Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

TIỂU ĐƯỜNG TYP I CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

TIỂU ĐƯỜNG TYP I CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
 Lương y DƯƠNG PHÚ CƯỜNG
Trưởng Ban Giảng Huấn Hội Đông y Quận Gò Vấp

Tiểu đường type 1 (còn gọi là tiểu đường vị thành niên) là bệnh lý mạn tính, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormon insulin có vai trò kiểm soát đường huyết, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao. Bệnh thường diễn tiến với các triệu chứng trầm trọng, đột ngột, về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

1.                 Bệnh tiểu đường type 1 là gì?

Bệnh tiểu đường type 1 xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tấn công nhầm tế bào beta của đảo tụy - nơi sản xuất insulin có nhiệm vụ điều hòa đường huyết.


2. Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1
Triệu chứng tiểu đường type 1 thường khởi phát đột ngột và rầm rộ gồm:
- Rất khát nước
- Tiểu nhiều
- Cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ
- Luôn luôn cảm thấy đói
- Vết thương, vết loét chậm lành
- Khô, ngứa trên da
- Mắt mờ
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Nhức đầu
- Cảm thấy chóng mặt
- Chân bị chuột rút
Ngoài ra, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn… Mất nước lâu ngày cũng gây ra suy nhược cơ thể, làm bạn mệt mỏi thường xuyên, tính khí thay đổi thất thường. Những dấu hiệu trên cũng có thể xuất hiện khi bạn gặp biến chứng nhiễm toan ceton do tiểu đường type 1.

3. Biến chứng của tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, sự tác động này sẽ được hạn chế nếu đường huyết của bạn được kiểm soát tốt.
a.     Biến chứng mạn tính:

- Tổn thương mắt (võng mạc): các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc mắt bị tổn thương do đường máu tăng cao kéo dài gây biến chứng võng mạc mắt, có thể dẫn đến mù lòa.

- Tổn thương thần kinh (neuropathy): bệnh có thể gây tổn thương thần kinh theo nhiều cách khác nhau, bao gồm trực tiếp do đường huyết tăng cao gây gián đoạn dẫn truyền hoặc gián tiếp qua hệ thống vi mạch nuôi dưỡng hệ thần kinh. Trong đó, tổn thương thần kinh ngoại biên chiếm phổ biến gồm bàn chân, cẳng chân và bàn tay. Đường máu cao cũng gây hại đến các thần kinh tự chủ kiểm soát nhịp tim, tiêu hóa, chức năng tình dục…

- Loét bàn chân: nếu tổn thương thần kinh ngoại biên không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, kết hợp lưu lượng máu nghèo nàn làm chậm lành vết thương, có thể dẫn đến hoại tử phải cắt cụt chi.

- Bệnh thận: đường huyết cao có thể làm tổn hại đến hệ thống mao mạch lọc cầu thận. Suy thận là kết quả cuối cùng nếu đường huyết vẫn không được kiểm soát.

- Trên tim và mạch máu: tiểu đường type 1 làm tăng nguy cơ đáng kể mắc các bệnh về động mạch vành (cơn đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, huyết áp cao…

b. Biến chứng cấp tính:
Do không thể có khả năng sản xuất insulin mà phải nhận trực tiếp từ ngoài, nên người bệnh tiểu đường type 1 thường bị biến chứng cấp tính nhiều hơn người tiểu đường type 2.
Nhiễm toan ceton: khi tế bào không nhận đủ glucose, cơ thể tăng tạo glucose từ chất béo làm giải phóng quá nhiều acid gây nên tình trạng nhiễm toan ceton có thể đẫn đến tử vong.
- Hạ đường huyết: có thể xảy ra khi tiêm quá liều in sulin hoặc do nhịn đói quá lâu. Bạn có thể gặp các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng ngất, run rẩy, lú lẫn… thậm chí là hôn mê nếu không được bổ sung glucose kịp thời.
Biến chứng là điều khó có thể tránh khỏi ở người bệnh tiểu đường type 1. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ như sử dụng thuốc tiêm insulin, tập luyện, ăn uống khoa học và dùng thêm giải pháp bổ trợ có nguồn gốc từ thảo dược, rất nhiều người bệnh chia sẻ họ đã vượt qua được các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

4. Cách mới chữa bệnh tiểu đường typ 1:

Những thực phẩm có chứa chất bột đường sau khi ăn, qua hệ tiêu hóa đều được chuyển hóa thành glucose - một loại đường được cơ thể hấp thu nhanh chóng vào máu và làm cho đường huyết tăng cao. Để điều tiết đường máu luôn ở mức hằng định, insulin sẽ vận chuyển đường vào trong tế bào nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, một phần được gan chuyển hóa thành glucogen về dự trữ trong gan, để sử dụng khi chúng ta ngủ vào ban đêm hoặc giữa các bữa ăn trong ngày.
Khi máu đi qua gan, gan kiểm soát lượng đường trong máu, và cơ quan kiểm soát đầu tiên về đường chính là các tế bào gan qua các tĩnh mạch cửa và động mạch chủ (Theo sách Sinh lý GP trường ĐHY Dược TP. HCMChương Tiêu hóa). Khi gan suy yếu, hoặc thần kinh điều khiển hoạt động bị rối loạn, hoặc khi một yếu tố nội môi có vấn đề trong gan, cũng xuất hiện tình trạng đường cao trong máu qua gan không kiểm soát được. Đừng vội cho là thiếu insulin.
Tế bào beta của tiểu đảo tụy bị phá hủy dẫn tới bệnh tiểu đường type

*    Các tế bào trong Tụy Tạng sản sinh hormon insulin chưa dừng hẳn, chưa chết khả năng hoạt động.
*    Chúng ta tìm cách cho nó hoạt động trở lại, cho Tuyến Tụy họat động trở lại! sản sinh insulin được không? Được.
  1. *    Kết hợp với tập luyện, phải có bài tập luyện, được hướng dẫn bởi chuyên gia.
  2. *    Thức ăn phải được hướng dẫn chi tiết tùy theo thể trạng từng người.
  3. *    Thuốc được tư vấn của thầy thuốc có chuyên môn, sẽ có nhiều hy vọng, hơn là dập tắt hoàn toàn hy vọng và chỉ trông chờ vào chích insulin. Lâu ngày dẫn đến kiệt quệ và khổ đau.
  4. *    Kính mời Quý bệnh nhân vui lòng gởi Message tại trang Face: “chữa bệnh tiểu đường”, chúng tôi sẽ hồi đáp. Vì đây là một bệnh nặng và nhiều biến chứng nguy hiểm.

*    Nên tốt nhất là gặp trực tiếp Lương y Dương Phú Cường tại phòng khám Thiên Thảo Đường số 1050/73/1 Quang Trung, P. 8, Quận Gò Vấp, trong các ngày 2, 4, 6 vào buổi sáng 8g – 10g.  (Vui lòng gọi ĐT: 0903991960 trước). Người chủ trì nghiên cứu và sản xuất sản phẩm hạ đường SIKAI đang cầm trên tay.



 1



Không có nhận xét nào: