Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

TUỆ TĨNH THIỀN SƯ - Y TỔ TUỆ TĨNH


 Dương Phú Cường
Trong giây phút yên bình và tươi mới của mùa Xuân, chúng ta lại nhớ về một vị thầy, Y Tổ Tuệ Tĩnh.  
Chúng ta lại nhớ về một vị thầy, Y Tổ Tuệ Tĩnh. 

Nói về một sự kiện mới vừa xảy ra, với hai người khác nhau cùng chứng kiến, đã có hai trình thuật khác nhau. Cũng vậy trình bày một con người cách đây đã 700 năm, làm sao không khỏi “Tam sao thất bổn”. Tuệ Tĩnh đã sống cách đây quá lâu, có rất nhiều sách viết về Người, với cách viết đôi lúc như là nghi vấn.
Tuệ tĩnh có thể sinh vào khỏang năm 1225 – 1414, vào đời Trần. Có sách nói Tuệ Tĩnh có thể sinh vào đời trần Duệ Tông (1372 - 1377).
Quê ở làng Nghĩa Phú, phủ Thượng Hồng, nên Người có biệt hiệu là Hồng Nghĩa.
Đã học và tu tại chùa, vị sư thông minh lỗi lạc, thi đậu tới bằng Hoàng Giáp, bị bắt cống cho nhà Minh Trung Quốc, chữa khỏi bệnh cho Tống vương phi, được vua nhà Minh phong “Lưỡng Quốc Đại Y”, bia đặt tại làng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Mở nhiều phòng khám cứu dân.
Sự nghiệp lẫy lừng về y học, để lại cho đời hai bộ sách: “HỒNG NGHĨA GIÁC TU Y THƯ và NAM DƯỢC THẦN HIỆU”…
Đó là những dòng thông tin mà hậu thế đã viết về Người trong nhiều tư liệu mà ngày nay chúng ta có được.
Ai cũng biết Tuệ tĩnh là vị thầy thuốc dùng thuốc Nam. Được dân tôn phong là “Thánh Thuốc Nam”, “Đại Y Thiền Sư”. Ai cũng biết Tuệ Tĩnh là một ông thầy chùa, một vị thiền sư. Trong sách Nam dược thần hiệu hay trong Hồng nghĩa giác y thư không nói đến cách tu Thiền để giác ngộ. Ai cũng biết Tuệ Tĩnh là một vị Đạo sư, người dạy cho học trò chữ và tu thân.
Người đời thường gọi bằng thầy và kính trọng ba hạng người: Thầy thuốc, Thầy tu và Thầy giáo. Cả ba danh xưng nầy đã có nơi vị Y TỔ TUỆ TĨNH Việt Nam. Ngày nay chúng ta tôn xưng con người ấy, thật xứng đáng biết bao? 
Người đời thường Thương Kính ba hạng người: Thầy thuốc, Thầy tu và Thầy giáo. Cả ba danh xưng nầy đã có nơi vị Y TỔ TUỆ TĨNH Việt Nam.

Có lẽ các vị thầy thuốc biết về y tổ Hải Thượng nhiều hơn là y tổ Tuệ Tỉnh, vì các phòng thuốc hành nghề đa phần là xữ dụng phương thang thuốc bắc mà rất ít phòng thuốc dám dùng phương thang và điều trị theo cách như y tổ Tuệ Tĩnh. Tâm sao thì tướng vậy. Nhìn bên ngòai tự thấy bên trong. Trong ngòai là một.
Y tổ có một số bí mật sau:
Ø               Bí mật thứ nhất: y tổ Tuệ Tĩnh không phải là người dùng thuốc Nam, cái nền tảng của người không phải là trị bệnh. Cái gốc rễ bên trong, nồng ấm thiết tha, nung nấu sục sôi chính là lòng thương người. Thương dân thương nước, cảm thương sự khốn cùng của dân mà biến hiện pháp duyên cứu đời, biến hiện đầu tiên là dùng thuốc giải bớt bệnh tật.
“Thương dân chết yểu tiên thánh đã để lại Đồ Kinh, hậu sả á tìm nơi diệu quyết.  Tôi tiên sư kính đạo tiên sư ,  Thuốc Nam Việt trị người Nam Việt”.
Ø            Bí mật thứ hai: Thầy ngộ được Quy Luật Biến Hóa Tự Nhiên, trong đó có lý Tam tài “Thiên Địa Nhân” hợp nhất. Người với trời đất tương hợp, đồng khí. Vì thế, dùng ngay cây cỏ làm Thuốc Gần Người cứu dân. Xây dựng nhiều phòng thuốc giúp dân, vang dội sự thực về đường lối lý luận Thuốc  Gần Người là hòan tòan chính xác, các phòng thuốc mang lại hiệu quả nhiều cho dân. Uy tín cho đến tận ngày nay vì thuận lý với trời đất. Xưa nay chưa ai làm thuận lý trời đất mà mất uy tín bao giờ. Mở ra một chương mới cách dùng thuốc ở gần người, chứ không phải thuốc chỉ có một phương là phương Bắc. Xác quyết tính tự cường của mọi dân tộc, mọi thời đại ở khắp nơi trên thế giới chứ không phải chỉ có ở Việt Nam. Môn khoa học y tổ Tuệ Tỉnh khám phá ngày nay người ta gọi là môn Dân tộc sinh thái dược học (Ethnoecophar - macology). Cuốn sách Nam Dược Thần Hiệu là minh chứng chuẩn xác về vấn đền nầy. “Vật trước mắt đều những thuốc rành, Người trên đời đều lên cõi thọ. Trước hiên ba căn lều muốn che có thư đường. Sau nhà thỏi đất thường dùng làm dược phố”. Đây là hoa quả của lòng yêu con người, thương dân thương nước và cũng chính là Đức vậy.
Ø           Bí mật thứ ba: Thần phương để tiêu trừ bệnh tật chính là nơi lối sống của tâm thức lành mạnh. Trình thuật nầy xác quyết một thực tại ngòai sắc tướng được nhìn thấy, còn một thực tại vô hình làm hao tổn thân xác con người, đó chính là tâm thức của dục vọng. Tâm thức nầy lôi cuốn con người làm hao tổn nguyên khí dẫn đến bại họai bằng phương châm nổi tiếng:
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần,
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.
Ba bí mật nầy xuất phát từ trí Huệ của người TU THIỀN: Từ bi, Chân lý, và Hành động.
·    Phòng thuốc cứu dân là do lòng từ mà có. Coi chừng có phòng thuốc mà không có lòng từ là không giống tâm ý của y tổ.
·    Chân lý là ngộ được nguyên lý vận hóa của Thiên Địa với Người nên mới biết thuốc ở gần người. Nghiên cứu đem dùng thi mang lại hiệu quả. Biết được tâm thức tham dục, vọng tưởng đảo điên làm hại con người nên dùng phương châm “Bế tinh, dưỡng khí tồn thần…” để răn dạy phòng bệnh tật. Khi chưa bệnh thì phòng, khi lỡ mang bệnh thì có thuốc hay để dùng.
·      Hành động là đem điều biết ra thực hiện. Nếu Tổ biết mà không hành thì như không biết. Muốn hành phải có động lực nuôi dưỡng, đại hùng đại dũng, từ bi vô hạn mới thực hiện được.
Chúng ta thường gọi Ngài là Tuệ Tĩnh thiền sư quả đúng như vậy. Đây là kết quả của một đời tu đã biến một con người Việt Nam quê mùa thành một nhà khoa học, một thầy thuốc lừng danh tận phương Bắc. Cả về Y đức và y thuật.  Trên hết là một con người yêu nước thương dân vô hạn, hiến cả đời mình cho tổ quốc quê hương.
Cái điều mà Tuệ Tĩnh muốn cho dân cho nước có lẽ là: An lạc thân tâm, trường thọ và hạnh phúc. Noi theo Người, có thể là tâm nguyện của của nhiều thầy thuốc ngày nay khi tôn Người làm y tổ.
Nhân dịp đầu xuân, nhớ về tiên tổ hiền nhân. Chúng ta nhớ về Người, dâng lên người nét Tâm hương. Để ngẫm suy đời làm thuốc, để soi lại mình với Người, để uốn nắn sửa đổi như gương lành của thánh nhân thể hiện. Để quyết liệt hành động mong mang lại cho dân cho nước, sự ấm áp của lòng từ bi, của chân lý, như mùa xuân đang về, đang lớn trên quê hương Việt Nam thân yêu nầy.


Không có nhận xét nào: