Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Phương pháp Ngâm chân với nước nóng và muối hột


Lương y Dương Phú Cường
Đó là phương pháp ngâm chân được tập hợp nhiều tài liệu, qua một thời gian thực nghiệm thấy có kết qua tốt trên phòng và điều trị bệnh tật, nhất là đối với bệnh cảm, kể cả cảm hư yếu.
 Ngâm chân trong nước, ngoài mục đích sạch sẽ, còn có lợi cho sức khoẻ. Ngâm chân bằng nước ấm và một ít thảo dược là một phương pháp dưỡng sinh cổ truyền, y học gọi là tắm chân. Các nhà đông y cho chân là gốc của cơ thể, nó vận hành khí huyết liên hệ với lục phủ ngũ tạng, nối liền với các cơ quan quan trọng trong cơ thể, do vậy việc bảo vệ chân có tác dụng tốt trong bảo vệ sức khoẻ. Trong dân gian lưu truyền câu “dưỡng thụ hộ căn, dưỡng nhân hộ cước”.  (nuôi cây bảo vệ gốc, nuôi người bảo vệ chân).
Cơ thể con người như một xưởng hoá học, các bộ phận trong cơ thể liên tục làm việc ngày đêm theo quy luật: hô hấp; bài tiết; sinh sản; … Các nhà y học cho rằng, bàn chân như tấm gương của cơ thể, nó phản ảnh tương đối chính xác tình hình sức khoẻ của con người, nó chứa vùng phản xạ của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Không chỉ như vậy, dưới bàn chân còn có 60 huyệt, thường xuyên ngâm chân trong nước ấm sẽ thúc đẩy khí huyết vận hành.
 Y học hiện đại còn gọi bàn chân là “trái tim thứ hai ‘’, chân ở đầu mút cuối của cơ thể, cách xa tim, được cung cấp máu ít, máu ở chân lưu thông tương đối chậm, hai bàn chân dễ bị lạnh làm cho nhiệt ở đường hô hấp và khoang bụng giảm, sức đề kháng của cơ thể yếu. Dưới bàn chân có nhiều đầu mút thần kinh thông với đại não, nếu kiên trì ngâm chân thì nước nóng sẽ kích thích các đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não, làm tăng tuần hoàn máu, điều chỉnh chức năng của trạng thái sinh lý của tổ chức bộ máy trong cơ thể.
 Khi ngâm chân nhiệt độ tốt nhất từ 40-50 độ c, cảm thấy ấm là được, vừa ngâm chân vừa thêm nước nóng để giữ độ ấm ổn định, ngâm cả bàn chân từ 15- 25 phút là được. Ngâm xong dùng khăn lau khô và day nhẹ một số huyệt dưới bàn chân, động tác nhẹ nhàng, liên tục và quấn khăn giử ấm cho hai bàn chân. Làm như vậy có tác dụng làm giản nở mạch máu, giúp máu lưu thông tốt, đầu mút các thần kinh hưng phấn tuần hoàn máu tăng nhanh. Không chỉ bảo vệ sức khoẻ mà còn có tác dụng giảm nhức đầu; mất ngũ suy nhược cơ thể; cao huyết áp; lạnh chân; đau nhức lâu ngày; tiểu đêm; hay bị cảm; …. rất nhiều tác dụng chỉ với một phương pháp ngâm chân đơn giản này.
 Ngoài ra, khi ngâm chân bằng nước ấm với một số dược thảo được bào chế còn nâng cao nhiều hơn nữa tác dụng của công việc này, làm tăng sự khoan khoái trong cơ thể, làm tăng giấc ngũ sâu đối với chứng mất ngũ kinh niên, làm dịu sự tê dại của đôi chân thường lạnh giá, làm giảm đau các khớp xương mỗi lúc thời tiết thay đổi…
 Thông thường nên ngâm chân sau khi ăn một giờ, người già và trẻ em khi ngâm chân nên có người lớn bên cạnh. Khi ngâm chân xong dùng khăn khô lau sạch và giữ ấm hai bàn chân, chú ý tránh gió trong quá trình tắm chân. Nếu ngâm chân mà thấy trong người khó chịu thì nên ngừng ngay có thể là không thích hợp, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.
 Con người từ lúc biết đi đôi chân âm thầm lặng lẽ nâng đỡ cơ thể, gánh chịu sức nặng cơ thể, đồng thời nó còn đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ con người. Nếu bạn giữ đôi chân tốt có nghĩa là bạn đã gìn giữ sức khoẻ tốt của mình. Bước đi ngàn dặm không lúc nào thiếu bóng bàn chân. Tại sao chúng ta không gìn giữ nó thật tốt để dùng lâu dài cho niềm vui có được một sức khoẻ luôn đầy tràn bằng công việc đơn giản này!
Cách ngâm chân nầy trừ được chứng lạnh chân và tiểu đêm rất hay, ngay cả người bị phù do thận suy yếu cũng có tác dụng. Gần như là phương pháp tuyệt hay trong điều hòa cơ thể và trừ hàn tà tấn công nhập lâu ngày. Mỗi ngày nên ngâm một lần cho đến khi giảm hẳn.

4 nhận xét:

Unknown nói...

Xin chào bác, bài viết thật bổ ích, con xin phép được copy qua trang của con, bác cho phép chứ ạ!

thiền thương nói...

Chào Lê Mai, Chắc có dùng thử thì thấy bổ ích. Xin chuyển cho nhiều người cùng biết để dùng. Chúc tốt đẹp. Ly. Cường

Unknown nói...

Con chào Bác.
Con muốn hỏi con là nhân viên Văn phòng, nên việc ngâm chân này rất tốt cho con trong việc chữa bệnh nghề nghiệp.
Con xin hỏi bác vào giờ trưa khi nghỉ giải lao con có thể ngâm chân được không ạ? Nếu ngâm được thì có thể ngâm trước giờ ăn trưa rồi sau đó mới ăn có được không bác? Nếu không thì phải bắt buộc ăn sau 1 giờ mới được ngâm hay sao bác?
Con cám ơn bác rất nhiều!

Unknown nói...

Chào Bác !!
Cháu rất vui và hạnh phúc khi đọc bài viết và thực hành !!
Cháu cám ơn lời chia sẽ bổ ích của Bác !
Kính chúc Bác thượng thọ !!!!
Cháu không biết bỏ bao nhiêu muối và nước cả
Nên cháu bỏ đại thôi !!
Mong Bác chỉ giúp Cháu ới !,
Cám ơn Bác râdt nhiêu !!!