Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Nguyên nhân các chứng bệnh hè thu


HỘI ĐÔNG Y GÒ VẤP

NÓI VỀ NGUYÊN NHÂN CÁC CHỨNG BỆNH
MÙA HÈ – THU

Bút Hiệu: Huệ Minh
Ly. Huỳnh Văn Minh, CT Hội Đông y Gò Vấp, tác giả bài viết

a) Bệnh thấp ôn:
- Bệnh này do cảm nhiễm phải khí thấp ôn (ẩm nóng) thường phát ở cuối mùa hạ, đầu mùa thu. Khí nóng và mưa, độ ẩm cao.
- Thường có các triệu chứng sau: sốt, sợ lạnh, nóng đầu, đau mình, hong bụng đầy trướng hoặc buồn bực. Bệnh thường triền miên từ nhẹ đến nặng. Y học hiện đại cho là nằm trong bệnh thương hàn.
+ Nguyên nhân:
- Do cơ thể suy yếu dễ bị thấp ôn xâm nhập thuộc âm tà. Tính năng trì trệ lại bị khí âm nóng nung nấu nên bệnh thường dai dẳng lâu khỏi. Bệnh này thường quan hệ lớn đến tỳ vị, công năng của tỳ vị kém vận hóa lại bị ngoại tà xâm nhập, phối hợp thành bệnh. Người chính khí mạnh, bệnh phần nhiều ở vị nhiệt nặng hơn thấp. Người chính khí yếu bệnh phần nhiều ở tỳ, thấp nặng hơn nhiệt, tuy nhiên ít phân biệt được rõ thấp hay nhiệt cái gì nặng hơn. Bị nung nấu triền miên sẽ biến thành tảo nhiệt, làm hao tổn huyết dịch, dẫn đến táo kết. Nên chú ý nếu nóng lâu vào phần huyết sẽ sinh ra âm hư huyết nhiệt lâu ngày không khỏi.
* Bệnh này chia làm 3 thể:
a. Tà ở vệ khí:
- Có các triệu chứng phát sốt sợ lạnh, váng đầu, mệt mỏi, hong bụng đầy buồn hoặc ho khúc khắc, không khát nước, tiểu vàng dắt, chất lưỡi nhột, mạch nhu hoản.
* Luận giải:
- Bệnh mới phát do thấp ôn (nóng ấm), bị uất ở ngoài, vệ khí không thông nên phát sốt, sợ lạnh, thấp trở ngại đến phần dương nền đau đầu. Thấp vốn chất nặng, trở ngại kinh lạc nên người thấy nặng nề, mệt mỏi. Thấp tà trở ngại tỳ vị nên hong bụng đầy buồn, không biết đói, phế khí bị trở ngại nên ho. Tóm lại do thấp nhiệt nung nấu.
- Cách chữa: Thông khí hóa thấp
- Bài thuốc: Tam Nhân Thang gia giảm.
+ Hạnh nhân: 8gr                             + Hoạt Thạch: 6gr
+ Bạch khấu: 2gr                             + Trúc Diệp: 6gr
+ Y dĩ nhân: 10gr                             + Gia mộc hương: 4gr
+ Hậu phát: 6gr
+ Bán hạ: 6gr
+ Thông thảo: 4gr
- Trong bài dùng hạnh nhân để tuyên thông phế khí thảo khấu, mộc hương để hóa thấp, ý dĩ để thẩm thấp nhiệt (thấm khô) phối hợp với bán hạ, hậu phát để khí đi xuống và giải đầy buồn ở vùng bụng, thông thảo, hoạt thạch, trúc diệp dễ thanh nhiệt lợi thấp.
b) Tà tích ở khí phân: (Tà chứa ở phần khí)
- Có các triệu chứng: sốt, không ra mồ hôi, ngày nhẹ, đêm nặng, hong bụng đầy buồn, nôn mửa, khát mà không muốn uống, hoặc ưa uống nước ương, tiểu tiện ngắn dắt, đai tiện khô hoặc đi lỏng, chất lưỡi trắng hoặc đỏ, riêu lưỡi mỏng, mạch nhu hoản hoặc nhu sác.
- Luận giải:
Do thấp nhiệt ở dương minh khí phận nên phát sốt, không ra mồ hôi và nôn nửa buồn bực, là do thân nhiệt uất ở bên trong, thấy nhiệt ứ động xuống dưới nên tiểu tiện vàng đặt, đồng thời tiện khó khăn do khí táo, rêu lưỡi đỏ, mạch nhu sác cũng do thấp nhiệt sinh ra.
* Phương pháp chữa: Thanh nhiệt, hóa thấp thông khí, giải biểu.
* Phương dược: Liên phát ẩm gia giảm.
- Hoàng liên: 8gr                             - Bán hạ: 6gr
- Hậu phát: 6gr                                 - Thạch xương bồ: 6gr
- Đậu  cổ : 8gr                                  - Lô căn: 8gr
- Sơn chi: 4gr                                   
Trong bài dùng hoàng liên, hậu phát để thanh nhiệt láo thấp, chi tử, đậu đen để tiết nhiệt khí, xương bồ bán hạ để đưa khí độc xuống, lô căn vừa thanh nhiệt vừa sinh tân, gia thêm hoắc hương, hoạt thạch, thông thảo để thẩm thấp lợi tiểu, làm cho thấp nhiệt mau được thanh giải. Nếu thấp nhiệt lưu trú lâu ngày, phát sốt liên miên, phát ban dùng bài Ngọc âu đơn. Nếu ra nước mũi hôi thối dùng bài, các căn, hoàng câm, hoàng liên thang. Nếu phân mùi tanh dùng bài vị linh thang nếu có sốt rét hoặc sốt từng cơn dùng bài Đạt nguyên ẩm.
* Ngọc Âu đơn
- Sơn từ cô: 4
- Tục tùy tử: 2
- Đại kích 2
- Xạ hương: 0,1
- Ngưu hoàng: 1
- Chu sa: 0,1
- Ngã bội tử: 1
* Vị linh tán
- Thửa truật: 6
- Hậu phát: 6
- Trần bi: 6
- Cam thảo: 2
- Sinh khương:  3 lát
- Đại táo: 3 trái
- Quế chi: 2
- Bạch truật:  6
- Trạch tả: 6
- Phục linh: 8
- Trư linh: 6
* Đạt nguyên ẩm:
- Binh lang:
- Hậu phát:
- Thảo quả:
- Tri  mẫu:
- Thược dược:
- Hoàng cầm:
- Cam thảo:
- Các căn: 20gr                     Công dụng: giải biểu thanh nhiệt
- Hoàng câm: 12                  Chống chỉ định: Không dùng trong chứng tả lỵ
- Hoàng liên: 0,8                                                thuộc hư chứng
- Chính thảo: 4
c. Tà thích ở phần huyết
- Có các triệu chứng: Phát sốt, buồn bực, mê sảng, hoặc phát ban, đái ra máu, lưỡi đỏ miệng khô, mạch tế sác.
- Luận giải: Do thấp nhiệt mất hỏa, thành hỏa, hỏa đưa khí vào phần huyết, truyền vào tâm bào, nên phát sốt buồn bực, nói nhảm, thậm chí hôn mê phát ban, xuất huyết.v.v.. dẫn đến bệnh nặng
- Phép chữa: Lượng huyết tư âm, thanh tâm giải độc
-  Phương thuốc: Tê giác địa hoàng thang gia giảm (thiên kim phương)
- Tê giác: 12gr                     - Đơn bì: 12
-  Sinh địa: 20gr                   - Xích thược: 10
Giải thích: Trong bài dùng tê giác, sinh địa để lương huyết, giải độc là chính, xích thược đơn bì để lượng huyết cầm máu, gia thêm từ thảo – thanh diệp, bản lam căn, kim ngân để giúp lương huyết giải độc nhanh hơn.
Tóm lại bệnh thấp ôn, so với bệnh ôn thuộc dương tà, thấp thuộc âm tà. Tính chất khác nhau hợp lại thành bệnh, mới phát bệnh mau khỏi, bệnh lâu ngày dẫn đến trầm trọng. Nếu thấy nặng thì hại phần dương khí, không dùng vị đắng lạnh. Nhiệt năng sẽ hại phần âm huyết, không nên dùng vị cay uống.
- Trích đọc quyển chữa bệnh nội khoa bằng YHCT Trung Quốc do viện nghiêm cứu YHDT Thượng Hải.
- Bài này trích đoạn ra tặng Quý bạn, quý đồng nghiệp cập nhật kiến thức YHCT.

Huệ Minh trích dẫn.

Không có nhận xét nào: