Điều trị BỆNH ĐAU LƯNG
Lương y Nguyễn Tấn Xuân
Đau lưng là một chứng bệnh rất thường gặp ở lứa tuổi trung niên và cao niên nhất là với nhân viên văn phòng và tài xế vì phải ngoài nhiều nên người ta gọi là “bệnh nghề nghiệp”.
Có 3 nguyên nhân gây đau lưng như sau:
1. Đau lưng do thận suy: mỏi nhiều hôn đau và âm ỉ kéo dài.
2. Đau lưng do phong thấp: đau cứng lưng, lúc đau chỗ này lúc đau chỗ khác.
3. Đau lưng do chấn thương: đau lói nơi ứ huyết.
Ngồi ra các bệnh ở vùng bụng, vùng hóa chậu như viêm đại tràng, viêm phần phụ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…đều có thể gây đau lưng.
Bài viết này chủ yếu điều trị bệnh đau lưng do 3 nguyên nhân nêu trên gây ra.
Đau lưng Tất, Trọng, Khung, Quy
Mộc qua, Địa, Thược, Gia bì, Quế, Linh
Sâm, Kỳ, Độc, Cẩu, Ký sinh
Đan, Phịng, Cố chỉ, Uy linh, Thảo, Gừng.
Công thức:
Ngưu tất 16g Đỗ trọng 12g
Xuyên khung 12g Đưông quy 12g
Mộc qua 12g Thục địa 12g
Bạch thược 12g Ngũ gia bì 12g
Quế nhục 04g Bạch linh 12g
Đảng sâm 12g Hồng kỳ 12g
Độc hoạt 12g Cẩu tích 12g
Tang ký sinh 12g Đan sâm 12g
Phòng phong 08g Phá cố chỉ 12g
Uy linh tiên 12g Cam thảo 06g
Gừng tươi 12g.
Cách sắc thuốc:
Lần I : đổ 4 chén nước sắc còn 1 chén
Lần II : đổ 3 chén nước sắc còn 7 phân
Lần III : đổ 2 chén nước sắc còn 5 phân.
Sắc nước nào, uống nước đĩ. Uống thuốc còn nóng trước bữa ăn 1 giờ.
Kiêng: Đậu đen, đậu xanh, rau muống
Thịt gà, Cá chép, Ba ba.
TÌM HIỂU 21 VỊ THUỐC:
1. Ngưu tất: Còn có tên là cây Cỏ xước, Hồi ngưu tất, là rễ phơi hay sấy khô của cây Ngưu tất. Vị thuốc giống đầu gối con trâu nên gọi Ngưu tất (ngưu là trâu, tất là đầu gối).
Ngưu tất có vị chua, đắng, tính bình, không độc vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng phá huyết, hành ứ (sống), bổ Can Thận, mạnh gân cốt (chế biến chín). Chủ trị đau nhức khớp, đau bụng, kinh nguyệt khĩ khăn.
*Lưu ý: Người có thai không được dùng.
2. Đỗ trọng: Là vỏ phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng. Xưa kia có người họ Đỗ tên Trọng dùng vị thuốc này rất hiệu quả, do đó mà đặt tên. Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ôn, vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can Thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm.
3. Xuyên khung: Là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung, vị cay, tính ấm, vào 3 kinh Can, Đởm và Tâm bào. Có tác dụng đuổi phong, giảm đau, lý khí hoạt huyết dùng chữa kinh nguyệt không đều, đầu nhức mắt hoa, ngực bụng đầy trướng, bán thân bất toại, chân tay co quắp, ung thư.
*Lưu ý: Những người âm hư hoả vượng không dùng được.
4. Đưông quy: Là rễ phơi hay sấy khô của cây Đưông quy.
Quy là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ, do đó có tên như vậy.
Đưông quy có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 3 kinh Tâm, Can và Tỳ, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh.
Đưông quy là một vị thuốc rất phổ thôngtrong đôngy, nó là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đôn thuốc bổ và trị bệnh khác.
-Quy đầu thì dẫn huyết đi lên
-Quy thân thì nuôi huyết ở trung bộ
-Quy vĩ thì tiêu ứ phá huyết, dẫn huyết đi xuống
-Tồn thân thì hoạt huyết không dẫn huyết.
*Lưu ý: Quy vị cay thì hay tán, người nào âm hư, hoả thịnh nên kiêng; vị ngọt thì ủng tắc, người nào Tỳ Vị hư hàn chớ dùng; thể nhuận thì hoạt, người nào tiết tả nên kiêng.
5. Mộc qua: Là quả chín phơi hay sấy khô của cây Mộc qua, vị chua, chát, tính ôn. Có tác dụng liễm Phế, chỉ ho, bình Can, hồ Tỳ hóa thấp, thư cân cốt dùng chữa phù nề, chân tay đau nhức, ho lâu ngày.
6. Thục địa: Còn gọi là Địa hồng, Sinh địa, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Địa hồng hay cây Sinh địa.
Thục địa là Sinh địa đem chế biến theo một phưông pháp riêng (Thục là nấu, chín), Thục địa vị ngọt, tính hơi ôn, vào 3 kinh Tâm, Can và Thận. Có tác dụng nuôi Thận, dưỡng âm, bổ Thận, làm đen râu tóc, chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư ho, suyễn.
Sinh đđịa có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào 4 kinh Tâm, Can, Thận và Tiểu trường. Sinh địa có tác dụng thanh nhiệt, mát máu (khô có tác dụng tư âm, dưỡng huyết), dùng chữa thưông hàn ôn bệnh, yết hầu sưng đau, huyết nhiệt tân dịch khô kiệt, thổ huyết, băng huyết, kinh nguyệt không đều, động thai.
7. Bạch thược: Còn gọi là Thược dược, là rễ phơi hay sấy khô của cây Thược dược. Vị đắng, chua hơi hàn, vào 3 kinh Can, Tỳ và Phế. Có tác dụng nhuận gan, làm hết đau, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu, dùng chữa đau bụng, tả lỵ. lưng ngực đau, kinh nguyệt không đều, mồ hơi trộm, tiểu tiện khó. Thược dược được dùng làm thuốc giảm đau, thông kinh trong những bệnh đau bụng (do ruột co bóp quá mạnh), nhức đầu, chân tay nhức mỏi, còndùng chữa phụ nữ bế kinh, xích bạch đới lâu năm không khỏi.
8. Ngũ gia bì: Là vỏ rễ phơi khô của cây Ngũ gia bì. Vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau và chỉ dùng vỏ rễ làm thuốc do đó có tên như vậy. Ngũ gia bì có vị cay, tính ôn vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng làm mạnh gân cốt, tăng trí nhớ, khu phong hóa thấp, chủ trị đau bụng, yếu chân, trẻ con lên 3 tuổi chưa biết đi, con trai âm suy (dư sự bất cử), con gái ngứa âm hộ, đau lưng, tê chân, ngâm rượu uống rất tốt.
9. Quế nhục: Còn gọi là Quế khâu, Quế bì, Quế Trung quốc là vỏ phơi khô của cây Quế Trung quốc.
Vị cay, tính nóng. Giỏi thônghuyết mạch, thể hư hàn, bụng đau quặn, có thể dùng nó để ôn bổ được.
10. Bạch linh: Còn có tên là Bạch phục linh, Phục thần, là nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông. Vì người ta cho Phục linh là linh khí của cây thôngnấp ở dưới đất, do đó mà đặt tên. Nếu nấm mọc xung quanh rễ khi đào lên có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là Phục thần. Người ta cho loại này có tác dụng yên thần phách, chữa sợ hãi, mất ngủ.
Phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 5 kinh Tâm, Phế, Thận, Tỳ và Vị. Có tác dụng lợi thuỷ, thẩm thấp, bổ Tỳ, định Tâm, dùng chữa tiểu tiện khĩ khăn, thuỷ thũng, trướng mãn, tiết tả, hay sợ hãi, mất ngủ, di tinh.
Phục thần có tác dụng định tâm, an thần chữa hồi hộp, mất ngủ.
11. Đảng sâm: Còn gọi là Phịng đảng sâm, Lộ đảng sâm, Xuyên đảng sâm, Đông đảng sâm, là rễ phơi sấy khô của nhiều lồi. Người ta gọi Đảng sâm là Nhân sâm của người nghèo vì có mọi công dụng của Nhân sâm lại rẻ tiền hôn. Đảng sâm có vị ngọt, tính bình , vào 2 kinh Phế và Tỳ, có tác dụng bổ trung ích khí sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa Tỳ hư, ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi, Phế hư sinh ho, phiền khát. Công dụng gần như Sâm nhưng hơi thiên về bổ trung.
*Lưu ý: Người thực tà không dùng được.
12. Hòang kỳ: Là rễ phơi hay sấy khô của cây Hòang kỳ. Vị thuốc màu vàng, sở trường về bổ cho nên có tên gọi như vậy; Hòang là vàng, kỳ là nhớn (sở trường).
Hồng kỳ có vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh Phế và Tỳ. Có tác dụng bổ khí, lợi tiểu, thác sang. Dùng chữa biểu hư sinh ra mồ hơi trộm, Tỳ hư sinh ỉa lỏng, dương hư yếu thóat, thuỷ thũng, huyết tý.
13. Độc hoạt: Trên thị trường tên Độc hoạt dùng để chỉ thân rễ và rễ cùa nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số cây chính:
1. Xuyên độc hoạt là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên độc hoạt.
2. Hưông độc hoạt là rễ của cây Mao đương quy.
3. Ngưu vĩ độc hoạt là rễ phơi hay sấy khô của cây Độc hoạt đuơi trâu.
4. Cưu nhỡn độc hoạt là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cưu nhỡn độc hoạt.
Độc hoạt có vị cay, tính ôn, vào 2 kinh Can và Thận. Có tính chất đuổi phong hàn, thử thấp, hết đau, chuyên dùng trong những trường hợp phong hàn, các khớp xương và lưng gối đau nhức bất kể cả đau lâu hay mới đau, đau đầu, đau răng.
*Lưu ý: Những người âm hư hoả vượng, huyết hư không phong hàn thực tà không dùng được.
14. Cẩu tích: Còn gọi là rễ lông Cu ly, Kim mao cẩu tích.
Cẩu là chĩ, tích là lưng, xưông sống. Vì vị thuốc chưa thái giống lưng con chó, do đó có tên này. Cẩu tích có vị đắng, ngọt, tính ôn, vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can Thận, mạnh lưng gối, trừ phong thấp, chữa phong hàn, thấp tý, lưng đau chân mỏi, thất niếu (không đi đái được), lâm lơ (đái nhỏ giọt).
15. Tang ký sinh: Là cây mọc ký sinh trên cây dâu tằm, vị đắng, tính bình, vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can Thận, mạnh gân cốt, an thai, làm cho xuống sữa. Dùng chữa gân xương đau nhức, động thai, đẻ xong không có sữa, lưng mỏi đau.
16. Đan sâm: Là rễ phơi hay sấy khô của cây Đan sâm. Đan là đỏ, sâm là sâm. Vì rễ cay này giống Sâm lại có màu đỏ nên đặt tên như vậy.
Đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn, vào 2 kinh Tâm và Can, là thuốc chữa bệnh về máu dùng cho phụ nữ trước và sau khi sinh nở, kinh nguyệt nhiều ít đều dùng được, vì nó có công dụng trục ứ huyết, sinh huyết mới, vừa an thai sống, vừa cho ra thai chết, chỉ huyết (cầm máu), điều kinh. Tác dụng không kém bài Tứ vật gồm Đưông quy, Địa hồng, Xuyên khung, Bạch thược.
Còn dùng chế thuốc xoa bĩp trị đau nhức các khớp xương rất hay.
17. Phịng phong: Là rễ của cây Phòng phong, là một vị thuốc rất hay đựơc dùng để chữa các chứng bệnh do gió gây ra (phong là gió, phòng là phòng bị), vị cay, ngọt, tính ôn, không độc, vào 5 kinh Bàng quang, Can, Phế, Tỳ và Vị. Có tác dụng phát biểu, tán phong, trừ thấp, là thuốc chữa cảm mạo biểu chứng ra mồ hơi, dùng chữa nhức đầu chóang váng, mắt mờ, trừ phong, đau các khớp xưông.
18. Phá cố chỉ: Còn gọi là Bổ cốt chi, Phá cốt tử là hạt phơi khô của cây Phá cố chỉ. Cốt là xương, chỉ là mỡ, vì nhân dân coi vị thuốc có tính bổ xương tuỷ.
Phá cố chỉ dùng làm thuốc bổ cho người già yếu, đau lưng, con trai đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều, hoạt tinh. Phụ nữ dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư. Hạt ngâm rượu, dùng bôi ngoài da chữa bệnh Bạch biến, bệnh ngoài da.
19. Uy linh tiên: Là rễ phơi hay sấy khô của cây Uy linh tiên, vị cay, mặn, tính ôn, vào kinh Bàng quang.
Có tác dụng hành khí, trừ phong, thông kinh lạc.
20. Cam thảo: Còn có tên là Bắc cam thảo, là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo. Vị ngọt, tính bình (sau khi nướng thì tinh hơi ôn), vào 12 đường kinh. Có tác dụng bổ Tỳ, Vị, nhuận Phế, thanh nhiệt giải độc, điều hồ các vị thuốc. Muốn thanh hoả thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa Tỳ hư mà ỉa lỏng, Vị hư mà khát nước, Phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng, ung thư.
21. Gừng tươi: tức Sinh khương vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh Phế, Tỳ và Vị. Có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thuỷ giải độc. Dùng chữa ngoại cảm biểu chứng, bụng đầy trướng, nôn mửa, giải độc Bán hạ, Nam tinh, cua cá, đờm ẩm sinh ho.
Phưông huyệt:
Đau lưng gặp phải rất nhiều
1. Thận suy thì mỏi là nhiều hôn đau
Mệnh môn, Thận, Thái(1) nhớ mau
Uỷ trung kế tiếp theo sau Dũng tuyền
2. Phong thấp thì đau nặng nhiều
Phong môn, A thị, Âm tuyền(2), Uỷ trung
3. Huyết ứ đau lói vô cùng
A thị chích máu lại cùng Cách du
Uỷ trung – Tổng huyệt hợp gu
Cắt côn đau lói nhẹ ru lại liền.
Vị trí huyệt:
Mệnh môn: Ở vùng thắt lưng, trên đường chính giữa, chỗ lõm dưới gai sau đốt thắt lưng thứ 2.
Thận du: Ở vùng thắt lưng, chỗ dưới gai sau đốt thắt lưng thứ 2 ngang ra 1,5 thóan.
Thái khê: Ở mặt trong bàn chân, sau mắt cá trong, chỗ lõm giữa mỏm mắt cá trong và gân gót.
Uỷ trung: Ở đúng điểm giữa nếp khoeo, chỗ giữa gân hai cơ nhị đầu đùi và bán gân.
Dũng tuyền: Ở gan bàn chân, chỗ lõm ước chừng 1/3 trước của gan bàn chân (không tính ngón chân) khi co ngón chân và bàn chân lại.
Phong môn: Ở vùng lưng, chỗ dưới gai sau đốt lưng thứ 2 ngang ra 1,5 thóan.
A thị: Lấy điểm đau nhất của vùng đau làm huyệt.
Aâm lăng tuyền: Ở phía trong cẳng chân, chỗ lõm sau và dưới bờ trong đầu trên xưông chày.
Cách du: Ở vùng lưng, chỗ dưới gai sau đốt lưng thứ 7 ngang ra 1,5 thóan.
(1) Thận du, Thái khê
(2) Âm lăng tuyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét