HỌC
THUYẾT KINH LẠC:
A. Lý thuyết:
1. Khái niệm về Kinh, Lạc, Huyệt, Mạch.
- Kinh.
- Lạc.
- Huyệt.
- Mạch.
2. Chức năng nhiệm vụ:
3. Hệ thống vận hành 12 kinh:
4. Ý nghĩa:
- Kinh âm dương.
- Kinh, Thái, Thiếu… âm dương.
B. Nguyên tắc Kinh Ly Tâm:
1. Âm thăng dương giáng:
- Các kinh dương ở đầu xương chân.
- Các kinh âm ở chân đi lên.
2. Các kinh ở tay:
- Các kinh âm ly tâm.
-
Các
kinh dương hồi tâm.
3. Các kinh ở chân:
-Các kinh âm hồi tâm.
- Các kinh dương ly tâm.
C. Kinh âm dương, tạng phủ:
1. Cặp Thái âm, Thiếu dương.
2. Cặp Quyết âm, Thiếu dương.
3. Cặp Thiếu âm, Thái dương.
NỘI DUNG
HỌC THUYẾT KINH LẠC:
A.
KHÁI NIỆM: Đường KINH.
Như
ta đã biết ở phần NHẬP MÔN ĐÔNG Y: Đối tượng học của Đông y là Khí hóa luận và
Kinh lạc, vốn nó là trừu tượng. Riêng hệ thống kinh lạc, nó không phải là thần
kinh cũng không phải là mạch máu theo đối tượng học của tây y là, giải phẫu học
và thần kinh hệ. Nó là một thực tế mà dù có cho rằng hệ thống kinh lạc là hoang
đường đi nữa cũng không sao chối cãi được. Vì trên thực tế nếu châm những huyệt
trên nó ta thấy kết quả cụ thể như:
- Châm giảm đau: đó là thế mạnh lớn nhất của
châm cứu, như giảm đau trong phẫu thuật, các cơn đau cấp tính đới mạn tính, giảm
đau trong khi đẻ.
- Hiện nay người ta cũng đúc kết được một số
thành quả bước đầu của châm cứu, đã điều trị được các bệnh như: liệt thần kinh
7 ngoại biên, đau thần kinh tọa, đau cổ gáy, viêm tuyến vú, cắt cơn hen Phế
quản, cắt cơn đau dạ dày…
Vào
đầu thế kỷ 20, với bước phát triển của sinh lý thần kinh, nhiều nhà nghiên cứu
châm cứu cho rằng khả năng kinh lạc có quan hệ đến hệ của tây y, và cũng từ đó
ngành châm cứu dần dần đã hình thành hai luồng ý kiến về bản chất của hệ kinh
lạc:
* Ý kiến thứ nhất là, Dựa vào kinh điển: qua
cuốn sách cổ nhất của Đông y (thế kỷ thứ III trước công nguyên) là quyển Nội
kinh đã nêu lên những nét cơ bản nhất về hệ thống kinh lạc huyệt của Trung Quốc.
* Ý kiến thứ hai là Dựa vào ánh sáng khoa học:
-
Năm 1939 Kiarlan Kiarlan (Liên Xô) đặt vào người trường điện cao thế thấy xuất
hiện các dải hào quang (trường sinh học) chạy dọc theo cơ thể tương tự như
đường đi của kinh lạc trong châm cứu, gọi là hiệu ứng KIARLAN.
-
Năm 1957 NakataniYoshio (Nhật Bản) đã phát hiện thấy có sự thay đổi về điện thế
ở vị trí đường kinh và huyệt. Trên cơ sở đó ông chế ra máy đo kinh huyệt.
-
Năm 1964 Kim Boong Han (Triều Tiên) thông báo đã tìm thấy cơ sở vật chất của
kinh lạc với các bằng chứng trực tiếp. Theo ông, đường kinh lạc là hệ thống
đường ống chạy khắp cơ thể, là một hệ thống hoàn toàn khác biệt với những hệ
thống khác như: tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ bạch huyết… Tuy nhiên sau đó các
nhà khoa học đã kiểm tra và khẳng định phát hiện của ông Kim là sai.
-
Năm 1984 Jean Claude Darras (Pháp) bơm chất đồng vị phóng xạ vào vị trí huyệt, sau
đó theo dõi phát xạ gamma, đã thấy chất đồng vị phóng xạ di chuyển theo đường
giống như đường đi của kinh lạc. Phát hiện này cũng được các nhà châm cứu hân
hoan đón nhận.
@@@
Vậy,
nếu theo trường phái thứ nhất thì tất cả các kinh điển xưa nay đều viết rằng: kinh
mạch là để vận hành khí huyết. Còn phương pháp nào khám phá kinh huyệt thì
không có kinh điển nào đề cập đến, nó là một thực tại vô hình.
Nếu
theo trường phái thứ nhì họ tìm kiếm những phản ảnh, những tác động của kinh
huyệt lên một số hiện tượng như thần kinh, nội tiết, điện học và từ đó giúp cho
chúng ta hiểu biết về kinh huyệt được sáng tỏ hơn như:
- Họ đã chứng minh được châm cứu quan hệ đến
việc tiết xuất một số chất mà quan trọng là các morphine nội sinh: Endorphine
để mở ra con đường mới giải thích cơ chế để giảm đau trong châm cứu và đặc biệt
châm cay ma túy của Mayer.
- Họ cũng thấy điện thế trên da có nhiều điểm
cao hơn so với vùng xung quanh và những điểm đó trùng với huyệt vị châm cứu. Từ
đó đã có máy dò huyệt.
- Đặc biệt đại học Kirov ở Kazachstan Alma Ata đã đưa ra giả thuyết sau: trong các cơ
thể sống bao gồm cây cỏ, các động vật và người không chỉ cấu tạo bằng phân tử, nguyên
tử mà còn có một cơ thể khác lồng vào. Đó là cơ thể plasma sinh học (Bioplasma).
Khám phá trên làm cho chúng ta nhớ lại 2 câu trong Nội Kinh: Phế chủ bì mao và
Phế tàng phách đồng thời ta cũng nhớ lại vầng hào quang rực rỡ trên những bức
tranh cổ Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Chúa, Phật… mà các họa sĩ đã vẽ nhiều thế kỷ
trước đây.
Vậy
phải chăng huyệt là cửa ra vào và kinh là ống dẫn Bioplasma của cơ thể con
người giao lưu với plasma vũ trụ? (khí
trời và khí đất – tìm hiểu thêm về Vận khí).
Nhưng
dù theo trường phái nào đi nữa, hệ thống kinh, lạc, huyệt là một hệ thống hoàn
chỉnh: dẫn khí huyết đi nuôi cơ thể từ tạng phủ bên trong đến bì phu bên ngoài
cùng các giác quan để các cơ quan bộ phận làm tròn nhiệm vụ của nó. Ngoài ra
còn phải nuôi dưỡng và bảo vệ nó bằng cả một hệ thống dinh, vệ.
a)
Kinh:
Kinh
là những đường đi dọc theo cơ thể mỗi tạng phủ đều có một đường kinh ở tay hoặc
chân liên hệ. Chúng ta có 12 đường kinh.
- 6 đường kinh ở tay: 3 kinh âm đi từ cánh tay
trong đến lòng bàn tay liên hệ đến 3 tạng là Phế, Tâm bào, Tâm. 3 kinh dương đi
từ cánh tay ngoài đến lưng bàn tay liên hệ đến 3 phủ là Đại Trường, Tam Tiêu, tiểu
trường.
- 6 đường kinh ở chân: 3 kinh âm đi từ chân
trong lên bụng ngực, liên hệ đến 3 tạng là Can, Tỳ, Thận. 3 kinh dương từ đầu
xuống liên hệ đến 3 phủ là Đởm, Vị, Bàng quang.
b)
Lạc:
Lạc là những đường nối các kinh biểu lý của tạng
phủ với nhau. Chúng ta có 15 lạc
huyệt (kể cả mạch nhâm, đốc). Huyệt lạc có nhánh từ kinh này đến nguyên huyệt
của kinh kia.
c)
Huyệt:
Huyệt
là những điểm được xác định và phân bổ khắp phần ngoài của cơ thể. Huyệt là nơi
phản ứng của cơ thể với những chứng bệnh, nơi bệnh lý báo động, đồng thời cũng
là nơi kích thích (như châm cứu, bấm huyệt, điện châm…). Để phòng và trị bệnh
ta còn có những nhóm huyệt:
- Huyệt trên 12 kinh chính, nhâm và đốc mạch
khoảng 365 huyệt.
- Biệt huyệt khoảng 300 huyệt
- Tân huyệt khoảng 300
- Thiên ứng (a thị) huyệt: điểm đau.
d)
Mạch:
Mạch
là đường hiệp các kinh lại. Có 8 mạch, trong đó chỉ có nhâm mạch và đốc mạch có
huyệt riêng, 6 mạch còn lại mượn huyệt của các kinh.
2.
Hệ thống vận hành 12 kinh:
Khi
ăn, thức ăn vào Vị trước, sau khi biến hóa thành dinh khí và vệ khí thì dinh
khí được Tỳ vận hóa theo trình tự như sau:
1-
Thủ Thái Âm Phế giờ dần (3-5 giờ)
2-
Thủ Dương Minh Đại trường giờ mão (5-7 giờ)
3-
Túc Dương Minh Vị giờ thìn (7-9 giờ)
4-
Túc Thái Âm Tỳ giờ tỵ (9-11giờ)
5-
Thủ Thiếu Âm Tâm giờ ngọ (11-13 giờ)
6-
Thủ Thái Dương Tiểu trường giờ mùi (13-15 giờ)
7-
Túc Thái Dương Bàng quang giờ thân (15-17 giờ)
8-
Túc Thiếu Âm Thận giờ dần (17-19 giờ)
9-
Thủ Quyết Âm Tâm bào giờ tuất (19-21 giờ)
10-
Thủ Dương Minh Tam tiêu giờ hợi (21-23 giờ)
11-
Túc Thiếu Dương Đởm giờ tý (23-1 giờ)
12-
Túc Quyết Âm Can giờ sửu (1-3 giờ)
1.
Kinh âm dương, thái Thiếu Âm dương
a)
Kinh âm dương:
-Kinh
âm là kinh quan hệ với tạng và đi vùng da non (tay chân bụng ngực của cơ thể)
-Kinh
dương là kinh quan hệ với phủ và đi vùng da già (tay chân hong của cơ thể, ngoại trừ kinh Bàng Quang
đi sau lưng và kinh Vị đi gần giữa ngực)
b)
Kinh thái Thiếu Âm dương:
- Đối với các kinh ở tay:
+ Các kinh âm:
Lòng
bàn tay và cánh tay trong là âm, phía ngoài ngón cái là âm (âm + âm) là Thái Âm
(thủ Thái Âm Phế)
Lòng
bàn tay và cánh tay trong là âm, phía trong ngón út là dương (âm ± dương) là
Thiếu Âm (thủ Thiếu Âm Tâm)
Lòng
bàn tay và cánh tay trong là âm, ở giữa cánh tay ngón giữa (±) là Quyết Âm (Thủ
Quyết Âm Tâm Bào)
+ Các kinh dương:
Lưng
bàn tay và cánh tay ngoài là dương, phía trong ngón út là dương (dương + dương)
là Thái Dương (Thủ Thái Dương Tiểu Trường)
Lưng
bàn tay và cánh tay ngoài là dương, phía ngón cái là âm (dương ± âm) là Dương
Minh (Thủ Dương Minh Đại Trường)
Lưng
bàn tay và cánh tay ngoài là dương, ở giữa cánh tay, ngón giữa (dương ±…) là Thiếu
Dương (thủ Thiếu Dương Tam Tiêu)
- Đối với các kinh ở chân:
+ Các kinh âm:
Mặt
trong chân là âm, phía trước là âm (âm+ âm) là Thái Âm (túc Thái Âm Tỳ)
Mặt
trong chân là âm, phía sau là dương (âm ±
dương) là Thiếu Âm (túc Thiếu Âm Thận)
Mặt
trong chân là âm, đi ở giữa (âm±…)
là Quyết Âm (túc Quyết Âm Can)
+ Các kinh dương:
Mặt
ngoài chân là dương, phía sau là dương (dương+ dương) là Thái Dương (túc Thái
Dương Bàng Quang)
Mặt
ngoài chân là dương, phía trước là âm (dương ± âm) là Dương Minh (túc dương Vị)
Mặt
ngoài chân là dương, ở giữa (dương±….
) là Thiếu Dương (túc Thiếu Dương Đởm)
B.
KINH LY TÂM, HỒI TÂM:
1.
So đầu với chân:
- Dương giáng: các kinh ở đầu đi xuống chân là:
Vị, Đởm, Bàng Quang.
- Âm thăng: các kinh ở chân đi lên là Tỳ, Can,
Thận.
2.
So các kinh ở chân:
- Các kinh dương ly Tâm là Vị, Đởm, Bàng Quang.
- Các kinh âm hồi Tâm là Tỳ, Can, Thận
3.
So các kinh ở tay:
- Các kinh âm ly Tâm là Phế, Tâm bào, Tâm
- Các kinh dương hồi Tâm là Đại Trường, Tam
Tiêu, Tâm bào.
C.
CẶP TẠNG PHỦ:
1.
Các kinh ở chân:
Túc
Thái Âm Tỳ với túc Dương MinhVị
Túc
Thiếu Âm Thận với túc Thái Dương Bàng Quang.
Túc
Quyết Âm Can với túc Thiếu Dương Đởm
2.
Các kinh ở tay:
Thủ
Thái Âm Phế với thủ Thái Dương MinhĐại Trường
Thủ
Thiếu Âm Tâm với Thủ Thái Dương Tiểu Trường
Thủ
Quyết Âm Can với thủ Thiếu Dương Tam Tiêu
*
Ghi chú:
-
Các kinh dương ở đầu giáng:
Túc
Thái Dương Bàng Quang.
Túc
Dương MinhVị.
Túc
Thiếu Dương Đởm.
-
Các kinh âm ở chân thẳng:
Túc
Thiếu Âm thân.
Túc
Quyết Âm Can.
Túc
Thái Âm Tỳ.
-
Các kinh âm ở tay ly Tâm:
Thủ
Thái Âm Phế.
Thủ
Quyết Âm Tâm bào.
Thủ
Thiếu Âm Tâm.
Thủ
Dương MinhĐại Trường.
Thủ
Thiếu Dương Tam Tiêu.
Thủ
Thái Dương tiểu trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét