Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Lớp phổ cập kiến thức YHCT khóa I - Phần I. HỌC THUYẾT KHÍ HÓA


PHẦN THỨ NHẤT
LÝ LUẬN CƠ BẢN ĐÔNG Y HỌC
Lương y . Võ Phước Hưng
Lương y Dương Phú Cường
I. HỌC THUYẾT KHÍ HOÁ
 A. Khí Hoá ở thiên nhiên
 1. Định nghĩa:
 - KHÍ: bản thể sự vật.
 - HOÁ: hiện tượng sự vật.
 - KHÍ HOÁ là vật chất vận động.
 2. Bản chất hiện tượng.
 - Thiên sai vạn biệt.
 - Không tồn tại mãi.
 - Không hoàn toàn mất hết.
 B. Khí lực ở con người:
 1. Tiên thiên khí: Do tinh cha huyết mẹ tạo cái THẦN cho bào thai.
 2. Hậu thiên khí: Do ngũ cốc (thực phẩm) tạo cái HÌNH THỂ và nuôi dưỡng sinh mạng con người
 3. Tiên thiên khí và Hậu thiên khí cộng lại ta có:
 - Nguyên khí.
 - Tông khí.
 - Dinh khí.
 - Vệ khí.
 - Tạng khí.
 C. Tà Khí:
 1. Tà khí ngoại: lục dâm.
 2. Tà khí nội: thất tình.
 3. Tà khí bất ngoại nội: không phải hai nguyên nhân trên. 

 NỘI DUNG

I. HỌC THUYẾT KHÍ HOÁ:
A. Khí hoá ở thiên nhiên:
1. Định nghĩa:
 - Khí: bản thể của sự vật.
 - Hoá: hiện tượng của sự vật.
 Ví dụ 1: đất là Bản Thể: gạch, ngói, lu, chén… là Hiện Tượng của đất
 Ví dụ 2: tánh ướt là Bản Thể: nước mưa, nước sông, nước giếng… là Hiện Tượng của nước.
 Ví dụ 3: khí là Bản Thể, tánh lạnh, tánh nóng, ẩm thấp… là Hiện Tượng của khí.
 Ví dụ 4: ánh sáng là Bản Thể: đèn điện, đèn dầu, đèn manchon… là Hiện Tượng của ánh sáng.
 Ví dụ 5: hạt nguyên tử là Bản Thể: thể rắn, thể lỏng, thể khí, thể plasma… là Hiện Tượng của hạt nguyên tử.
 2. Bản chất của hiện tượng:
 - Đã là hiện tượng thiên thiên sai vạn biệt, rất đa dạng.
 - Đã là hiện tượng thì không có gì còn mãi với không gian và thời gian mà còn theo quy luật.
 Ví dụ 1: đối với khoáng chất: Thành, Trụ, Hoại, Không.
 Ví dụ 2: đối với thực vật: Sinh, Thành, Suy, Hủy.
 Ví dụ 3: đối với động vật: Sinh, Trụ, Dị, Diệt.
 Ví dụ 4: đối với người: Sinh, Lão, Bệnh, Tử.
 3. Không hoàn toàn mất hết: hiện tượng của sự vật tuy vô thường nhưng bản chất của nó thì bất biến.
 Kết luận: Khí hoá là vật chất vận động. Chính bản thể này các tôn giáo và khoa học dùng từ khác nhau để chỉ nó. Khoa học: hạt nguyên tử.
Lão Tử: ĐẠO. Phật giáo: Chân Như - Bản Lai Diện Mục, Phật Tánh.
B. Khí lực ở con người:
 1. Tiên thiên khí: khí tiên thiên là khí do tinh cha huyết mẹ tạo kết tập lại, tạo cái thần cho bào thai. Sau đó nhờ hậu thiên khí bổ sung thêm.
 2. Hậu thiên khí: hậu thiên khí do ngũ cốc (hay thực phẩm) tạo hình thể của con người và nuôi mạng sống của con người và bổ sung cho tiên thiên khí.
 3. Phối hợp giữa tiên thiên khí và hậu thiên khí ta còn có:
 - Nguyên khí: chân khí.
 - Tông khí: khí hít thở và tiếng nói.
 - Dinh khí: khí nuôi dưỡng cơ thể.
 - Vệ khí: khí bảo vệ cơ thể.
 - Tạng khí: khí giúp tạng phủ hoạt động.
 Tinh ở tiên thiên là Mạng Môn, ở hậu thiên là thận thủy.
 Khí ở tiên thiên là Tam Tiêu, ở hậu thiên là Tỳ vị.
 Thần ở tiên thiên là Tâm bào, ở hậu thiên là Tâm.
C. Tà khí (khí sanh ra bệnh tật):
 1. Tà khí ngoại: tà khí ngoại sinh ra bệnh ngoại cảm, thừa lúc chánh khí suy yếu (sức đề kháng) tác hại vào. Tà khí ngoại có 6 thứ còn gọi là Lục dâm. Bệnh ngoại cảm (hay lục dâm) có 2 giai đoạn thời tà và phục tà).
 a. Thời tà: mỗi tà vượng vào một mùa như: phong tà vượng vào muà Xuân thử tà vượng vào muà Hạ, táo tà vượng vào muà Thu hàn tà vượng vào mùa Đông. Riêng thấp tà và hoả tà thuộc về ôn độc thời dịch đến mạnh thường phát vào mùa Hạ hoặc mùa Thu. Bệnh thời tà còn diễn tiến qua 3 giai đoạn là:
 - Mạo: tà khí còn ở ngoài biểu (da lông).
 - Thương: tà khí vào kinh lạc.
 - Trúng: tà khí trúng sâu vào tạng phủ.
Riêng phong có ngoại phong và nội phong.
 - Ngoại phong kiêm: hàn, thử, thấp, táo, hoả.
 - Nội phong: phong lưu hành trong huyết mạch như Can phong nội đông, Can khí phạm vị, phong độc có 36 thứ như: mề đay, lang ben, bạch biến, tổ đỉa, đa tràng, vẩy nến…
 b. Phục tà: là giai đoạn ở thời tà trị không dứt, lưu lại chờ thời tiết thuận tiện bộc phát trở lại như: ôn tà (nóng) phát ở muà xuân tả tà (ỉa) phát ở muà Hạ ngược tà (sốt rét) phát ở muà Thu khái tà (ho) phát ở muà Đông. Ngoài 6 tà trên còn có một số tà khác cũng thừa lúc xâm nhập vào cơ thể bất cứ mùa nào để gây bệnh như khí rừng thiêng nước độc, nhà hoang, mả lạnh, khí độc, môi trường… còn gọi là ôn hoàng dịch lệ.
THỜI TÀ PHỤC TÀ
MÙA
THỜI TÀ
PHỤC TÀ
Xuân
Hạ
Thu
Đông
Phong
Thử
Thấp
Hàn
Ôn (nóng)
Tả (ỉa)
Ngược (sốt rét)
Khái (ho)

BA GIAI ĐỌAN THỜI TÀ

Giai đọan I
MẠO
Giai đọan II
THƯƠNG
Giai đọan III
TRÚNG
 Phong
 Thử
 Thấp
 Hàn
Mạo phong
Mạo thử
Mạo thấp
Mạo hàn
Thương phong
Thương thử
Thương thấp
Thương hàn
Trúng phong
Trúng thử
Trúng thấp
Trúng hàn

TÀ NHẬP KINH CHÍNH, KINH PHÓ
LỌAI TÀ
KINH PHÓ
KINH CHÍNH
Phong tà Mộc
Thử tà Hỏa
Thấp tà Thổ
Táo tà Kim
Hàn tà Thủy
Túc Thiếu Dương Đởm
Thủ Thái Dương Tiểu trường.
Túc Dương MinhVị
Thủ Dương MinhĐại trường.
Túc Thái Dương Bàng quang.
Túc Quyết Âm Can.
Thủ Thiếu Âm Tâm.
Túc Thái Âm Tỳ.
Thủ Thái Âm Phế.
 Túc Thiếu Âm Thận

 2. - Tà khí nội:
 a. Tà khí nội sanh ra bệnh nội thương. Tà khí nội có 7 thứ hay còn gọi là Thất Tình là Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Dục, Lạc thái quá sẽ sinh ra bệnh nội thương như:
 - Hỷ (vui) quá hại Tâm.
 - Nộ (giận) quá hại Can.
 - Ái (buồn) quá hại Phế.
 - Ố (sợ) quá hại Thận.
Còn 2 tà Ái và Lạc hại Tâm và Thận.
 b. Ngoại tà hại đến tạng phủ (nội thương):
 - Tà khí ngoại khi còn ở giai đoạn mạo thương (giai đoạn 1 và 2) chữa không khỏi hoặc mạnh quá sẽ thành bệnh Trúng và trúng vào tạng phủ.
 - Tà khí ngoại ở giai đoạn thời tà chữa không khỏi sẽ chuyển thành phục tà để làm tổn thương tạng phủ.
 - Thời tà: trúng phong sẽ hại Đởm, Can trúng táo sẽ hại Tiểu trường, Tâm trúng thử sẽ hại Đại trường, Phế trúng hàn sẽ hại Bàng quang, Thận.
 - Phục tà: ôn (nóng) tả (ỉa) ngược (sốt rét) khái (ho)
 c. Những nguyên nhân khác sanh bệnh nội thương, tức là tà khí nội, bệnh nội thương còn các nguyên nhân sau:
 - Ăn uống quá độ hại Tỳ.
 - Mặc quần áo thưa thớt lúc lạnh sẽ hại Phế.
 - Ở chỗ ẩm thấp, ăn đồ lạnh, chuyện vợ chồng thái quá, lao nhọc quá mức hại Thận.
 - Ăn uống đói khát.
 - Bẩm thụ khí tiên thiên bất túc.
 3. Bất ngoại bất nội:
Ngoài 2 nguyên nhân trên (tà khí ngoại, tà khí nội) còn có những nguyên nhân gây bệnh tật hoặc tử vong như: tai nạn xe cộ, đánh té, đâm chém, tên đạn, thú độc cắn, ngộ độc thức ăn…
@@@

Đông Y từ xa xưa cũng có các chuyên khoa như: nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, nhi khoa, trật đã cốt khoa. 
Xin mời Học viên đón xem phần II: Học thuyết ÂM DƯƠNG
Ban Biên Tập - BAN GIẢNG HUẤN HỘI ĐÔNG Y GÒ VẤP





Không có nhận xét nào: