sự liên kết mạnh mẽ chu toàn để thăng tiến, liên tục học hỏi đào luyện lẫn nhau qua sự liên kết của Hội Đông Y.
Cách tổ chức sinh hoạt Quận Hội chúng ta thấy có bốn thành phần: Thành Hội Đông y, Mặt Trận Tổ Quốc, Phòng Y Tế Quận và Hội Đông y Quận Gò Vấp.
Hệ thống nầy là một tập hợp nâng đỡ tạo lập sức mạnh, giúp các người làm thuốc vững vàng hành nghề.
A. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐÔNG Y GÒ VẤP:
Nền y học Việt Nam là một bộ phận di sản của nền văn hóa Việt Nam. Hội Đông Y là một thực thể của nền di sản văn hóa đó. Có nhiệm vụ thừa kế, phát huy, phát triển xứng đáng với vai trò lịch sử của đất nước.
CHƯƠNG I: TÊN GỌI - TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH-
1.                 Tên gọi: HỘI ĐÔNG Y GÒ VẤP.
2.                 Văn phòng Quận Hội: số 5 Trần Phú Cương.
3.                 Tôn chỉ: Hội Đông Y GV là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của công dân Việt Nam, hành nghề Đông Y, Đông Dược, hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng Đông Y gồm các vấn đề sau: Kế thừa, phát huy, phát triển, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc thuộc lĩnh vực Đông Y.
4.                 Mục đích của Hội:
 Hội tập hợp, đoàn kết những người Việt Nam hành nghề Đông Y Đông Dược trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài, tự nguyện đem hết khả năng, kiến thức kinh nghiệm chuyên môn của mình cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Hội kết hợp với ngành y tế để kế thừa, phát huy, phát triển Đông Y Việt Nam. Xây dựng nền Y Học Việt Nam Dân Tộc, Khoa Học Đại Chúng, thiết thực phục vụ sức khỏe nhân dân.
5.             Nguyên tắc, phạm vi hoạt động của Quận Hội:
 Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: DÂN CHỦ, TỰ NGUYỆN, HIỆP THƯƠNG.
Hội có con dấu riêng, có quỹ riêng được thủ quỹ thu giữ theo nguyên tắc tài chính quy định.
Hội có nhiệm vụ truyền bá học thuật, y thuật Đông Y cho Hội Viên, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức cho Hội Viên.
CHƯƠNG II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA QUẬN HỘI.
1.                  NHIỆM VỤ CỦA QUẬN HỘI:
·    Vận động, tập hợp, giáo dục y đức, y thuật cho những người hành nghề Đông Y, Đông Dược. Động viên mọi người mang hết tài năng trí tuệ, kinh nghiệm vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
·    Xây dựng biên tập, nghiên cứu khoa học, truyền bá học thuật Đông Y, được xuất bản để hướng lý luận cho Hội Viên và cán bộ.
·    Tổ chức khám chữa bệnh bằng Đông Y và các bài thuốc gia truyền để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
·    Phối hợp với nghành y tế tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ Lương y, Lương dược ngày càng đông đảo, về số lượng, đảm bảo chất lượng chuyên môn đáp ứng việc khám chữa bệnh cho nhân dân.
·    Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho hội viên.
·    Tham gia xây dựng chính sách pháp luật tự vấn, phản biện bảo vệ chính đáng đội ngũ hành nghề đông y theo pháp luật. Xây dựng đội ngũ càng ngày càng lớn mạnh nhằm bảo tồn và phát triển nền đông y Việt Nam.
·    Mở rộng quan hệ quốc tế của hội về Đông Y.
2.         QUYỀN HẠN CỦA QUẬN HỘI:
·    Tạo điều kiện cho hội viên hành nghề, truyền nghề đông y, đông dược theo điều lệ của hội và luật pháp hiện hành của nhà nước. Chống lợi dụng danh nghĩa Đông Y hành nghề mê tín dị đoan, làm những việc trái với nghề nghiệp Đông Y.
·    Bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội Viên.
·    Sưu tầm thừa kế, ứng dụng các môn thuốc hay, các bài thuốc quý, bài thuốc gia truyền, phát triển thuốc dân tộc việt nam cho thầy thuốc và quần chúng tham gia phát triển.
·    Tổng kết kinh nghiêm chuyên môn, nghiên cứu khoa học, kết hợp Đông Tây, kết hợp các phương pháp kim cổ để điều trị cho nhân dân.

B. Xin giới thiệu vài nét cơ cấu và tình hình hoạt động Hội Đông Y Quận Gò Vấp trong năm qua, năm 2010:
I. Tình hình phát triển và tổ chức Hội:
 Danh sách Ban Chấp Hành Hội trong nhiệm kỳ:  7 người.
1.        Ly. Huỳnh Văn Minh – Chủ tịch Quận Hội.
2.        Ly. Dương Phú Cường – Phó Chủ tịch thường trực.
3.        Ly. Lê Nghiêm Trang – Phó chủ tịch phụ trách đối ngoại. Thủ quỷ quận hội.
4.        Ly. Ngô Văn Quý - Ủy viên thư ký.
5.        Ly. Trương văn Luận - Ủy viên Kiểm Soát.
6.        Ly. Nguyễn Văn Út – Phụ trách Văn xã. Ủy viên Kiểm Soát.
7.        Ly. Nguyễn Sơn - Ủy viên ngoại giao và Văn xã.
                                                                      
v    Tổng số Hội Viên:                            150 người.
v    Tổng số Chi Hội:                              5 Chi Hội.
v    Trung tâm dịch vụ Y HỌC CỔ TRUYỀN:          không.
v    Số phòng chẩn trị tại quận:                51 phòng chẩn trị.
v    Số phòng chẩn trị miễn phí:               02 phòng.
v    Số tổ chẩn trị:                                   Không.
v    Cửa hàng đông dược và dược liệu:    01.
v    Số tổ sản xuất:                                  Không

II. Công tác khám chữa bệnh, Sinh họat và huấn luyện:

1. Công tác điều trị:  

 Số lượt người đến điều trị:                              36142 lượt người

·        Châm cứu:                                            20530 lượt         
·        Tổng số tiền thu được:                         3.177. 000. 000$ 
2. Công tác khám và điều trị miễn phí:  

 Số lượt người đến điều trị:                             15.821 lượt người

·        Châm cứu:                                           10.570 lượt         
·        Tổng giá trị miễn phí:                           2. 190. 230. 000 $           
 3. Công tác huấn luyện giảng dạy:  Dạy Đông Y cho các em khiếm thị toàn quốc hè năm 2010 tại chùa Kỳ Quang II.
 4. Sinh hoạt Quận Hội:  
·        Sinh hoạt chuyên môn:  không
·      Sinh hoạt Ban Chấp Hành:  3 kỳ, Ban thường vụ 10 lần.
III. Các công tác khác của Hội:
v    Ngày 20. 04. 10 họp sơ kết quý I tại MTTQ:
-         Lấy chữ ký hội viên v/v chống sản xuất vũ khí hạt nhân.
-         MTTQ kêu gọi ủng hộ vì người nghèo.
v    Ngày 21. 04. 10 Họp với Sở Y Tế và Phòng Y Tế v/v kiểm tra y tế tư nhân.
-         Sở khen Hội Đông Y Gò Vấp hoạt động tốt.
-         Sau nầy sẽ định một biên chế Đông y cho Phòng Y Tế.
-         Các phòng khám phải niêm yết CCHN và giấy ĐĐKHNY tại phòng của mình.
v    Ngày 22. 04. 10 Họp BCH mở rộng:
-         Điểm lại công tác tổ chức hội tết CANH DẦN, những mặt mạnh yếu, chi tiết chi phí ngày Hội.
-         Công khai tài chánh năm 2009 và mang sang 2010.
-         Đề nghị Ly. Cường lên kế hoạch hoạt động KHKT, sinh hoạt chuyên đề Y HỌC CỔ TRUYỀN.
-         Quý II Hội đã tham gia giảng dạy lớp Khiếm Thị toàn quốc khóa hè năm 2010 cùng với Viện YHDT và Chùa Kỳ Quang II, Lớp học gần 65 em khắp mọi miền đất nước.
v    Ngày 27. 04. 10 đóng góp 500. 000$ vào quỷ người nghèo của MTTQ quận
v    Ngày 11. 05. 10:
-         Họp tại Thành Hội, bàn về công tác tổ chức Đại Hội các cấp và cử người đi dự Đại Hội cấp Thành Phố.
-         Bàn về việc chọn các Lương y đủ tiêu chuẩn đề nghị về TW Hội cấp giấy khen Kỷ Niệm Chương vì Sự Nghiệp Xây Dựng và phát triển Đông Y.
-         Tham dự Đại Hội Đông Y Quận Thủ Đức ngày 20. 05. 10.
v    Ngày 20. 05. 10 Tham dự triển lãm Đông Y tại Quận 5, nhân tuần lễ Đông Y do Q. 5 tổ chức. Phân công BCH tham dự.
v    Lập danh sách khen Kỷ Niệm Chương gởi về Thành Hội.
v    Tham dự tuần lễ Đông y tại quận Năm.
Ngày 14. 07. 2010 họp tại Hội Đông y TP, bàn về việc tổ chức Đại Hội Đông Y Thành Phố.
v    Ngày 16. 07 họp KHKT tại bệnh viện Y HỌC CỔ TRUYỀN TP.
v    Họp sơ kết sáu tháng đầu năm của MTTQ quận Gò Vấp.
v    Ngày 23. 07 tham dự Đại Hội Đông Y Q. 5
v    Ngày 31. 07 tham dự Đại Hội Đông y TP.
v    Ngày 12. 10 tham dự kỷ niệm 80 năm ngày thành lập hội Nông Dân VN do Ủy Ban Quận tổ chức.
v    Ngày 12. 10 chi ủng hộ 1 triệu đồng cho bão lụt Quảng Bình.
v    Ngày 19. 10 Dự sơ kết 9 tháng của MTTQ quận.
v    Ngày 06. 11 giao lưu về “Tuổi mãn dục nam” do Thành Hội tổ chức.
v    Ngày 09. 11 họp BCH mở rộng bàn về tổng kết năm và tổ chức Hột Tết TÂN MÃO.
v    Trong năm vừa qua có sáu hội viên tham dự các lớp Y HỌC CỔ TRUYỀN do Thành Hội tổ chức, đã đạt kết quả tốt và đã nhận giấy chứng nhận.
v    Trong năm qua có nhận thêm Năm hội viên mới. Một hội viên từ trần.


IV. Về công tác khám chữa bệnh từ thiện:
1. Tại phòng khám Tuệ Tĩnh Đường chùa Kỳ Quang II:
·        Số lượt người đến điều trị:          66. 599 lượt người
·        Châm cứu:   17. 500 lượt người
·        Bấm huyệt – vật lý trị liệu:          3500 lượt người
·        Bệnh nhân nhiễm HIV: 500 lượt
·        Số thuốc thang cấp:  44. 643 thang.
·        Kinh phí mua y, dụng cụ và dược liệu: 850. 000. 000$
Kết quả phục vụ ích lợi xã hội tổng trị giá: Trên sáu tỷ đồng

2. Phòng khám từ thiện TUỆ HẢI ĐƯỜNG: do Ly. Trần Hữu Thành đảm trách. Năm vừa qua đã khám trên 3000 lượt bệnh nhân. Đây là phòng khám tư nhân, một mình thực hiện phòng khám từ thiện. Hình ảnh nầy thật đáng quý và trân trọng trong hội đông y Gò Vấp.

V. Công khai tài chính: đến ngày 31. 12. 2010
1. Tổng thu năm 2010:     8. 650. 000$
2. Tổng chi năm 2010:      3. 400. 000$
3. Tồn quỷ năm 2010:       5. 200. 000$

VI. Ưu và khuyết điểm:
 1. Ưu điểm:
a.      Công tác giảng dạy đông y cho người khiếm thị đoược phát triển và nâng cao.
b.     Công tác khám chữa bệnh các phòng khám không có sai sót trong năm vừa qua.
c.     Gắn bó với MTTQ Quận và triển khai những chỉ thị của MT đề ra kịp thời đến Hội Viên.
d.     Gắn bó với Thành Hội Đông Y để kịp thời nhận những chỉ thị cấp trên triển khai cho Hội Viên.
e.      Cùng với Phòng Y Tế Quận tham gia đầy đủ việc kiểm tra hành nghề y tế tư nhân để kịp thời chấn chỉnh lại những thiếu sót trong việc hành nghề.
2.     Khuyết điểm:
a.      Các Hội viên chưa thật sự gắn bó với Hội. Khi nào cần mới tới, ít khi sinh hoạt thường xuyên.
b.     Sinh hoạt KHKT không phát triển.
c.     Chưa có hoạt động mới nhằm nâng cao y thuật y đức cho các hội viên.

VII. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2011:
1. Tiếp tục giảng dạy lớp Khiếm Thị toàn quốc khóa hè năm 2011 cùng với Viện YHDT và Chùa Kỳ Quang II.
2. Tiếp tục tham gia công tác khám chữa bệnh từ thiện, hoàn thiện hơn nữa và hiệu quả hơn nữa vốn quý chữa bệnh của thuốc Việt Nam.
3. Tham gia công tác kiểm tra y tế tư nhân v/v hành nghề y dược với Phòng Y Tế. Nhận và thi hành các thông báo từ Phòng Y Tế Quận.
4. Tiếp tục giới thiệu hội viên tham dự các lớp bồi dưỡng Đông y Đông dược do Thành Hội tổ chức.
4. Tổ chức Hội tết cổ truyền TÂN MÃO 2011.
5. Nghiên cứu đướng hướng hoạt động KHKT.
Trong Hội nên tổ chức những buổi TỌA ĐÀM đề tài, hai hoặc ba tháng một lần. Khi tọa đàm thì làm những việc gì?
a. Chọn đề tài buổi tọa đàm và thông báo trước.
b. Tập hợp tư liệu trên các trang điện tử có liên quan buổi tọa đàm.
c.  Có chọn người chuẩn bị và trình bày đề tài.
d. Trao đổi thêm ý kiến người sinh hoạt.
đ. Biên tập nội dung sinh hoạt
e. Đóng tiền tùy tâm của Hội viên khi đi nghe buổi trình bày. Nếu hay thì người trình bày được nhiều, nếu không hay thì được ít.
f. Liên hoan nhẹ.
Buổi TỌA ĐÀM mang tính Cùng Học, Tự Học, Được Truyền Thụ, nhằm nâng cao khả năng chuyên môn, bồi dưỡng y đức của Hội Viên. Trong Hội có rất nhiều vị lương y có trình độ và có khả năng cống hiến, có những nội dung hay mà chưa có dịp trình bày. Đây là sân chơi tạo sự gần gũi và trao đổi thêm. Buổi TỌA ĐÀM có thể trình bày bệnh án điển hình: ÂM VÀ DƯƠNG ÁN.
Buổi TỌA ĐÀM cũng có thể trao đổi thêm một số thông tin mới đang mang tính thời sự trong ngành Y học hiện nay.
                                    





 CẢM NHẬN NỀN ĐÔNG Y NGÀY NAY

Lời tự tình:
Những người làm nghề y Việt, từ xưa nay, không ai là người không mong muốn ngành y học nước nhà được phát triển mạnh mẻ. Đó là lòng yêu nước của chúng ta. Để tìm một con đường hanh thông cho ý tưởng nầy, thật là muôn trùng gian khó. Như một ngọn lá thêm vào rừng xanh, như một cây lúa nhỏ cho đồng bằng thêm hoa trái. Người viết gợi vài ý lòng suy nghĩ, cho hơi ấm lan vào đời, cho nền y học ấy có thêm một người hiện diện. Để chúng ta cùng nắm tay thêm bội phần mạnh và hạnh phúc.

I. Chiều dài lịch sử:
Trải qua hàng ngàn năm, đất nước Việt Nam đã xây dựng một nền y học to lớn, làm nên lịch sữ xây dựng và giữ nước, bảo vệ sức khỏe của nhân dân và phát triển cho đến ngày nay. Đây là một tài sản phi vật thể, một thực thể văn hóa sống động ăn sâu vào tâm khảm mọi người dân Việt. Vì thế chúng ta có nhiệm vụ tìm kiếm, bảo tồn và phát huy, hầu đem lại ích nước lợi nhà, nhất là bảo đảm công tác khám chữa bệnh trong nhân dân mỗi ngày một tốt hơn.
Nền y học Việt Nam là một bộ phận di sản của nền văn hóa Việt Nam. Hội Đông Y là một thực thể của nền di sản văn hóa đó. Có nhiệm vụ thừa kế, phát huy, phát triển xứng đáng với vai trò lịch sử của đất nước.
II. Lực lượng lương y hiện nay:
1.     Số lượng: Số lượng Hội viên của Hội Đông y thành phố Hồ Chí Minh chừng 4000 người.
2.     Tinh thần hoạt động: mặc dầu đã có nhiều cố gắng củng cố và xây dựng, tinh thần nồng nàn yêu mến nền Y HỌC CỔ TRUYỀN trong Hội viên là rất lớn. Tuy vậy hoạt động đồng bộ, có tính tổ chức cao nhìn chung còn yếu. Chúng tôi có thể hình dung: trong câu chuyện nói về lời dạy về sự đoàn kết, người cha kêu các con đến và trao cho họ bó đũa….. đũa thì đã có nhưng mỗi chiếc một nơi, chưa có Sợi Dây dung để bó lại. Tình hình hoạt động của các lương y gần như là vậy.
3.     Tình hình nghiên cứu học tập: vài nét về nguồn gốc của các lương y:
*    Các lão y được hình thành từ nhiều nguồn trước 1975.
*    Được đào tạo từ Phân khoa Y HỌC CỔ TRUYỀN của Đại học Y Dược TP. HCM. Chương trình đào tạo tập trung và chính quy đâu từ năm 1985 cho đến chừng năm 2002. Số lượng đào tạo trên 500 lương y, trải dài hoạt động khắp miền Nam. Thêm một số lượng y sỉ YHDT, số nầy sau nầy học chuyên tu trở thành bác sĩ, rất ít vị tham gia vào Hội Đông y. Không hiểu vì sao?
*    Một số được đào tạo tại Viện Y Dược Dân Tộc.
*    Một số được đào tạo kết hợp: Hội Đông Y Thành phố - Trường đại học y Phạm Ngọc Thạch cùng với các giấy chứng nhận của Viện YDDT học các môn học đông y từ trước.
*    Một số lương y được đào tạo từ các tỉnh nhập vào thành phố.
4.     Hệ quả tất nhiên của các quá trình:
Với thành phần nhiều nơi và nhiều cách học tập để thành lương y, đã cho chúng tôi cái nhìn về lực lượng lương y hiện nay trong Thành Hội là lực lượng đông đảo mà khó đồng nhất: trình độ y thuật – kiến thức y học cổ truyền – khả năng nghiên cứu – tình cảm đồng môn – y đạo, y đức được truyền thụ khác xa nhau. Lực lượng như thế không thể làm nhân tố phát triển Việt Y, nhất định phải tìm một con đường thống nhất cho hôm nay và cho hướng phát triển ngày mai. Nhưng các Lương y có cùng chung một sức mạnh, đội ngũ nồng nàn tình yêu và mong muốn y học cổ truyển phát triển. Đó là sự gắn kết của chúng ta, thật vậy, có tình yêu thì việc lớn cũng thành, nhờ vậy tuy chưa liên kết thành khối, nhưng sự hiện diện đông đảo ngày nay hứa hẹn một đường lối hiệu triệu, chắc chắn chúng ta sẽ thành công.

III. Mục đích của nghề y học cổ truyền:
Chúng ta tự hỏi mục đích của mình là gì?
Nghề y đôi lúc là nghề kiếm sống, nhưng cũng không đơn thuần chỉ có vậy. Xin cùng nhìn rộng hơn một chút bản thể chân thật của đời làm thuốc.
 1. Nghề Y cũng là nghề kiếm sống bình thường:
Nghề thuốc y học cổ truyền cũng là nghề nghiệp kiếm sống bình thường như bao nhiêu nghề khác trong xã hội. Nhưng vì nó là nét văn hóa, truyền thống, đạo đức của tổ tiên truyền lại, được kế thừa với nhiệm vụ săn sóc và bảo vệ sức khỏe toàn dân. Vì thế nó không chỉ là một nghề kiếm sống bình thường như bao nhiêu nghề khác, nó được mang một trách nhiệm và sắc thái hoàn toàn khác mà xã hội yêu cầu. Nếu không thường tu dưỡng và nâng cao thì không xứng với câu “lương y như mẹ hiền” mà Bác Hồ đã căn dặn, đồng thời là nhiệm vụ mà Bác trao phó.
 Chúng ta đã làm gì và làm như thế nào? Với những người hành nghề y học cổ truyền hôm nay?
Thật ra học nghề y là để chữa bệnh cho mình, trong người có bệnh, nhờ người khác chữa không lành, đành phải học để tự chữa. Lâu ngày, tìm tòi học hỏi, trăn trở suy tư, chứng nghiệm y lý, thông hiểu y thuật, hiểu biết các pháp chữa bệnh… dẫn đến một ít thành tựu, theo năm tháng trở thành thầy thuốc. Chữa cho mình và cho người thân trước, sau rồi tiếng lành đồn xa mới đến người bệnh.
 “Nghề y là một nhân thuật, thuật của tình thương”, như Tuệ Tĩnh thường nghĩ: cái gốc rễ bên trong, nồng ấm thiết tha, nung nấu sục sôi chính là lòng thương người. Thương dân thương nước, cảm thương sự khốn cùng của dân mà biến hiện pháp duyên cứu đời, biến hiện đầu tiên là dùng thuốc giải bớt bệnh tật.
Đó là nền móng của người Việt Nam. Học y là để chữa và phòng bệnh cho mình và người thân. Y học cổ truyền là một hình thái văn hóa biến hiện, phù hợp với quy luật trời đất, lấy ngoài và trong đồng một, suy diễn để tạo thế cân bằng với thân thể và tự nhiên. Nhìn trong y tổ Việt Nam, nghề y quả thật không phải là nghề kinh doanh, các bậc hiền nhân y thuật vững vàng nhờ đời tu chứng, thanh bạch hiền lương đã để lại gương sáng mà ngày nay chúng ta dùng để soi đường tôn kính. Tư tưởng Bác Hồ rất kỳ diệu: “lương y như từ mẫu”- nếu không coi người bệnh như người thân thì sao ứng dụng được lời dạy nầy. Như thế tình thương đã làm rung động lòng người và làm cơ hội phát triển.
2. Tìm cách Giúp dân phòng và chữa bệnh:
Dễ, Nhanh, Hiệu Quả, Gần, Ít Tốn Kém với các bệnh ban đầu. Đó là sức mạnh của y học cổ truyền Việt Nam.
Nếu xây dựng phát triển Việt Y, trước tiên phải phát triển cho dân: giúp cho dân biết phương cách điều trị: Dễ, Nhanh, Hiệu Quả, Gần, Ít Tốn Kém.
Phương pháp thật dễ hiểu, gần gũi, có thể làm được khi bị bệnh tại nơi mình sống… bằng bấm huyệt, xoa bóp, chích lễ, tập dưỡng sinh, sống dưỡng sinh…thức ăn hỗ trợ, dùng cây cỏ từ tự nhiên gần gũi, với những bài thuốc dễ kiếm và hiệu quả cũng như an toàn.
Thường thì thầy thuốc ngồi chờ khi bệnh nhân có bệnh thì tới tìm mình, cách làm nầy hiện nay là phổ biến.
Còn một cách khác là thầy thuốc đến khi dân chưa bệnh và đang có bệnh nhẹ ban đầu, bằng cách nào? Hiện nay bằng truyền thông, báo chí, tọa đàm, hội thảo… chuyển giao các cách chữa bệnh và phòng bệnh theo y lý cổ truyền dân tộc. Nhằm tạo nâng cao nhận thức về y học cổ truyền trong nhân dân.  (Bản KẾ HOẠCH Số 114/KH- UBND Quận Gò Vấp – phần mục tiêu).
  Khi dân đã ủng hộ và đồng thuận thì đường phát triển không còn khó khăn nữa. Muốn được những điều ấy, học thuật phải vững vàng, y lý uyên thâm, rèn luyện tâm tài vững chắc mới thành tựu.
3. Phát triển Y Học Thuật và kế thừa:
Không chuyên cần nghiên cứu học tập thì không có sự tiến bộ. Như Thiền sư Tuệ Tĩnh, y tổ Việt Nam, người xưa gọi là Thánh y, nhà Minh gọi là “Lưỡng Quốc Đại Y” – dân gọi là “Thánh Thuốc Nam” – người tu gọi là “Đại y Thiền Sư”. Những danh hiệu cao quý ấy, cả thế giới có được mấy người, hỏi họ không tu dưỡng, không đêm ngày miên mật đọc sách nghiền ngẫm suy tư làm sao đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước. Bằng một câu thơ đã xác định lập trường Thuận Lý Trời Đất, tóm gồm mọi y lý y học cổ truyền: “Tôi tiên sư kính đạo tiên sư, thuốc Nam Việt trị người Nam Việt”. Bằng một phương thế bảo tồn sức khỏe cho dân cường thịnh với hai câu thơ giản đơn thấm đượm lòng người: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần – Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”. Việt Nam còn thêm một Y tổ Hải Thượng. Đừng tưởng Lãn ông là người lười biếng, với bộ sách Y Tông Tâm Lĩnh lừng danh không thể được sinh ra bởi một người biếng nhác không tu dưỡng nghiên cứu được? Cái học sâu thẳm đến độ phát tiết tự nhiên cho nền tảng tu dưỡng của hậu thế, học mà đóng cửa đọc sách nơi thâm sơn cùng cốc, cái học quên, bỏ không màng danh lợi. Đó là gương tu học của các thánh hiền Việt Nam. Xin đừng mơ có ngày chúng ta mạnh, nếu không theo gương của thánh hiền Việt Nam.
4  . Mở rộng nuôi trồng dược liệu và quy mô cơ sở khám chữa bệnh:
Một việc rất quan trọng là bảo vệ nguồn dược liệu Việt Nam. Bảo vệ và nuôi trồng, bảo vệ bài thuốc, con, giống.. đang còn không đi vào hủy diệt, trồng và bảo vệ cái đang cần và đang thiếu cho dân cho nước, cho nhu cầu xử dụng điều trị. Hiện nay không có đất lớn để trồng, nên trồng từng nhà, nhà nào cũng trồng vài cây thuốc… biến thành một tổ thuốc, một khu phố thuốc…. và chúng ta có vườn thuốc rất dễ dàng, gần và dễ kiếm.
Xin đừng mua cái mình đang có, bỏ cái mình đang nhiều, như vậy là làm nghèo nhanh đất nước. Phát huy mạnh mẽ dùng Thuốc gần Người, xây dựng các vườn thuốc trong dân, gần dân, nơi nào cũng có, một cây, hai cây, ba cây, và một vườn cây. Biến thành phố thành vườn thuốc cho dân. Việc tiếp theo là xây dựng các phòng khám tập thể nhiều lương y, nên chấm dứt xây dựng một phòng khám một lương y, vì lẻ loi và không hiệu quả cho thời đại ngày nay.

IV. Các việc Hội Đông Y có thể suy nghĩ thực hiện:
1.     Giúp dân dùng thuốc Việt Nam, chẩn đoán và điều trị bệnh ban đầu tại nhà: với phương hướng sử dụng Thuốc Gần Người bằng cuốn sách nhỏ được biên soạn bởi Hội Đông Y thành phố: nên là sách mở trên website, để có thể thêm bớt hằng ngày, để sự đóng góp của các thầy thuốc được rộng khắp, và cũng in thành sách để cho dân tiện dùng.
Chúng ta tự hỏi: Thầy thuốc ngồi tại phòng khám đợi bệnh nhân đến, hay có chương trình đến với bệnh nhân? Nên cả hai, quan trọng hơn là thầy thuốc đến với bệnh nhân. Bằng con đường nào? Chuyển giao những kinh nghiệm có thật, điều trị hiệu quả ban đầu các bệnh tại nhà, qua các kênh truyền thông, các buổi tọa đàm. Nên chú trọng Thuốc Gần Người, các cây thuốc đơn giản và hiệu quả thật do đã được dùng. Các phương cách sống, các kinh nghiệm dự phòng bệnh tật và điều trị có hiệu quả ban đầu qua: cách tập dưỡng sinh, cách ăn uống thực phẩm, cách phòng bệnh khi trái nắng trở trời…mạnh mẻ và thiết thực hơn quá chú trọng dùng thuốc và quảng cáo thuốc. Dân sẽ yêu mến ngành y học dân tộc vì đã đem lại hữu ích thật cho đời sống của họ. Dân đã yêu tất nhiên NÓ sẽ cường thịnh.
   Sách “Cẩm Nang Việt Y” – Giúp dân điều trị các bệnh ban đầu tại nhà: dễ, nhanh, hiệu quả, gần, ít tốn kém.
Sách phải nói được: - Phòng: gồm dưỡng sinh, vệ sinh, tinh thần, việc tốt và - Chữa bệnh: chỉ bày các bài, vị thuốc mang lại hiệu quả cho dân. Nếu đem lại lợi ích cho dân thật sự, chính nhân dân sẽ làm cho nền y học nước nhà Vững, Bền, Mạnh. Đó là con đường ít tốn kém, phát triển nhanh, rộng và vui mừng.
2.     Viết và trình bày bệnh án: về phía các thầy thuốc điều trị, nên chăng phải viết Bệnh án điều trị trình Hội Đông Y các cấp, mỗi năm một bệnh án, khi viết bệnh án, tất nhiên phải nắm được: có thể đọc được một số căn bản cận lâm sàng: xét nghiệm, XQ, Siêu âm, điện tâm đồ.. vì đây là sự thật hiển nhiên liên quan đến bệnh lý, hỗ trợ mạnh mẽ chẩn đoán. Nói được Vọng Văn Vấn Thiết rõ ràng dứt khoát, sâu sắc và chắc chắn, giúp đề ra Bát Cương Bát pháp dễ dàng.
Nhờ phương cách nầy phát huy tính Tự Học, Cùng Học, và Được Truyền Thụ. Người như Y Tổ còn phải viết Âm án và Dương án để lại cho mình sự tu học và cho đời để soi xét. Như các bệnh viện của Tây y không có bệnh viện nào không trình bệnh án, dù rằng các vị ấy là những người rất giỏi. Sự thật các bác sĩ được đào tạo sáu năm, khi ra trường còn nhiều lúng túng, nhờ được các vị thầy tiếp tục hướng dẫn, đồng nghiệp tương đắc, và liên tục trình bệnh án, sau vài năm họ đã tiến bộ như nền y học mà chúng ta đang thấy. Nếu như các lương y, với sự học như thế thì mấy ai được giỏi thật sự? nên lòng của nhân dân càng ngày càng giảm sút là tất nhiên, bạn có dám tin một người làm nghề y mà không thường nghiên cứu tu học không? Trình bệnh án mỗi năm một lần sẽ tìm ra được nhiều bài học quý giácon người quý giá chân thật, tại sao một điều dễ như thế mà chúng ta chưa làm được?
3.     Sâu sát với các lương y giúp cơ quan quản lý ngành y cấp phép đủ điều kiện hành nghề: Hội đông y nên dựa vào bệnh án được trình để sâu sác với các Lương y, dùng chứng từ nầy làm cơ sở cho điều kiện hành nghề và phong danh hiệu về sau.  Làm cơ sở trình cho cơ quan chủ quản quản lý hành nghề y học cổ truyền, tránh được tai tiếng về sau. Nếu liên kết nầy thành tựu, chắc chắn Sở Y tế sẽ yên tâm về đội ngũ y học cổ truyền vì có hồ sơ đối chứng và có sự chứng thực của Hội Đông Y các cấp. Chỉ cần động thái nầy, tất cả các người hành nghề đông y sẽ liên kết lại, đây là Dây Cột Bó Đũa, chắc chắn Hội sẽ mạnh, mang lại tính thiết thực như chủ trương của Đảng và Chính Phủ khi trao quyền và yêu cầu Hội Đông Y xây dựng và phát triển nên y học đất nước. Phương cách nầy không tốn tiền của đất nước mà nền y học sẽ tăng tiến rất nhanh, đó là điều có thật, như chính BS Trương Thìn chủ tịch Hội Đông y Thành phố từng nói: “một đội ngũ đông đảo mà nhà nước không hề tốn đồng tiền nào”.
4.     Sự khó trong Hội Đông y:  Có một thực tế, hội viên khi có điều cần cho sự học thuật, hoặc điều kiện hoạt động nghề nghiệp, hoặc gặp khi khó khăn trong công tác… thì họ đến tìm Hội Đông y giúp giải quyết. Sau khi đã có đủ các yêu cần mình cần thiết, thường ra đi và ít khi trở lại, thỉnh thoảng còn ít người nhớ lại tình nghĩa xưa. Nên Hội ghi tên có đông, mà sinh hoạt thường vắng vẻ, do cái người cần thì Hội không có, hay đã trao rồi … và vì thế Hội suy yếu là do ít người nhiệt thành tham dự. Sự thật hành nghề y học cổ truyền mà với học thuật được truyền giảng trong nhà trường, lớp, viện… và với một ít điều kiện quy định của pháp luật … thật ra chỉ là khung sườn mà thôi. Để trở thành một Thầy thuốc của y học cổ truyền còn rất nhiều việc cần tu dưỡng và đào luyện, cần trao đổi với nhiều người, cần tu học nhiều nơi để xứng tầm mỗi ngày cho xứng với danh vị ấy. Tất cả những điều đó thường có trong Hội đông y các quận huyện và các thầy thuốc khắp nơi. Hội đông y có thể tổ chức hội thảo, giảng dạy, trao đổi… để nâng cao trình độ nói chung. Nhưng khi tổ chức thì ít hoặc rất ít người tham dự. Người tổ chức cũng buồn và người tham dự cũng chán, nên các buổi ấy lần hồi suy yếu và tan vỡ hoặc hình thức chiếu lệ không mang tính thiết thực.
Vì thế, nếu có sự đồng thuận, xin quy định rằng: muốn hành nghề Y HỌC CỔ TRUYỀN phải có chứng nhận của Hội Đông Y.
Chứng nhận điều gì?
A. Có tham dự các buổi sinh hoạt của hội hàng năm.
B. Có trình bệnh án hàng năm.
C. Có đóng hội phí hàng năm.
Một điều quan trọng hơn, là Ban Chấp Hành được chọn lựa từ những người có khả năng Tài và Đức, có lòng xây dựng nền y học dân tộc Việt Nam, xứng đáng gánh lấy trọng trách, đem lại một luồng khí mới cho hoạt động các Quận Hội.
Sự chứng nhận nầy phải của Ban Thường Vụ để tránh hiện tượng tiêu cực. Gồm chủ tịch, phó chủ tịch thường trực và thư ký (người giữ khuôn dấu). Phải có hồ sơ lưu tại văn phòng.
Một chút tỏ lòng, đôi khi cũng còn nhiều vấp váp và thiếu sót, có đồng thuận và không đồng thuận. Mong mọi người cùng nghĩ suy và đóng góp cho con đường phát triển của nền y học cổ truyền không ngừng vươn tới, đem lại một mùa xuân, trổ đầy hoa và hương thơm, tỏa chiếu rộng khắp trên tình tự của mỗi người dân đất Việt.
Xin cám ơn
Gò Vấp ngày 10 tháng 12  năm 2010
BCH Hội Đông Y Gò Vấp 
Lương y Huỳnh Văn Minh
Lương y Dương Phú Cường




 MỘT SỐ KINH NGHIỆM DÙNG THUỐC GẦN NGƯỜI

 1. Chữa viêm xoang:
Có một người bệnh viêm xoang đã lâu, do nghề nghiệp là nướng thịt và ở gần nơi nhiều bụi. Sau khi đi khám tây y, được kết luận là viêm đa xoang. Bệnh nhân được cho dùng nhiều loại thuốc kháng viêm và trụ sinh loại mạnh và mới nhất… sau một thời gian vẫn không lành. Người bệnh rất buồn và lo lắng. Tình cờ bệnh nhân biết một cách xông hơi như sau: dùng 10 gam Gừng tươi, 20 hột tiêu sọ, hai tép tỏi, một giọt dầu Xanh… tất cả giả nát và chế nước sôi vào. Tất cả cho vào trong một ly sứ, khi hơi bốc lên, bệnh nhân để mũi gần và cố gắng hít vào. Sau một lúc thấy dễ chịu. Vài ngày sau thấy bệnh giảm dần và mất các triệu chứng cũ. Lâu rồi cũng không thấy trở lại, cõ lẽ đã giảm nhiều. Một cách khác, thay vì dùng các vị thuốc trên, có bệnh nhân chỉ dùng một loại cây, gọi là cây Xương Khô, cũng gĩa nát và cho nước sôi vào, sau đó thì hít, nghe nói rằng bệnh bớt rất nhiều. Người viết đều chứng kiến những bệnh nhân nầy, và biết rằng trường hợp nầy là có thật.
2. Dời leo:
Bệnh Zona hay dời leo là một loại bệnh viêm nhiễm ở ngoài da, hiện nay cũng có hiện tượng viêm nhiễm cả ở bên trong tai và miệng, nách… gây đau đớn khủng khiếp và kéo dài, giới hạn vận động, gây mất ăn mất ngũ… có trường hợp gây méo miệng và liệt mặt, mất ngũ, rối loạn nhịp tim… thuốc dùng thường là kháng virus: Acyclovir, Famciclorvir, Valacyclovir…có thể lành, không ngăn ngừa chứng đau sau Zona. Ngoài ra còn phối hợp một số thuốc khác, lẽ tất nhiên có một số độc tố và chống chỉ định khá phức tạp. Người ta còn cống nhận hiện nay chưa có phác đồ nào tối ưu cho loại bệnh nầy ([1]). Chúng tôi đã dùng thuốc dân tộc, ngay cạnh nhà, hiệu quả vô cùng nhanh và gần như an toàn tuyệt đối. Cây thuốc đó là cây gì? Xin thưa đó là cây thuốc Dòi, còn tươi. Bạn chỉ cần trồng sẵn một ít nơi chậu cảnh và chữa khá nhiều loại bệnh, cây thuốc nầy dễ mọc và tốt, có thể uống cho mát phổi cũng tốt. Cách dùng như sau: người bệnh nhai cây Thuốc Dòi và đắp vào chỗ bị dời leo. Chỉ cần một phút cảm giác đau nhức đã dần biến mất. Bạn có tin không? Khi có dịp hãy làm thử, bạn sẽ biết rằng sự kỳ diệu của Thuốc Gần Người. Khi cần tham vấn thêm, bạn hãy gọi cho chúng tôi. Đêm cũng như ngày đều được.
3. Mất ngũ:
Mất ngũ ngày nay gặp rất nhiều, do đời sống đô thị càng lúc càng căng thẳng, nhiều điều lo âu và suy nghĩ, tinh thần ngày đêm luôn vọng động… bệnh tật và dùng nhiều loại thuốc cùng lúc… thêm phần dẫn đến căng thẳng. Đường đến trằn trọc thâu đêm dần dần hiện thực. Bạn bắt đầu thấy mình khó ngũ hơn, càng ngày càng nặng và mất ngũ nhiều. Đây là bệnh khó, cần tham vấn thầy thuốc chuyên khoa. Bệnh hình thành do rất nhiều nguyên nhân, cần rất nhiều phương pháp cùng lúc tác động để loại trừ. Mất ngũ là một tình trạng khốn khổ, vô cùng khổ sở, cuộc sống trở nên buồn thảm và thụ động…sau cùng có thể dẫn đến suy nhược thần kinh trầm trọng và bệnh tâm thần dần dần ló dạng.
Bạn hãy thay đổi đời sống. Hãy tìm cho mình một vị Thầy hướng dẫn cho mình cách sống phù hợp với nhịp điệu tự nhiên.
Nên tập dưỡng sinh, nhất là đi bộ, tập các động tác Asana (Hatha Yoga).
Thay đổi thức ăn: đơn giản, dễ tiêu.
Ý hướng tốt, thiện, tích cực, có tình thương.
Châm cứu, bấm huyệt, tập luyện khí và ngồi tĩnh lặng.
Dùng một ít thuốc từ tự nhiên: Mắc cở, Lạc Tiên, Đinh lăng, lá Sen, Lá Vông nem…
Bạn hãy tin chắc rằng, rồi mình sẽ ngũ được lại như xưa, nhắc cho một con người tiềm thức bên trong “sự thực ấy”, và tự nó sẽ hành động. Lẽ tất nhiên mất ngũ là một bệnh lý phức tạp, nên gặp thầy thuốc và trao đổi thêm.
4. Sạn thận:
Hôm rồi vừa sáng sớm, bên nhà có một cây Dâu cao lớn và trồng đã lâu năm. Khi chim trên cành bắt đầu hót gọi nhau rộn rã, chút nắng và sương mờ vừa hội tụ, trên cành Dâu có ai đó đang hái vài cọng lá còn thơm mùi sương và màn đêm chưa vội tan. Họ nhìn nhau và chờ đợi, bổng có người hỏi: Anh bạn hái thuốc sao mà sớm vậy? – Cây nầy hay lắm, Bố tôi bị sạn thận 18mm, chuẩn bị mổ. Có người hay và chỉ dùng chừng 20 gam lá Dâu tươi, xay với nước dừa xiêm, xay như xay sinh tố. Sau đó uống một tuần, khi đi tiểu, tiểu ra cục sạn to bằng ngón út. Người nói vừa nói vừa đưa ngón tay út lên. Ánh mai vàng đang rõ dần, tôi nhìn ngón tay ấy tự nhiên khẻ rùng mình, cám ơn ai đã cho biết, thật kỳ diệu. Hiện nay cây Dâu trong thành phố làm sao có được? Nếu chúng ta trồng thì có thật nhiều và rất dễ trồng. Nếu sạn chừng dưới 10 ly thì rất hy vọng. Có thể rằng cơn đau sạn thận sẽ không còn, nếu điều nầy được thêm nhiều bằng chứng hơn thì rất tốt. Bài thuốc nầy không độc và không gây bất kỳ phản ứng phụ nào, xin cứ thử, nếu không thành cũng là một ly nước mát cho đời vơi bớt nực nội.
5. Trẻ em ăn vào hay bị ói:
Các cháu nhỏ ăn vào cứ bị ói, hay bị ói luôn. Vì sao vậy? Có nhiều nguyên nhân, có thể nó không tiêu hóa được thức ăn: sữa, cháo, bột …bộ máy tiêu hóa có vấn đề, hoặc bụng bị lạnh, yếu… Bây giờ phải làm sao?
Dùng gạo lức rang, rang cho nó hơi sậm màu vàng và thơm. Dùng gạo ấy, mỗi lần chừng 100g nấu nước cho nó uống, hoặc dùng nước gạo rang pha sữa, nấu bột, hoặc nấu cháo…sau một thời gian rất ngắn tự nhiên các cháu không còn ói nữa, chúng ta đã thành công.
6. Hơ cứu chữa trẻ em đái dầm:
Có một số bé bị bệnh đái dầm, ban đầu đái ban đêm, sau chuyển qua ban ngày ngũ cũng đái dầm, rồi tiểu không tự chủ. Điều trị cả trong bệnh viện, nhiều tháng, đôi khi uống thuốc cả năm cũng không thành công. Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng đời sống và tâm lý rất nặng nề. Các trẻ nầy thường uống nước đá hoặc nước trong tủ lạnh, nằm ngũ dưới đất, đêm thổi quạt vào người cả đêm… có thể Thận Bàng quang bị trúng hàn, mất khả năng làm chủ việc đi tiểu, cũng có thể thần kinh do trúng hàn khí lâu ngày nên bị mê khi ngũ và không kiểm soát được …
Dùng nhang ngãi cứu của cơ sở Tuệ Hải Đường hơ vào vùng huyệt Bát liêu, huyệt Mệnh môn, Trường cường, Dũng tuyền, Côn lôn…xoa bóp ấm hai bàn chân khi đi ngũ. Sau chỉ có vài ba lần thì hết hẵn. Sau khi lành bệnh phải kiêng không uống nước đá và không nên thường ăn kem lạnh bụng.
7. Đau bao tử:
Hiện nay đau bao tử là bệnh khá phổ biến, có rất nhiều thuốc và nhiều cách chữa. Ở đây chúng tôi chỉ xin trình bày thêm một cách chữa mà chúng tôi đã gặt hái thành công.
a. Dùng Nghệ đen còn gọi là Nga Truật đồ chín cùng với Gừng khô, theo tỷ lệ 1/10. Tất cả đều hấp cách thủy chừng ba giờ, sau đó xay bột rồi uống trước khi ăn, hoặc khi đang đau. Thuốc nầy công hiệu khi đang đau, uống vào cảm giác đỡ đau ngay. Mỗi lần làm phải làm cho được một kilogam và uống cho hết.
b. Dùng rễ cây Sim, cây Sim khác cây Mua, coi chừng bị lầm. Rễ cây Sim sao vàng nấu uống có vị chát nhẹ, không độc, chữa đau bao tử cũng rất hay. Mỗi ngày uống chừng 20g-30g. Theo nhiều người cho biết kết quả tốt và ổn định.
c. Dùng cây Lô Hội, bỏ hai gai hai bên, vỏ xanh bên ngoài vẫn còn dùng được. xay chung với mật ong, như xay rau má. Độ ngọt tùy theo mình thích uống nhiều ít. Mỗi ngày uống chừng 20g Lô hội. Uống nhiều thì đi cầu lỏng, khi thấy như vậy thì bớt Lô Hội lại, khi đi cầy bình thường có thể tăng lên 30g-40g. theo kinh nghiệm chỉ uống ba lần là giảm đau rõ rệt. Nên trồng trong nhà, cây rất dễ trồng, chịu khô hạn tốt. Ngoài ra hỗn hợp nầy còn mang tính giải độc, trừ dư mở, béo phì, làm đẹp, điều hòa máu huyết… và quan trọng là không độc, dễ dùng và an toàn
8. Chảy mũ tai:
Nhiều người khổ vì mũ chảy trong tai ra hoài, rất khó trị. Có một cách đơn giản, sau khi vệ sinh lỗ tai bằng nước Oxy già, lau cho khô bên trong. Dùng mật ong rừng, để càng lâu càng tốt nhỏ vào hai giọt khi đi ngũ. Theo dõi một số ca, thấy an toàn và kết quả khả quan.
9. Giải độc gan, chữa táo bón, dư mỡ trong máu:
Hiện nay chất độc có trong thức ăn, rau củ quả, không khí, nước và đồ dùng hóa chất… con người bị nhiễm độc từ từ làm hủy hoại cơ thể, dẫn đến những triệu chứng mơ hồ, bệnh tật lan man. Có rất nhiều cách giải độc cơ thể và tinh thần. Bài thuốc nầy đơn giản có thể làm gảm độc tố trong cơ thể. Bài thuốc dùng gồm Muồng trâu sao thơm – Trái Nhàu sống – Nghệ khô tẩm đồng tiện. Theo tỷ lệ 4/3/3, tán bột làm hoàn. Mỗi ngày dùng chừng 10g. Bài thuốc nầy trừ mụn và nám, mụn nhọt lâu ngày, ngứa mãn tính… mỡ trong máu có thể uống liều cao hơn. Bài thuốc đặc biệt trị táo bón cho người cao tuổi.
Kết luận: Đây là một ít kinh nghiệm thực chứng của nhiều người làm thuốc, chúng ta còn rất nhiều kinh nghiệm điều trị quý giá đơn giản, ngay từ đầu, nơi nhân dân sinh sống: Hiệu quả, rẻ tiền, tốt, dễ tìm và đúng lúc. Ước mong được nhiều người chung tay góp thêm vào, mỗi ngày một phong phú hơn các kinh nghiệm điều trị thực tiển, giúp minh chứng thiết thực chúng ta đang nắm giữ một kho tàng, một truyền thống, một giá trị văn hóa của người Việt và cho dân Việt An Lành Hạnh Phúc khi làm lui bước bệnh tật.
Gò Vấp, ngày 20 tháng 12 năm 2010
Lương y Dương Phú Cường
                                                                   









BCH Hội Đông y Gò Vấp
Xin chân thành cám ơn sự tài trợ hai triệu đồng của :
1. Ly. Nguyễn Văn Truyền
2. Ly. Dương Phú Cường
Dùng cho công tác in và biên tập Bản Tổng Kết năm 2010 được hoàn thành.


[1] Tạp chí Cây Thuốc Quý số 169 – 12/2010

Không có nhận xét nào: