Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG


 BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG

Sóng gầm, dậy sóng Biển Đông,
Quê hương nguy biến, Dân Hồng nắm tay.
Hiểm nguy lịch sử nhiều ngày,
Sáng minh, bình tỉnh, lập bày, kế thiêng.
Đường đi bảo Quốc nối liền,
Không giờ do dự, Ba Miền đứng chung.
Sóng cao sóng cũng đến cùng,
Lý tình trọn vẹn, Anh Hùng thiếu chi?
Muôn Quốc thông hiểu lý tình,
Thay nhau ủng hộ, Nước mình thoát nguy.
                                                            Thường Nhân

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Lược trích QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ - Số: 176/2013/NĐ-CP



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Số: 176/2013/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013


NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003, Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số ngày 27 tháng 12 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định tại Nghị định này là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
b) Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Vi phạm các quy định về dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế;
đ) Vi phạm các quy định về dân số.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực y tế không quy định tại Nghị định này mà được quy định tại các nghị định khác về xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng quy định tại nghị định đó để xử phạt.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc tổ chức thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người bệnh;
2. Buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
3. Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
4. Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV, tiếp nhận và thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt người nhiễm HIV;
5. Buộc xin lỗi trực tiếp hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
6. Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
7. Buộc hoàn trả số tiền lãi của số tiền bảo hiểm y tế chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế;
8. Buộc hoàn trả số tiền lãi cho khoản tiền chênh lệch do kê khai sai hoặc khoản tiền nộp chậm;
9. Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
10. Buộc xóa bỏ, gỡ bỏ nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
11. Buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai;
12. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng, thẻ bảo hiểm y tế, số tiếp nhận phiếu công bố, rút số đăng ký lưu hành thuốc.
LƯỢC TRÍCH NHỮNG PHẦN LIÊN QUAN VỀ CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH YHCT
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không đeo biển tên;
c) Không sử dụng trang bị phòng hộ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tôn trọng quyền của người bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chỉ định sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì mục đích vụ lợi;
c) Lợi dụng nghề nghiệp để quấy rối tình dục người bệnh;
d) Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được công nhận là biết tiếng Việt thành thạo hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng;
đ) Chỉ định điều trị, kê đơn thuốc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà ngôn ngữ đó chưa được đăng ký sử dụng hoặc người phiên dịch chưa được công nhận đủ trình độ phiên dịch dịch sang tiếng Việt;
e) Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ, bệnh án làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh;
g) Sử dụng hình thức mê tín khi hành nghề.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề;
b) Hành nghề đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề;
c) Hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép, trừ trường hợp cấp cứu;
d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề;
đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề;
e) Không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
6. Xử phạt trục xuất
Người nước ngoài tái phạm các hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 4, Điểm c và Điểm đ Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển hiệu nhưng ghi không đúng so với nội dung ghi trong giấy phép hoạt động;
b) Không công khai tên người hành nghề, thời gian làm việc hoặc không niêm yết giá dịch vụ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người hành nghề là người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết;
d) Không bảo đảm các điều kiện về nhân lực hoặc cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị y tế trong quá trình hoạt động.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối tiếp nhận người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý tổ chức thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc;
b) Không xử lý chất thải y tế theo quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này;
c) Hoạt động không đúng địa điểm ghi trong giấy phép hoạt động.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được phép;
b) Sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề;
c) Không xử lý chất thải y tế theo quy định đối với bệnh viện và phòng khám đa khoa.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thuê, mượn giấy phép hoạt động;
b) Cho thuê, mượn giấy phép hoạt động.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;
b) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu;
c) Triển khai thí điểm hoặc áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm b Khoản 4, Điểm b Khoản 5, Điểm b và Điểm c Khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền thu chênh lệch đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hoặc lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật;
b) Không lập hoặc lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật;
c) Không ghi sổ y bạ theo dõi điều trị đối với người bệnh điều trị ngoại trú;
d) Không thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không giải quyết đối với người bệnh không có người nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không giải quyết đối với người bệnh tử vong theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện việc trực khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hội chẩn khi bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không thực hiện hội chẩn khi đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi;
c) Không tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hành vi không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa mà không được sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, trừ trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh mà nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh;
b) Không bảo đảm đầy đủ số lượng và chất lượng các phương tiện vận chuyển cấp cứu, thiết bị y tế, dụng cụ y tế và cơ số thuốc cấp cứu.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh gây ra tai biến cho người bệnh.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
Nếu có nhu cầu xem toàn văn nghị định xin xem: google search: Nghi-dinh-176-2013-ND-CP

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

CHỮA BỆNH VIÊM ĐA KHỚP

CHỮA BỆNH VIÊM ĐA KHỚP
Lá lốt tài trị đau nhức - Sát trùng tê bại tiêu thực hàng đầu.
Thường Nhân
 gần nhà thuốc, có một bệnh nhân bị đau khớp, các ổ khớp sưng nóng đỏ đau, người bệnh bị giới hạn vận động, mọi cử động sinh hoạt thường ngày hết sức khó khăn. Chạy đủ thầy, chạy đủ thuốc… bệnh không chạy. Mới đầu còn di chuyển chậm, đêm ngày rên la… sau một thời gian không thể cử động được, khi muốn làm vệ sinh phải bò lết đau đớn mới di chuyển được. Cơn đau thấu đến tim, mặt mày khi nào cũng nhăn, miệng khi nào cũng méo… đau đớn vô cùng. Không làm ăn đã lâu ngày, tiền cũng cạn dần, hy vọng cũng mờ xa, đêm ngày nằm yên chịu trận, sống không xong mà chết cũng không được.
Tình cờ có một vị thầy tu trong am, thấy cảnh thương tình mới kêu lại chỉ cho bài thuốc, hy vọng có thể lành.
Nếu chưa đến đường cùng, thì người bệnh nầy cũng chẳng thèm nghe.
Bài thuốc như sau: “chỉ cần dùng cây lá lốt, toàn thân cả rễ lá, 50g/ ngày, giã cho chút muối vắt nước uống mỗi ngày là hết, không được uống nước đá và nước trong tủ lạnh”.
Thần cơ diệu toán, may mắn thay người bệnh động lòng chấp nhận, ghi nhớ và thực hành.
Sau một tuần thấy đỡ, sau một tháng thì hết.
Người bệnh trở lại tạ Thầy, đến nơi thì am cũng không còn và Thầy cũng mất biệt.
Văng vẳng nhớ lại ít lời Thầy khuyên. Thuốc Gần Người, ở đâu cũng có, bảo vệ để khi cần mà dùng, chỉ cho nhau dùng, trồng để có nhiều giúp những người khi bệnh đau.
Thường cái gì nhiều, gần, rẻ tiền, dể kiếm là thuốc quý. Đừng tưởng ít có, phải thuốc ở xa, mắc tiền, khó kiếm mới quý. Lầm có khi chết được.
Ghi nhớ vào lòng, vì Thầy đã giúp con, con cũng sẽ giúp người khác. Tạ ơn Trời đất non nước, tạ ơn Tiên hiền chỉ bày tìm nhiều cây cỏ chữa bệnh hay lạ lùng.