Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Lớp phổ cập kiến thức YHCT khóa I - Phần II. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

Lớp phổ cập kiến thức YHCT khóa I - 

Phần II. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

Lương y VÕ PHƯƠC HƯNG

Lương y DƯƠNG PHÚ CƯỜNG

Biên soạn

I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG:
 A. Âm Dương là 2 mặt đối lập của sự vật: vạn vật đều cõng âm bồng dương.
 B. Quy luật của Học thuyết Âm dương:
 1. Âm dương đối lập.
 2. Âm dương hổ căn.
 3. Âm dương tiêu trưởng.
 4. Âm dương bình hành.
 C. Đặc biệt:
 1. Lưu ý âm dương THỂ và DỤNG.
 2. Quy luật điều hành âm dương: Đạo.
 D. Quy nạp vào âm dương:
 1. Ở thiên nhiên.
 2. Ở con người.

II.  HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH:
 A. Nguồn gốc: Học thuyết Ngũ Hành thoát thai từ học thuyết Âm Dương (Thái dương, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm).
 B. Quy luật của Học thuyết Ngũ Hành:
 1. Ngũ Hành tương sanh.
 2. Ngũ Hành tương khắc.
 3. Ngũ Hành tương thừa.
 4. Ngũ Hành tương vũ.
 C. Quan hệ các quy luật, quy luật Bình Thường và Bất Thường:
 1. Quan hệ các quy luật.
 2. Quy luật Bình Thường và Bất Thường.
 D. Quy nạp vào Ngũ Hành:
 1. Ở thiên nhiên.
 2. Ở con người.
 Đ. Học thuyết Ngũ Tà:
 1. Chánh tà.
 2. Hư tà.
 3. Thực tà.
 4. Vi tà.
 5. Tặc tà.
 6. Học thuyết Ngũ Hành cũng là học thuyết Nhân Quả.
 E. Quan trọng của hành thổ:
 1. Gia đình hành Thổ ở con người: Tỳ-vị.
 2. Ngũ hành sinh khắc của Tỳ-vị.
 3. Những mâu thuẫn của gia đình Tỳ-vị.

NỘI DUNG 
I. Học Thuyết ÂM DƯƠNG:
A.                  Khái niệm:
Qua hiện tượng học thuyết khí hóa, ta thấy rằng sự vật có mất cũng không hòan tòan mất hết mà là tạo điều kiện để sinh thành một vật chất mới.
 Vậy trong mỗi sự vật đều có hai mặt âm dương trái nghịch nhau, như Lão Tử bảo: vạn vật đều cõng âm bồng dương.
B. Quy luật âm dương:
Học thuyết âm dương có bốn quy luật.
1. Âm dương đối lập: nhất âm nhất dương chi vị Đạo ([1]). Đạo là một quy luật chi phối và điều hòa hai mặc âm dương đối lập, từ cái cực đại là vũ trụ đến cực tiểu là hạt nguyên tử.
Ví dụ 1: quả địa cầu và mặt trăng đi một vòng quanh mặt trời theo hình elip khhỏang 360 ngày để có bốn mùa – tháng Năm chưa nằm thì sáng, tháng Mười chưa cười thì tối- trong khỏang không gian bao la vô tận đó, nó không hề đi lệch dầu một mét hay nhanh chậm dầu một giây đồng hồ.
Ví dụ 2: tại sao con lươn biển hoặc con cá Hồi biết trở về cội nguồn nơi sinh sãn ra nó để sanh dù cách mấy nghìn hải lý.
Ví dụ 3: Con gà sao đúng giờ là nó gáy?
Ví dụ 4: Hoa mười giờ nở đúng 10 giờ, hoa Quỳnh nở đúng vào giờ Tý.
2. Âm dương hổ căn: âm trung hữu dương căn, dương trung hữu âm căn  ([2]) Căn là gốc, trong được có mất, trong mất có được ([3]).
Ví dụ:
1. Danh tướng công thành vạn cốt khô.
2. Tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó.
3. Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
4. Như người nam cái dụng là dương, lao động nặng nhọc, nhưng gốc người nam là âm là tinh trùng, người nữ cái dụng là âm vì tay chân mền yếu, nhưng nõan sào là dương.
5. Tay trái là dương, nhưng mạch xích lại là thận thủy chủ âm, tay phải là âm, nhưng mạch xích là mạng môn hỏa là dương.
3. Âm dương tiêu trưởng: vật cùng tắt biến, vật cực tắt phản ([4]). Có biến mới có thông.
Ví dụ:
a)   Ngày cùng cực 12 giờ trưa, sẽ chuyển thành đêm, đêm cùng cực 24 giờ khuya sẽ chuyển thành ngày.
b)  Cùng cực trăng tròn, sẽ trở lại trăng khuyết, cùng cực trăng khuyết sẽ trở lại tròn.
c)   Cùng cực nước lớn sẽ trở lại ròng, cùng cực nước ròng sẽ trở lại lớn.
d)  Bệnh gốc hàn do cảm lạnh nhưng lại sinh ra chứng sốt cao, bệnh gốc nhiệt do cảm nóng, sinh ra triệu chứng lạnh run.
e)   Âm dương bình hành: âm dương cân bằng, âm dương là hai mặt của mỗi sự vật.
C. Thể, dụng của âm dương:
1.  Nói tới học thuyết âm dương mà không hiểu âm dương ở THỂDỤNG chúng ta chỉ hiểu phân nữa học thuyết âm dương mà thôi.
Ví dụ:
a)       Mặt trời là cái thể của dương có nhiệm vụ truyền sức nóng xuống đất, đất không bị ẩm thấp là cái dụng của dương, biển là cái thể của âm, hơi nước biển bốc lên làm mưa là cái dụng của âm.
b)      Cái đầu người ta là cái thể của dương, có nhiệm vụ truyền khí dương xuống chân, làm cho chân ấm là cái dụng của dương, chân người ta là cái thể của âm có nhiệm vụ truyền khí âm lên đầu, làm cho đầu mát là cái dụng của âm.
c)      Tay trái là thể của dương nhưng coi bộ mạch dương phía bên tay phải là cái dụng của dương, tay phải là âm, coi bộ mạch âm phía bên tay trái là cái dụng của âm.
2.           Quy luật điều hòa âm dương gọi là ĐẠO. Vì Đạo là không có hình tướng ([5]), nên không biết bao nhiêu tôn giáo triết học, khoa học dùng nhiều từ khác nhau để chỉ chổ nầy với hình thức: ý tại ngôn ngọai ([6]).
Ví dụ:
a)           Đạo khả đạo, phi thường Đạo, danh khả danh phi thường danh – cưởng danh viết Đạo ([7]).
b)           Phật bảo: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Hoặc: vạn thù quy nhất bổn.
c)          Khoa học vật lý cho: tất cả sự vật đều cấu tạo bởi hạt nguyên tử.




        HÌNH  THÁI CỰC ĐỒ

D. Ở thiên nhiên và con người quy nạp vào âm dương:
  1. Ở thiên nhiên:
Thuộc DƯƠNG
Thuộc ÂM
Trời
Đất
Nắng
Mưa
Sáng
Tối
Lữa
Nước
Mặt trời
Mặt trăng
Ngày
Đêm
….

3.    Ở con người:
Thuộc DƯƠNG
Thuộc ÂM
Đầu
Chân
Lưng
Bụng
Phủ
Tạng
Khí
Huyết
Sốt
Rét


II. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH:
A nguồn gốc:
Học thuyết ngũ hành thóat thai từ học thuyết âm dương, hay nói cáhc khác học thuyết ngũ hành nhằm mục đích triển khia rõ hơn học thuyết âm dương.
-  Thái dương biểu tượng là hành hỏa.
-              Thiếu dương biểu tượng là hành Mộc.
-              Thái âm biểu tượng là hành thủy.
-              Thiếu âm biểu tượng là hành kim.
-              Trung cung biểu tượn glà hành thổ.
A.       Quy luật học thuyết NGŨ HÀNH: học thuyết ngũ hành có bốn quy luật.
1.       Ngũ hành tương sanh: thủy sinh mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sanh thổ, Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc.
2.       Ngũ hành tương khắc: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
3.       Ngũ hành tương thừa:  (thừa là dư)
Bình thường ngũ hành tương sinh như thủy sinh Mộc, nhưng nếu Thủy (nước) nhiều quá Mộc bị úng nước mà chết.
4.      Ngũ hành tương vũ (vũ là mạnh): bệnh tật ngũ hành tương khắc, như Thủy khắc hỏa, nhưng nếu hỏa (lữa) nhiều quá, nước tưới vô sẽ bị bộc hơi.
           C. quan hệ các quy luật ngũ hành:
1.               Từ ngũ hành tương sinh ta suy ra ngũ hành tương thừa, tư øngũ hành tương khắc ta suy ra ngũ hành tương vũ.
2.               Quy luật bệnh tật và bất thường: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc là quy luật bệnh tật, ngũ hành tương thừa và ngũ hành tương vũ là quy luật bất thường.
3.               Quan hệ nhân quả: nếu có ta, thì phải có cái sinh ra ta và có cái khắc ta, có ta cũng có cái ta sanh và có cái ta khắc.
Ví dụ: nếu ta là hành Thổ thì phải có cái sinh ta là Hỏa và cái khắc ta là Mộc. Nếu ta là Thổ thì phải có cái ta sinh là Kim và có cai ta khắc là Thủy.



Ghi chú:
D. Quy nạp thiên nhiên và con người vào ngũ hành:
1.  Ở thiên nhiên:
Ngũ hành
MỘC
HỎA
THỔ
KIM
THỦY
Sự kiện
Phương hướng

Đông

Nam

Trung ương
Tây

Bắc

Mùa
Phát triển
Khí
Màu sắc
Mùi vị
Xuân
Sinh
Phong
Xanh
Chua
Hạ
Trưởng
Thử
Đỏ
đắng
Trưởng hạ
Hóa
Thấp
Vàng
ngọt
Thu
Thu
Táo
Trắng
cay
Đông
Tàn
Hàn
đen
mặn


2.  ở con người:
Ngũ hành

MỘC


HỎA

THỔ

KIM

THỦY
Sự kiện
Phủ
Đởm
Tiểu trường
Vị
Đại trường
Bàng quang
Tạng
Can
Tâm
Tỳ
Phế
Thận
Giác quang
Mắt
Lưỡi
Miệng
Mũi
tai
Thể chất
Gân
Mạch
Thịt
Da
Xương

Tình chí
Giận
Mừng
Lo
Buồn
Sợ
Tàng trữ
Hồn
Thần
Ý
Phách
Chí
Đ. Học thuyết ngũ tà:
Học thuyết ngũ tà nhằm mục đích giúpngườithầy thuốc tìm nguồn gốc (nguyên nhân) sinh ra bệnh gồm:
1. Chính tà: chính tạng đó làm cho nó đau
2.        Hư tà: tạng mẹ nó làm cho nó đau.
3.        Thực tà: tạng con nó làm cho nó đau.
4.        Vi tà: tạng khắc nó làm cho nó đau.
5.        Tặc tà: tạng nó khắc làm cho nó đau.
Ví dụ: ở đây ta có cái bệnh đau ở tạng Tỳ

Giải thích:
1.  Nếu tạng Tỳ (thổ) tự nó làm cho nó đau là chính tà (hư – ức chế).
2.  Nếu mẹ nó là tạng Tâm (hỏa) suy yếu không đủ nuôi Tỳ làm cho Tỳ đau là hư tà (hư –ức chế).
3.  Nếu con của nó là tạng Phế (Kim) quá mạnh, con khắc mẹ là Tỳ làm cho Tỳ đau là thực tà (thực -hưng phấn).
4.  Nếu tạng khắc nó là Can (mộc) không đủ khắc nó làm cho Tỳ đau là vi tà (hư – ức chế).
5.  nếu Tạng no khắc là Thận (thủy) khắc ngược lại nó là cho Tỳ đau là tặc tà (thực – hưng phấn).
E. HÀNH THỔ là hành quan trọng:
Ở thiên nhiên cũng như ở cơ thể con người, hành thổ là hành quan trọng nhất, vì hàn h thổ là chổ dựa của bốn hành khác và cũng vì nó ở trung cung. Ở cơ thể con người Tỳ vị là hành thổ, vì là hành sản ra khí hậu thiên (calori) để nuôi dưỡng và phòng chống bệnh tật cho con người.
Nếu ta hình dung Vị là dương Thổ có địa vị là chồng, Tỳ là âm Thổ, là nô Tỳ, ta sẽ nhân cách hóa một gia đình hành thổ như sau:





Giải thích: muốn tạo điều kiện cho gia đình hành thổ làm tròn chức năng và nhiệm vụ của mình tức trong dưỡng sinh và điều trị ta phải:
1.       Sưu tra lý lịch của gia đình hành Thổ.
-                    Mẹ của Vị là Tâm hỏa, con của Vị là Đại trường Kim.
-                    Mẹ của Tỳ là mạng môn (hỏa). Con của Tỳ là Phế Kim.
2.       Mâu thuẩn của gia đình Tỳ vị.
- Vị lấy giáng làm thuận, Tỳ lấy thăng làm hòa.
-                    Vị chủ về thu nạp, Tỳ chủ về vận hóa.
-                    Vị thích thấp mà ghét táo, Tỳ thích táo mà ghét thấp.
3.       Muốn giúp cho gia đình Tỳ vỵ trên thuận dưới hòa thì thực phẩm hoặc dược liệu phải có màu vàng (thổ), vị ngọt (thổ). Điển hình như vị Cam thảo có đủ yếu tố màu vàng và vị ngọt, nhưng cũng với vị Cam thảo để nguyên (sanh): mà sanh thì tả hỏa, vì thích mà Tỳ không thích), nếu sao thì ôn, nếu ôn thì Tỳ thích Vị không thích.
Vậy cũng với vị Cam thảo mà phải Chích (tẩm mật nướng).
4. Ngoài cái lục đục của nội bộ gia đình hành thổ (chém trong sống còn phải động) ta còn phải lưu ý đến một gia đình hàng xóm, hay đâm bị thóc thọc bị gạo, vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết…. Đó là Can.  (can mộc khắc Tỳ thổ). Can khi phạm vị.
4.       Tác dụng điều trị và hướng điều trị:
a.   Tác dụng điều trị bên vị:
-  Tâm (hỏa) nếu nhiệt sẽ: khó ngũ, ngũ hay mơ, phiền muộn. Nếu hàn có triệu chứng uể ỏai sau khi ăn dễ buồn ngũ.
-       Vị (thổ) nếu nhiệt, ăn uống nhiều, nếu hàn chán ăn.
-       Đại trường (kim), nếu nhiệt đi tiêu: Phân lõang mùi khẳm, kiết có máu, rát hậu môn, nếu táo bón phân tròn khô. Nếu hàn đi tiêu phân có thức ăn mùi tanh. Kiết thì phân trong lõang, nếu bón phân có lọn dài đầu cục phân cứng, đuôi cục phân mềm.
b.  Tác dụng điều trị bên Tỳ:
-       Mạng môn (hỏa) suy, chân lạnh, đau huyệt thận du bên phải, tiểu đêm.
-       Tỳ (thổ) suy: uể ỏai tay chân giở không lên.
-               Phế (kim) suy: gai rét về chiều, sợ nước dễ cảm.
c. Nếu can (mộc khắc) Tỳ (thổ) sẽ có chứng uất hơi, can phong nội động.

[1] một âm một dương là Đạo.
[2] trong dương có gốc âm, trong âm có gốc dương
[3] phúc hề họa chi sỡ ỷ , họa hề phúc chi sỡ phục. (trong phúc đã có họa tàng ẩn, trong họa đã có phúc nẩy mầm).
[4] Vật đến cùng thì phản lại, dương đến cùng thì âm sinh , âm đến cùng thì dương sinh.
[5] Hình nhìn bằng mắt, sự hạn chế của tầm nhìn nhờ mắt, làm nhiều sự vật tuy có nhưng chúng ta lầm tưởng rằng không! Người cho có kẻ nói không, tư tưởng thành bất đồng sinh ra cãi cọ, là do sự nhận biết không trọn vẹn, do mê lầm mà sinh ra. ĐẠO cũng là một trong những vấn đề thường gây bất đồng, nhưng thực ra Đạo là các quy luật vận hóa trong trời đất, là sự THƯỜng có luôn trong trời đất, không thể khác được, không thay đổi được , chúng tôi tạm dùng chữ Đạo để diễn giải.
[6] Lời ở ngòai ý.
[7] Đạo là đạo , không thể dùng lời mà nói hết được, tạm mượn từ ngữ diễn đạt từng khía cạnh mà thôi, có thể rất nhiều trình thuật diễn tả về nó nhưng không bao giờ trọn vẹn được .

Không có nhận xét nào: