Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Lớp Phổ cập kiến thức YHCT khóa hai - Phần huyệt vị châm cứu - MẠCH ĐỐC và MẠCH NHÂM

                                                  
  MẠCH ĐỐC
LƯƠNG Y NGUYỄN VĂN TRUYỀN   
 I)Đường đi của mạch đốc :
                    Mạch Đốc, dọc lưng , lên trên
              Hội âm xuất phát ,đi lên trường cường
                    Thẳng giữa cột sống, theo xương
              Qua mệnh môn, thẳng đường lên đại chùy
                    Phong phủ bách hội đường đi
              Qua trán, sống mũi, gặp thì nhân trung
                    Ngân giao,nhâm- đốc trùng phùng
               Đường đi Mạch Đốc ta cùng nhớ cho .
                                      * J * J *
II)Chỉ định chữa bệnh của mạch đốc:
Mạch đốc chức năng chỉ huy
                       Là nơi lưu hợp, chủ trì kinh dương
                            Đốc mạch trị bệnh phi thường
                       Lưng xương đau nhức trị dương hư mà
                            Các chứng sốt lạnh kể ra
 Tâm thần rối lọan , đốc ta trị là
            Tiết đoạn kinh mạch đi qua
       Ứng bệnh tạng phủ, trị mà tuyệt chiêu .
                                    
                                    * J * J *
III)Vị trí huyệt và công dụng trị bệnh :
             1)Trường Cường: (huyệt lạc đối với mạch nhâm)
                        Đầu xương cụt huyệt trường cuờng
                 Trực tràng sa, trĩ, trị thường hết mau
                        Di tinh, lưng đau, nhiệm màu
                 Động kinh , chứng ấy mau mau mà dùng
                        Châm sâu một thốn là cùng
                 Cứu ngải năm phút , chiêu dùng mới hay.
                                  
                                     * J * J *

2)Yêu du :
                        Yêu du , khe xương cụt- cùng
                  Đau lưng ,di, liệt dương , dùng đỡ ngay
                        Kinh nguyệt rối lọan trị hay
                  Viêm ruột ,ỉa chảy, ra tay tuyệt vời
                        Châm xiên chỉ một tấc thôi
                  Hướng kim hơi chếch , lên thời mới hay.
                                             * J * J *
             3) Yêu Dương Quan:
                        Yêu dương quan giữa đốt L4-5
                  Lưng đau ,di liệt viếng thăm lại lành
                        Châm thẳng một tấc lẻ năm( 1.5 tấc )
                  Mũi kim hơi chếch trăm phần thật vui .
                               * J * J *
 4) Mệnh Môn:
                        Mệnh môn giữa đốt L2-3
                  Đau lưng , di, liệt , trị là tuyệt chiêu
                        Châm thẳng tấc rưỡi là nhiều
                  Mũi kim hơi chếch lên, điều nhớ cho .
* J * J *
5) Huyền Khu:
                        Dưới L1 là huyệt Huyền Khu
                  Thắt lưng đau nhức ấy như lại lành
                        Ăn kém , tiêu chậm, đã đành
                   Viêm ruột , ỉa chảy, trị nhanh ngay mà
                        Châm xiên một tác mới là
                   Mũi kim hơi chếch lên mà tuyệt chiêu .
* J * J *
6) Trung Khu:
                        Trung Khu dưới đốt D10
                   Đau lưng , huyệt ấy tiếng cười lại vui
                        Đau dạ dày, bệnh cũng lui
                   Biếng ăn , giảm thị lực , tin vui lại lành
                        Châm xiên một tấc đã đành
                    Mũi kim hơi chếch mới thành thần y .
* J * J *
7) Cân Xúc:
                         Dưới D9 là huyệt cân xúc
                    Đau lưng châm một lúc hết ngay
                         Động kinh, cùng đau dạ dày
                    Thần kinh suy nhược châm vài ngày khỏi ngay
                         Châm xiên một tấc khéo tay
                    Chếch lên một chút bệnh này phải lui.
* J * J *
8) Chí Dương:
                         Chí Dương dưới đốt D7
                    Trị ngực, lưng đau, hết thảy tuyệt vời
                          Vàng da , thở khó ai ơi
                    Dạ dày đau ấy , nhớ lời mà châm
                          Ống chân , tay nhức , khen thầm
                    Ruột sôi, gầy yếu , chắc cầm thành công.
                         
                          * Cách châm:châm xiên 0.5 -1 tấc hơi chếch lên trên .
* J * J *

9) Linh Đài:
                          Dưới D6 là huyệt Linh Đài
                    Đau lưng , hen suyễn , trị tài hết đau
                          Viêm phế quản , cũng khỏi mau
                    Dạ dày đau , loét, thuộc làu mà châm.
          
            * Cách châm : châm xiên 0.5-1 tấc hơi chếch lên trên .

* J * J *


10) Thần Đạo :
                          Dưới D5 là huyệt Thần Đạo
                    Sống lưng đau cứng , châm vào đỡ ngay
                           Lo âu, hồi hộp , chứng này
                    Sốt ho, đầu nhức , mỗi ngày nhớ châm
                           Trẹo hàm răng ngáp chẳng cầm
                    Há miệng không ngậm , khen thầm huyệt hay .

            * Cách châm : châm xiên 0.5-1 tấc hơi chếch lên trên.

* J * J *

11) Thân Trụ:
                           Thân Trụ dưới đốt D3
                    Điên cuồng, co giật , châm là đỡ ngay
                           Mình nóng , mê sảng đêm ngày
                    Sống lưng đau thắt , huyệnt này mà châm
                           Trẻ nhỏ kinh phong, phải cần
                    Động kinh , khó thở nhớ châm huyệt này.
           
            * Cách châm: châm xiên 0.5-1 tấc , hơi chếch lên trên một chút.
   Cứu điếu ngải 3-5 phút.

* J * J *

12) Đại Chùy ( huyệt hội của các kinh dương ở tay chân với mạch đốc )
                    Dưới C7 là huyệt Đại Chùy
                    Sốt cao, sốt rét ,chẳng sợ chi
                    Thiếu sức , ôn ngược, đi đứng khó
                    Cứng đơ cổ gáy , cứu tức thì.
                   
                    Sưng phổi, ngực đầy, ói mửa ra
                    Động kinh , hen suyễn , eczêma
                    Năm chứng lao và bảy chứng thương
                    Kỳ công châm cứu tất khỏi mà.
                          * Cách châm : châm thẳng 0.5-1 thốn .
    Cứu ấm 5-15 phút.

* J * J *
13) Á Môn:
                    Á Môn trên chân tóc năm phân
                    Tai biến não bộ, liệt bán thân
                    Lưỡi rút, cổ đơ, không ngó ngoái
                    Xương sống cứng đau khỏi như thần .
                          * Cách châm : yêu cầu bệnh nhân hơi cúi cổ , châm kim thẳng góc và từ từ hướng về                                                                  phía hàm dưới , châm sâu không quá 1.5 thốn . Thông thường nên châm 0.5 thốn.

* J * J *





14) Phong Phủ:
                    Trên chân tóc một thốn , huyệt phong phủ
                    Trúng phong , ớn lạnh, mất ngủ, đầu đau
                            Cứng gáy, sưng cổ , họng hàu
                    Bán thân bất toại , thuộc làu mà châm
                            Mồ hôi đổ vã như dầm
                    Chảy máu cam, bấm huyệt cầm đựơc ngay.
                          * Cách châm : châm thẳng 0.3-0.5 thốn .

* J * J *
15)Bách Hội:
                    Bách Hội huyệt nằm giữa đỉnh đầu
                    Sinh dục sa, lòi trĩ, lo âu
                    Nhức đầu , ù tai, hoa mắt , ngạt
                    Trúng phong , miệng cứng, bách hội cầu .
                          * Cách châm : châm 0.3 thốn hướng mũi kim về phía sau .
    Cứu 5-7 phút.
* J * J *
16) Nhân Trung:
                            1/3 trên rãnh, huyệt Nhân Trung
                    Tiểu đường , thủy thũng, trị cùng trúng phong
                            Sốt cao, hôn mê , phiền lòng
                    Mặt sưng , miệng méo, châm trong tuần lành.
                          * Cách châm : 0.3- 0.5 thốn , mũi kim hướng lên trên .

* J * J *


Sọan bài giảng bằng thơ : lương y Nguyễn Văn Truyền
 Lớp phổ cập kiến thức YHCT Hội Đông y quận Gò Vấp.
Bài 2: MẠCH NHÂM
Nhâm mạch đảm nhiệm kinh âm
Hợp lưu toàn bộ kinh âm đó mà
I.                  Đuờng đi của mạch nhâm:
Nhâm từ hội âm lên trên
Đi giữa bụng, ngực đến môi dưới mà
Từ thừa tương chạy quanh miệng ta
Nhâm đốc hợp lại ấy là ngân giao
II.               Chỉ định chữa bệnh của mạch nhâm:
Mạch nhâm trị chứng bệnh nào
Trụy mạch, choáng ngất, sốt cao, ho mà
Khí hư, khó thở, trĩ sa
Bệnh hệ sinh dục - tiết niệu, vậy mà thật hay
III.           Vị trí các huyệt và tác dụng chữa bệnh
1.     Huyệt hội âm ( Huyệt hội với các mạch xung, đốc)
Hội âm giữa tiền – hậu âm
Dương vật đau nhức, đàn ông nên dùng
Đàn bà kinh nguyệt không thông
Âm bộ đau rút, tiểu không được mà
Đại tiện bí kết không ra
Dạ con sa, trĩ lòi ra lâu ngày
Người chết thình lình châm sâu một tấc
Châm bổ thì tỉnh dậy đi
Cứu người chết đuối thì thần kì
Dốc chân lộn ngược, tức thì châm luôn
Phân cùng nước tiểu chảy tuôn
Chết đuối sống lại, đang buồn lại vui
v     Cách châm: châm thẳng 0,5 – 1 thốn
v     Lưu ý: cấm cứu

2.     Khúc cốt: ( Huyệt hội với kinh can)
Khúc cốt bờ trên khớp mu
Nằm ngay đường giữa ấy như đúng rồi
Di tinh, liệt dương trị thôi
Bí tiểu, đái giắt, đau nơi tinh hoàn
Thống kinh, rối loạn, gian nan
Nhớ châm khúc cốt, bình an cuộc đời
v     Cách châm: châm thẳng từ 1/3 – ½ thốn
v     Lưu ý: có thai không châm sâu

3.      Trung cực: ( Mộ huyệt bàng quang)
Trung cực dưới rốn bốn thốn thôi
Trị bệnh, giống như khúc cốt rồi
Sản phụ khi sinh, nhau không xuống
Khúc cốt châm xong thật tuyệt vời.
**
Đàn bà hiếm muộn chẳng có thai
Bốn lần châm cứu, đẻ dài dài
Đẻ nhiều đông quá, lại phải cai
Trung cực xứng danh, huyệt đẻ tài.
v     Cách châm: châm 4/5 thốn
Ghi chú: dựa theo cuốn Châm Cứu Đại Thành, của tác giả Dương Kế Châu ( đời nhà Minh)
Nói về tác dụng của huyệt Trung Cực ( đàn bà vô sinh, châm 4 lần tức thì có thai)
4.     Quan nguyên: (Huỵệt mộ của đại trường, huyệt hội với các kinh, can, tỳ, thận)
Dưới rốn ba thốn, quan nguyên
Liệt dương, di tinh châm liền rất hay
Thống  kinh, kinh loạn đêm ngày
Đái dầm, ìa chảy châm ngay lại lành
v     Cách châm: châm thẳng 4/5 thốn

5.     Thạch môn: ( tên khác: lợi cơ, tinh lộ, đơi điền, mạng mông)
Dưới rốn hai thốn thạch môn
Chướng bụng, phù thũng, kinh dồn chẳng thông
Bí đái, tiêu chảy, bất công
Thạch môn châm hết bệnh thông tuyệt vời
v     Cách châm:
Ø      Châm thẳng 0,5 – 1 thốn
Ø      Bí đái không châm sâu

6.     Khí hải: ( Huyệt cường tráng cơ thể - Để phòng bệnh)
Dưới rốn 1,5 thốn, huyệt Khí Hải
Di tinh, liệt dương, trổ tài thật hay
Thống kinh, chướng bụng đêm ngày
Trụy mạch, hạ huyết áp cứ huyệt này mà châm
v                                     Cách châm:
Ø               Châm thẳng 1 thốn
Ø              Nên cứu ấm cho bệnh nhân suy nhược

7.     Âm giao: ( Huyệt hội với kinh thận và mạch xung)
Dưới rốn một tấc âm giao
Thoát vị, viêm âm đạo, châm vào đỡ ngay
Đau bụng sau đẻ, trị hay
Lưng gối đau rút, huyệt mày tuyệt chiêu
v     Cách châm: châm thẳng 1 thốn.

8.     Thần khuyết:
Giữa rốn là huyệt thần khuyết
Liệt mềm, tai biến, quyết ngay cứu liền
Sa tràng, trụy mạch, gặp duyên
Lót muối, cứu ngải, phép tiên bệnh lành
v     Cách cứu:
Ø                          Cứu bằng mồi ngải lót gừng hay muối
Ø                          Cứu bằng điếu ngải 15 phút
v     Lưu ý: cấm chậm

9.     Thủy phân:
Trên rốn 1 tấc, huyệt Thủy phân
Bí đái, phù thũng chẳng cần lo xa
Sôi bụng, ỉa chảy cũng là
Thủy phân châm hết, vậy mà phép tiên
v     Cách châm: châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn

10.                                            Hạ quản: ( Huyệt hội với kinh tỳ)
Trên rốn hai thốn, Hạ quản trị là
Viêm ruột, tiêu kém, bệnh sa dạ dày
v     Cách châm: châm thẳng từ 0,5 – 1 thốn

11.                                            Kiến lý:
Trên rốn ba thốn huyệt Kiến lý
Trị viêm màng bụng, thần kỳ thật hay
Ăn khó tiêu, đau dạ dày
Phù, nôn, Kiến lý mỗi ngày bình an
v     Cách châm: châm thẳng 0,5 – 1,5 thốn

12.                                            Trung quản: ( Huyệt mộ của vị;  Huyệt hội của phủ; Huyệt hội với các kinh, tiểu trường, tam tiên vị)
Huyệt Trung quản trên rốn bốn thốn
Đau thượng vị, táo, nấc, lỵ, nôn
Dạ dày sa đau, bồn chồn
Chướng bụng, trung quản, thổi hồn cười vui
v     Cách châm: châm 0,8 – 1 thốn

13.                                            Thượng quản: ( Huyệt hội với các kinh, tiểu trường 8 vị)
Huyệt thượng quản trên rốn 5 tấc
Trị viêm dạ dày, nôn, nấc cũng hay
Chướng bụng, khó chịu, chứng này
Có huyệt Thượng quản, chữa hay tuyệt vời
v     Cách châm: châm thẳng 0,8 – 1 thốn

14.                                            Cưu vĩ: ( Huyệt lạc với mạch đốc)
Huyệt Cưu vĩ trên rốn 7 tấc
Trị dạ dày, nôn, nấc, động kinh
Vùng tim đau ngực thình lình
Châm huyệt Cưu vĩ, cho mình bình an
v     Cách châm: châm 0,5 – 1 tấc chếch xuống

15.                                            Trung đình
Dưới Đản trung 1,6 tấc huyệt Trung đình
Trẻ em nôn, chớ, day thì bình an
Hen suyễn, ho thở gian nan
Trung đình trị hết như đàn hát vui
v     Cách châm: châm xiên 0,3 – 0,5 thốn

16.                                            Đản trung: ( Huyệt hội của khí; Huyệt hội với các kinh tiểu trường, tam tiêu, tỳ, thận; Huyệt mộ tâm bào lạc)
Giữa hai núm vú huyệt Đản trung
Trị viêm tuyến vú, lại cùng ngực đau
Viêm, hen phế quản, buồn rầu
Khó thở, ứ sữa, thuộc làu mà châm.
v     Cách châm:
Ø  Châm ngang kim 0,5 – 1 tấc
Ø  Mũi kim hướng lên trên, xuống dưới hoặc sang ngang

  1. Thiên đột: (Huyệt hội với mạch âm duy)
                                                         Huyệt thiên đột
                                Ở chỗ lõm phía trên xương ức
Trị ho hen, thở khó, tức đầy
Hầu, họng, phế quản, viêm đây
Biếu cổ, cũng nhớ huyệt này mà châm.
v     Cách châm:
Ø                          Châm thẳng 0,2 – 0,3 tấc
Ø                          Rồi luồn kim sâu tới 1 – 1,5 tấc dọc bờ sau xương ức, bờ trước khí quản.

18.                                            Liêm tuyền: ( Huyệt hội với mạch âm duy)
Liêm tuyền mất tiếng trị ngay
Viêm hầu, viêm họng, huyệt này mà châm
Lưỡi thè chảy nhớt khó cầm
Góc lưỡi giật rút, khen thầm huyệt hay.
v     Cách châm: châm xiên 1 – 1,5 tấc hướng mũi kim về phia1 gốc lưỡi

19.                                            Thừa tương: (Huyệt hội với các kinh vị đại trường và mạch đốc)
                                                Huyệt Thừa tương
                                   Chỗ lõm giữa rãnh cằm – môi dưới
                                               Lợi sưng, liệt mặt, méo miệng cười
                                              Trụy mạch,  đau răng, tăng nước bọt
  Thừa tương châm trúng, miệng lại tươi.
v     Cách châm: châm thẳng 0,2 – 0,3 thốn











      




Không có nhận xét nào: