Phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng
Chúng ta thường nghe biết thuốc ở Việt Nam chúng ta rất hay, trị được nhiều bệnh đôi lúc rất thần kỳ. Có lúc đồn thổi quá mức, có lúc lại là sự thật, nhưng lại rất khó kiểm chứng đã dẫn đến tình trạng “bán tín bán nghi”, có thể đã thất thóat nhiều bài thuốc hay của tiền nhân, nhiều kinh nghiệm điều trị độc đáo trong nhân dân. Cũng vì nóng lòng với tài sản phi vật thể đó, chúng ta đã có nhiều chủ trương để phát huy bảo vệ, trong những hành động tích cực đó cũng lắm người lợi dụng làm xuyên tạc sự thật. Bến bờ của chân lý thường phải trãi qua những gian nan thử thách, vì vàng nên không sợ lữa, càng khó khăn mấy chân lý vẫn thể nghiệm được. Suy tư bao ngày làm sao có một phương pháp gì đó có tính hệ thống, dể hiểu, đơn giản và có tính phổ quát. Chúng tôi đã thử dùng cách phân tích này để kiểm chứng các cây thuốc bài thuốc và các phương pháp điều trị nói chung, để một phần thẩm định được sự thật tương đối. Với sự thẩm định theo phương cách này tôi nhìn thấy một sự chân thật được hé lộ mà nhiều người, nhiều trình độ khác có thể tạm dùng để kiểm nhận. Vì thế chúng tôi xin mạn phép giới thiệu phương pháp luận nghiên cứu xữ dụng thuốc gần người như sau:
Chúng tôi không dám nói chỉ có trái đất là có sự sống duy nhất. Nhưng với hàng trăm ngàn tỉ hành tinh mà các nhà thiên văn đang tìm kiếm thì tuyệt nhiên không hề có dấu của sự sống, vậy là chúng ta chỉ có một mình.
Chúng ta phải yêu quí hành tinh của chúng ta hơn nữa, vì đó là hành tinh duy nhất mà hiện nay chúng ta biết được, môi trường sinh thái đang hủy diệt dần, nhiều loài đang trên đà tuyệt chủng, không phải chỉ có thiên tai mà đa số là do bàn tay con người.
Cây xanh không chỉ bảo vệ môi trường mà trong tay chúng ta là những vị thầy thuốc mà nó còn là những vị thuốc hay, thuốc quí trải qua bao đời bao người dày công nghiên cứu chuyển giao cho thế hệ sau. Vì thế, khi chúng ta nghiên cứu và sử dụng một cách khoa học chúng ta đã bảo vệ sự sống trên trái đất thân yêu mà còn có thuốc để bảo vệ sức khỏe cho đồng bào – một công việc mà được lợi nhiều bề thì không đáng quí sao?
B. VÌ SAO NÊN DÙNG THUỐC GẦN NGƯỜI?
Thuốc mà chúng tôi muốn nói đến ở đây không phải là thuốc Nam, mà là THUỐC GẦN NGƯỜI, nghĩa là cùng trong một vùng khí hậu tương đồng. Cây thuốc và vị thuốc, không hề ảnh hưởng bởi biên giới một quốc gia, bởi thể chế chính trị… mà nó phụ thuộc vào Thiên khí và Địa khí, phụ thuộc vào bản thể của trời đất, phụ thuộc vào thổ nhưỡng và khí hậu nơi nó hình thành. Vì thế dùng chữ thuốc Nam để nói về các thuốc dùng điều trị phải nên hiểu như thế nào cho thích hợp? Là thuốc Việt Nam ? Là thuốc ở phương Nam ? Đều không hợp lý, vì những cây thuốc đó hiện diện khắp nơi, ở các quốc gia lân cận và các vùng khác trên thế giới, cả phương Nam phương Bắc, lẫn bên Tây và bên Đông, nơi nào cũng có thể có. Cũng cây đó ở Ấn Độ, Campuchia, Mã Lai và Việt Nam đều có, lẽ đâu chúng ta gọi là thuốc Nam được sao? Như vậy thật là không hợp lý. Hiện nay trên thế giới người ta thường gọi theo tên họ, giống loài bằng tên Latinh. Gọi như vậy thật thuận tiện cho các nhà nghiên cứu, nhưng với người bình dân thì nên gọi như thế nào cho dễ dùng dể hiểu? Chúng tôi gọi là THUỐC GẦN NGƯỜI. Cùng sinh cùng diệt ở nơi con người đang sống, gắn bó chặt chẻ với họ trên mọi địa hình khí hậu, theo thời gian và không gian. Vì như thế bản thể được tương đồng mới có khả năng thích ứng để tương tác vào cái không thích ứng, dẫn đến khả năng cân bằng âm dương trong cơ thể, để điều trị bệnh tật cho con người.
Chúng ta nên dùng thuốc gần người vì các lẽ sau:
1. Truyền thống lịch sử dân tộc:
· Đất nước chúng ta trải qua nhiều cuộc chiến với người Phương Bắc, giao thương phải bế tắc. Thường khi lâm trận, quân địch phải bao vây mọi đường tiếp tế, nhất là lương thực và thuốc men. Nếu thuốc chỉ có từ phương Bắc, hoặc từ xa, thì quân và dân ta sẽ vô cùng khó khăn. Nếu chúng ta không có thuốc men, thì không thể nuôi quân và dân để chiến thắng quân ngoại xâm được. Vậy chắc chắn nước ta đã có cách điều trị dùng thuốc tại chỗ và phải có hiệu quả. Lịch sử đã để lại những trang vàng công cuộc giữ nước và dựng nước vang danh thiên cổ. Chúng ta phải tìm được bí ẩn xữ dụng thuốc của ông cha ta từ đâu? Không hề cần đến thuốc ngoại quốc hay thuốc ở xa. Phải chăng thuốc gần người đã đủ toàn vẹn bản chất điều trị, bảo vệ sức khoẻ cho toàn quân và dân ta để dẫn đến thắng lợi, bảo vệ vững chắc non sông tổ quốc ngàn đời nay.
· Dùng THUỐC GẦN NGƯỜI làm mạnh tính TỰ CƯỜNG của dân tộc, nhờ tính tự chủ, tính độc lập để bảo vệ sức khỏe của đồng bào trong mọi hoàn cảnh của công tác bảo vệ tổ quốc thân yêu, làm mạnh hơn tính an ninh của tổ quốc. Không phải chỉ với người Việt nam mà là mọi dân tộc trên toàn thế giới.
· Đất nước trải qua nhiều cuộc chinh chiến. Quân dân ở trong rừng sâu, bệnh nhiều, thương vong nhiều, nếu chỉ trông chờ vào thuốc Tây, thuốc Bắc thì chỉ có chết, làm sao có thể hành quân được. Nói như vậy không phải là chúng ta đã không xử dụng thuốc tân dược, nhưng chỉ muốn nhấn mạnh đến một thực tại có thật hay bị bỏ quên, hoặc được đánh giá không đúng tầm mức, sợ một ngày kia sự thật bị lu mờ dần. Chúng tôi cùng nhiều người lập lại một điều có thật, nhấn mạnh thêm một lần nữa theo một trình thuật khác hầu mong mọi người không quên tài sản lớn lao về thuốc gần người. Xin đơn cử một số ví dụ:
¨ Thuốc cầm máu khi bị thương: Trong chiến tranh, thường hay bị thương tích ra máu nhiều, sự sống bị đe dọa nghiêm trọng khi xuất huyết quá nhiều. Chúng tôi nhận thấy rất nhiều cây thuốc có tính cầm máu rất cao mà lại ít bị nhiễm trùng do vết thương hở, như các cây sau đây: Cây cỏ lào, cây cỏ Hôi, cây Bọ Xít, cỏ Mực, Tóc rối, Mồ hĩng bếp, Trắc bách Diệp… thường rất dễ tìm do từng vùng địa phương đều có kinh nghiệm xữ dụng. Khi máu đã cầm thường vết thương cũng dể lành và ít bị nhiễm trùng.
¨ Tiểu đoàn trúng độc nấm: Năm 1965, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bộ trưởng Bộ Y Tế đã kể một câu chuyện như sau: Vào năm1946 một đơn vị bộ đội bị ngộ độc vì ăn phải nấm độc, các thầy thuốc Tây y cũng như Đông y đã bó tay, khi bác sĩ Thạch đến, sau khi xem xét và cũng đành chịu bó tay. Tình hình nguy cấp tính mạng nhiều người, mọi phương cách điều trị đều không mang lại kết quả. Trước hoàn cảnh khó khăn đó, có một bà cụ người nông dân đến xin được điều trị, trước lời nói đầy vẻ tự tin, các thầy thuốc đành chấp nhận để bà cụ điều trị cho anh em bộ đội bị trúng độc. Sau đó bà cụ đi một hồi và đem về một ca nước và bảo những người trúng độc hãy đến uống. Sau một lúc thì toàn thể những người trúng độc đều đã hồi tỉnh, mọi người thật sự đã kinh ngạc trước thành công kỳ diệu đó, và lại xuất phát từ một con người chân chất không hề có bằng cấp gì! Ở đây chúng ta cũng nên tự hỏi, phải chăng con đường điều trị bệnh tật cho con người ngày nay từ trong hệ thống y tế là con đường duy nhất đúng, hay còn một hướng nghiên cứu khác? Thuốc bà cụ dùng là phân người phơi khô đốt thành than và nấu lên để uống. Trong sách thuốc cũng có rất nhiều vị thuốc lấy từ phân Dê, phân Dơi, phân con Trùn, phân người… với những tên rất hay như Dạ minh sa, Nhân trung hoàng.
¨ Thuốc rửa vết thương: còn như vết thương bị nhiễm trùng cũng có khá nhiều cây trong rừng sâu dùng để rửa và cứu chữa như sau: cây Rau dừa nước, lá Trầu không; Lá lốt; cây Mõ quạ; Lô hội; cây Trường sinh… và còn rất nhiều. Ở đây không chú trọng chi tiết mà chỉ xin được giới thiệu một nét nhìn chân thật về tác dụng đa dạng của thuốc gần người để lòng tin chúng ta được tăng lên phần nào hầu gia tăng nghiên cứu và xữ dụng.
¨ Về việc nhuộm răng của người xưa: đất Việt bị quân Tàu đô hộ, luật đưa ra phải y phục, đầu tóc, chữ viết, phong tục lễ nghi… đều giống quân Tàu, lẽ thường tình họ muốn đồng hóa dân Việt. Nhưng có một ai đó trong người Việt đề ra tục nhuộm răng màu đen, để giữ gìn răng khỏi sâu và đau nhức, bắt đầu từ tuổi thanh niên cả nam lẫn nữ. Ai cũng biết rằng kinh nghiệm về chứng đau răng là rất khổ sở. Chính vì tục nhuộm răng đã mang một số kết quả chữa răng thật sự, làm chắc răng và không đau răng. Hơn thế nữa nó là một tác phẩm nghệ thuật làm tôn vẻ đẹp của thanh niên nam, nữ Việt bằng câu thơ: “Hàm răng đen nhánh, hạt huyền kém xa”. Đi xa hơn nữa, chỉ cần nở một nụ cười là người ta có thể biết đó là dân An Nam, vì người Tàu không có tục nhuộm răng và họ rất sợ màu đen, vì màu đen là màu xui xẻo. Nên gái Việt không bị làm thê thiếp nhờ nụ cười có hàm răng đen. Và thế là một công đến ba, bốn việc đại thành: Chữa bệnh răng – làm đẹp răng – và bảo toàn được dân Việt không bị Tàu hóa. Thông thường bị chiếm đóng chừng vài trăm năm là khó giữ gìn bản sắc dân tộc trọn vẹn được, nay dân Việt bị đô hộ đến ngàn năm mà hồn thiêng dân tộc vẫn quật cường đánh tan quân xâm lược, có lẽ đâu tục nhuộc răng đã bảo vệ con gái Việt không thể làm thê thiếp cho ngoại bang, chính vì thế mà non sông vẫn còn, Con Rồng Cháu Tiên còn nguyên vẹn ngàn năm vẫn bền không phai. Đây không biết là tục nhuộm răng đã làm nên kỳ tích này không? Xin nhường lại cho các nhà sử học Việt Nam ! (chuyện này do cố học giả Quốc Thái kể lại)
Người Trung Hoa họ tự hào có nền Trung Y dùng thuốc tại chỗ là chủ yếu. Họ nhận ra người Việt Nam không phải là không có thuốc tại chỗ, bằng câu nói: “Người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Vậy mà chúng ta không thấy để phát huy có tính khoa học nền y học của người Việt Nam . Hiện nay thầy thuốc y học cổ truyền được học từ nền lý luận Kinh dịch, coi như gốc rễ từ Trung quốc, nhưng biến hóa mỗi thời đại mỗi khác, mỗi phương trời cũng không phải là luôn đồng đều. Người Trung Quốc rất tự hào về thuốc men của họ, còn đa số thầy thuốc ở Việt Nam lại rất coi trọng thuốc của người Trung Hoa? Mà lại thường coi nhẹ thuốc của mình? Không tin tưởng và ít trọng dụng, thường hay chỉ dùng thuốc Nam (thuốc gần người) trong các phòng từ thiện cũng gọi là thuốc thí. Thật là đáng buồn! Có phải chăng là chúng ta đã học được cái vỏ bọc bên ngoài của người mà chưa học được cái cốt lỏi của họ? Cũng giống như người học võ, khi còn sơ thì múa máy tay chân linh động nhưng thực chất là “hình ý bất nhất”, chứ không phải sở học đã sâu “quyền xuất tại ý”, hình với ý làm một vậy.
· Nếu phát huy được thuốc gần người thì rất phù hợp với chủ trương của Chính phủ, quyết tâm phát huy nền y học dân tộc.
2. Phù hợp với lý luận y học cổ truyền:
· Thiên – Địa – Nhân là một: Con người ở đâu, Trời Đất ở đó, mọi sự biến chuyển trời đất đều ảnh hưởng sâu sắc đến con người. Dùng cái chế ước được ([1]) chữa vào cái không thích ứng ([2]).
· “Trời Đất chỉ là hai khí Âm Dương lưu hành mà thành ngũ vận: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ đối đãi nhau mà ra Lục Khí. Lục Khí gồm Phong – Hàn – Thử – Thấp – Táo – Hỏa. Người sinh ra gốc ở Trời, gần với Đất, tức là chịu Ngũ Vận Lục Khí của Trời Đất chi phối để sinh ra Ngũ Tạng Lục Phủ. Tuy Vật với Người khác nhau, nhưng không bên nào là không thụ khí Trời Đất tại nơi mình sống để sinh ra. Đặc biệt Vật thường thiên về một Khí, mà Người thì được trọn vẹn Khí của Trời Đất ở quanh mình. Nếu Khí trong Nhân thể hơn kém nhau thì sinh bệnh tật, nên phải mượn dược vật quanh mình thiên về một khí để điều hòa cân bằng trở lại. Dược vật đó là: Sâu Bọ, Đất Đá, Cỏ Cây, Muôn Thú ở quanh mình. Đó là lẽ Thiên – Địa – Nhân hợp nhất” ([3])
Với vùng khí hậu mà Thử và Thấp là chính, thì con người sống trong môi trường đó chắc chắn phải chịu nhiều Khí Thử và Thấp. Khí Thấp nhiều thì đình đọng, Thử nhiều thì hại Khí, khí càng hại thì Thấp lại càng nặng. Do vậy người hay nhọc mệt, dáng nặng nề, làm ít mà ưng nằm nghỉ. Đặc điểm khí hậu này là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, địa hình thấp mà nhiều nước, lượng mưa trong năm nhiều, vùng khí hậu nhiệt đới. Ở đây có nhiều cây chữa được bệnh Thấp mà không hao Khí, đó có phải là lý sinh hóa có tự trong Trời Đất chăng? Vùng khác không thể có được? Thường những cây thuốc có vị thanh, cay nhẹ mà không tán, vị không hậu vì vị đậm thì thường tán, nên rất giỏi lợi Thấp mà dưỡng được khí.
Ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Khí hậu thay đổi thất thường, khi nắng nóng thì như có lửa; khi lạnh thì như cắt da thịt. Thế đất chỉ có một vùng nhỏ thôi mà khi núi đồi; khi thì biển cả bao la; khi sông suối sâu như vực biến hóa cấp bách tạo thế khí hậu thay đổi thường đột ngột. Vì thế nhiều vị thuốc cũng tùy thời mà biến chuyển theo như khí hậu, bản tính phải mạnh mẽ mới đủ khả năng thích nghi hầu mới tồn tại được, thật mênh mông đa dạng không kể hết được. Cây trái, con vật thường là nhỏ nên tính dương thắng âm, sức chịu đựng dẻo dai. Chí khí con người ở đây ẩn tàng mà kiên cường; sâu sắc, cẩn thận mà hơi vị kỷ là vậy, vì không dự phòng sợ tai ương đến không tránh nổi, âu đó cũng là cơ Trời! Người xưa thường dạy “Địa linh sinh nhân kiệt” ([4]), thường đất càng khó thì người càng khôn. Như vậy thuốc ở vùng thấp khác vùng cao, tuy cùng giống loài nhưng bản tính hoàn toàn khác nhau. Thầy thuốc đông y dùng thuốc rất trọng Dược lý là bản thể của thuốc, dược tánh là hiện tướng, và dược chất cụ thể gặp phần quan trọng vào sự toàn vẹn của công tác nghiên cứu và xử dụng thuốc. Nên đất khó thì tính thuốc thường mạnh. Ở vùng miền trung Việt Nam , các tỉnh Phan rang, Phan Thiết nắng (thường gọi là Thử khí) và gió (thường gọi là Phong Khí) rất nhiều. Nắng thì hao dịch, phơi gì cũng mau khô. Còn gió thì làm sự bốc hơi càng nhanh. Nên người vùng này thường khô gầy và đen do gió và nắng quá mức. Nhìn ở quanh thì có rất nhiều vị thuốc bồi dưỡng tân dịch và dưỡng được Khí như sau: Thanh Long; Nho; Chanh; Cam; Quýt; Hải sâm; Giun biển; Nam dương lâm; hải sản vô cùng phong phú. Để thấy lý của Trời Đất cực kỳ thâm diệu, thường bớt chổ dư và bù vào chổ thiếu. Tin ở điều này thì dùng thuốc gần người chẳng những không sợ mất uy tín vì thuốc không hay, mà còn dựa vào lý của Trời để phát huy cao độ y nghiệp rạng ngời hơn nữa, chúng tôi chưa từng thấy ai dựa vào Lý Tự Nhiên (quy luật tự nhiên) mà bị sai bao giờ?
Với người ở trong vùng khí hậu Phong và Thử, thì chắc chắn phải chịu hao tổn nhiều Tân dịch và Nguyên khí.
Chính vì thế, Dược vật ở trong vùng nào, sống được tươi tốt, phát triển tốt, thì nó đã chế ước được khí quá mức của vùng đó, nên con người dùng Dược vật để bổ sung cái mình hao tổn. Có thể gọi là «Đồng khí thì tương cầu”.
· Cây thuốc ở gần thường dễ cân bằng với sự mất cân bằng của cơ thể hơn. Vì “Đồng khí thì tương cầu”
3. Góc độ lâm sàng:
°Chúng ta thường nghe, ai đó, đau bệnh gì? Và đã dùng thuốc gì? Đa phần là những cây cỏ có ở xung quanh mình, được lập đi lập lại nhiều lần, vừa an toàn và chắc chắn. Đó là những kinh nghiệm quý báu để điều trị. Các thầy thuốc vườn, thường không học hành bao nhiêu, nhưng kinh nghiệm dùng thuốc của họ không phải thường. Họ đã cứu nhiều người qua bao thế hệ. Cần suy gẫm điều này!
°Có những vấn đề cần phải giải thích rõ ràng mới sử dụng. Nhưng có một số kinh nghiệm của tiền nhân đôi lúc cứ dùng trước và giải thích sau (vì giải thích chưa được). Vì tác dụng điều trị an toàn đã rõ ràng! có nhiều người đòi giải thích nhưng ai sẽ giải thích! người ta cho các công trình khoa học sẽ giải thích! nhưng các công trình đó của nhiều người, nhiều nơi và đôi lúc họ cũng không thống nhất với nhau. Nhiều lúc hôm nay nói khác rồi ngày mai kết quả lại khác (vì “Khoa học là mồ chôn của lý thuyết”).
°Khoa học không chỉ là thực nghiệm mà chứng nghiệm cũng là khoa học, sự chứng nghiệm đôi lúc còn khoa học hơn cả thực nghiệm.
Ví dụ: Khoa học không thể thấy tình yêu giữa hai vợ chồng, nhưng đời sống giữa hai người thì tình yêu đó họ có thể cảm nhận được và họ biết được, nhưng không thể dùng lời nói để diễn tả hết được.
4. Tính nhân bản:
· Cấp bách: Thường bệnh hay cấp bách, “Cứu bệnh như cứu hỏa” nếu ngồi chờ thuốc ở xa chắc dân mình đâu còn sống đông đảo như ngày nay! Do đó thuốc ở gần hết sức trọng yếu.
· Phổ quát: Ai cũng có thể dùng được, ai cũng được trời đất ban tặng cho cây thuốc để có thể bình đẳng chữa bệnh cho mình và cho xã hội. Nếu thuốc ở xa thì phải mắc tiền, chỉ có người giàu mới được sống thôi sao? Đó là không đúng lẽ Đạo của Trời đất. Vì Đạo Trời lấy lẽ công bằng làm trọng.
· Tính thân thiện – Nhân đạo: Có thể dễ dàng trao đổi, hướng dẫn cho nhau sử dụng gây nên sự nối kết trong tình làng nghĩa xóm: “Khi tối lửa tắt đèn có nhau”, “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là vậy.
· Tính biết ơn: Chúng ta nhớ ơn Trời đất, tổ tiên đã hy sinh không biết bao nhiêu xương máu để có non sông gấm vóc này. Vì thế tất cả những điều hiện diện đều là những quà tặng vô giá mà chúng ta phải nghiên cứu và ứng dụng với lòng biết ơn. Chúng ta sẽ tạo rất nhiều công ăn việc làm nhờ sự trồng trọt, chăm sóc cây thuốc, nhất là những người cao tuổi. Xã hội càng lúc càng có nhiều người cao tuổi, để họ sống không có việc làm thì thật buồn chán và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Săn sóc, gây trồng cây thuốc là niềm vui mà người cao tuổi nào cũng thích. Một công việc không đầu tư nhiều tiền bạc, có tính đại chúng và lợi ích to lớn, đem lại nhiều hiệu quả kinh tế và xã hội thì đáng quý biết bao.
Trong trường hợp xã hội có biến động. Chúng ta cũng không phải lo thiếu thuốc men, đó không phải là kế chiến lược xây dựng sự trường tồn của tổ quốc, của đồng bào hay sao?
5. Phù hợp với xu hướng thời đại:
· Thế giới ngày nay đang trở về với tự nhiên, mỗi dân tộc phải khai phá, khám phá tự nhiên ở quanh mình là trọng yếu, hiểu biết không phải dễ dàng. Thuốc từ tự nhiên đã được xác định bằng khoa học về độ an toàn và hiệu quả là đáng kinh ngạc. Nếu chúng ta không khám phá cây thuốc gần mình, lẽ đâu chúng ta giỏi về cây thuốc ở đất nước khác?
· Nếu chúng ta sử dụng được thuốc gần người, thì chúng ta sẽ bảo vệ chúng và phát huy mỗi ngày một rộng lớn hơn. Như vậy đã bảo vệ được môi trường, mà cứ môi trường càng tốt thì sức khỏe được cải thiện, không đúng với xu thế của thời đại sao?
Tóm lại: Với cái nhìn như vậy chúng tôi thấy sử dụng thuốc gần người đem lại nhiều lợi ích to lớn vô cùng.
Chúng tôi không nói thuốc ở xa là không hay, nhưng chúng tôi xác quyết rằng thuốc ở gần thường cần hơn ở xa.
Chúng tôi cho rằng: cây nào càng nhiều, dễ trồng dễ mọc trong môi trường mình sống là cây thuốc quý. Cây nào khó trồng, khó mọc, khó chăm sóc thì không cần kíp lắm. Nó vẫn dùng được mà không trọng yếu.
Ở đây xin được nói rõ hơn, thuốc chỉ là một phương cách điều trị bệnh tật, ngoài ra còn nhiều phương cách khác. Không phải chỉ có cây thuốc và vị thuốc mà còn rất nhiều phương thế điều trị ở gần. Cái gì nhiều dể tìm dể kiếm ở gần thường là trọng yếu như: phương pháp day ấn huyệt; xoa bóp; châm cứu; cạo gió; tập dưỡng sinh; thiền; Yoga… đều là các phương pháp có thể dự phòng và điều trị bệnh tật theo từng giai đoạn, có chỉ định cần thiết và đúng lúc. Thường ở rất gần, hửu hiệu, hiệu quả; rẻ tiền và dễ kiếm.
Xin được mượn lời giáo huấn của thánh nhân để cùng rọi xem ý nghĩa của thuốc gần người như thế nào: trong trời đất này, nhiều nhất là ánh sáng; khí trời; nước và đất. Đức Phật Thích Ca đã gọi con người gồm tứ đại: đất, nước, gió, lữa mà thành. Đức Giêsu cũng nói: “Ngươi là tro bụi sẽ trở về với bụi tro”. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng nói rằng: sự sống bắt đầu từ các chất hóa học như sau: Carbon, Hydro; Oxigen; Nitơ. Như vậy khi nói đến con người, hay nói về hình thể của con người chúng ta không thể loại trừ các yếu tố cấu thành từ tự nhiên.
1. Tâm lý coi trọng cái truyền thống đã có:
Đúng là như vậy, đây là một việc làm rất tốt các bài thuốc kinh điển như: Lục vị, Bát vị, Bổ trung khí, Thập toàn đại bổ, Độc sâm ẩm, Hồi dương cứu nghịch (Sâm phụ thang), Tứ quân… làm các thầy thuốc không dám rời khỏi các dược vị truyền thống.
Nhưng nếu chúng ta hiểu được, phân tích được, biện chứng của bài thuốc, thì vẫn có thể thay được các dược vị khác dễ dàng mà không đi ngược hoặc đi sai kinh nghiệm quí báu của tiền nhân. Vì khi lập phương, cổ nhân dựa vào Lý (bệnh lý) Þ để đưa đến Pháp: Ôn, Thanh, Tiêu, Bổ, Hãn, Thổ, Hạ, Hòa Þ từ Pháp dẫn đến Phương Þ từ Phương biến thành Dược. Dùng Dược có nhiều cách, không hà tất chỉ có một loại. Đa phần dùng Dược, cổ nhân đã dùng thuốc quanh mình.
2. Tâm lý định mọi giá trị theo tiền bạc:
Thường cái gì nhiều tiền thì tốt: «Tiền nào của nấy”. Vấn đề này coi chừng lầm.
Ví dụ: Thuốc Bắc nhiều tiền hơn thuốc nam Þ suy ra thuốc Bắc hay hơn thuốc Nam . Tôi thật sự không hiểu đâu là thuốc Bắc, đâu là thuốc Nam . Có lẽ không có thuốc nào hay hoặc dở, mà có thuốc nhiều tiền và ít tiền mà thôi. Thuốc nhiều tiền chưa hẳn đã hay. Ví dụ: Nhân sâm là vua của dược thảo, vậy mà dùng không đúng có thể tăng huyết áp, hoặc tồi tệ hơn có thể chết, như câu: «Phúc thống phục Nhân sâm, tắc tử”, nghĩa là đau bụng mà dùng Nhân Sâm thì chết. Như hai vị thuốc Trần bì và Hương phụ là hai vị thuốc ít tiền mà lại rất thông dụng, không thể thiếu trong nhiều thang thuốc, đến độ có câu: « Nam bất ly Trần bì, nữ bất từ Hương phụ”.
Làm sao chúng ta có thể quên được chén cháo cảm với Tiêu, Hành, hột gà, hay nồi xông giải cảm hoặc vài lát Gừng khi đau bụng lạnh, hay vài củ Nghệ kho cá khi ở cữ. Rất nhiều sự thần diệu bằng cây thuốc quanh mình.
Vì thế, thuốc hay không phải nhiều hay ít tiền, mà thuốc dùng: Đúng bệnh, đúng người, đúng liều, đúng cách. Hay hay dở do nơi sự chu toàn, sự tu học, nghiên cứu, sử dụng của thầy thuốc, và nơi kinh nghiệm truyền lại trong nhân dân.
3. Thông tin sai lạc:
Có một số người hay thần tượng quá mức: hôm nay thì rượu Tỏi chữa bá bệnh, ngày kia thì cây Hoàng ngọc là cây thuốc đa năng, bữa nọ thì Trinh Nữ Hòang Cung trị các chứng ung thư bệnh viện bó tay, bác sĩ chê đều chữa được; Đôi lúc nghe đâu đó có Thần Y tái thế, rồi Hoa Đà trở lại, rồi Thanh Thiên Đạo Cốt chữa bệnh làm phước cứu người, rồi xuất hiện Thần Dược Cứu Mệnh Thang, bệnh gì cũng chữa khỏi. Và cuối cùng cũng có chút ít sự thật, nhưng sự thật đó nhẹ hơn nhiều với điều không thật làm đồng bào hoang mang mất lòng tin, và cuối cùng là xẹp.
Ở đây tôi xin mở ngoặc, thuốc chỉ là một phần của phương cách điều trị. Uống thuốc mà không kiêng cữ, không tập luyện dưỡng sinh, không giữ tâm an bình, không hiểu được mệnh người, thì bệnh dễ cũng thành khó, chứ bệnh khó thì dù là thần tiên cũng không cứu nổi chứ nói chi đến người phàm.
4. Dùng thuốc không đúng qui định:
Có một số người dùng thuốc dơ bẩn, luộm thuộm, mốc meo, tác phong dùng thuốc bí ẩn, làm ra vẻ cao siêu, gia truyền, dụ người nhẹ dạ đã làm lung lạc lòng tin của nhân dân. Tuy vậy đại đa số người phát tâm làm thuốc cứu người đã làm rạng ngời hơn phương cách sử dụng thuốc gần người, cho dù bao khó khăn. Chính vì vậy vấn đề thuốc gần người đã không thể mai một mà lại càng phát triển hơn.
5. Ít có thầy thuốc tâm đắc nghiên cứu:
Thường thường thầy thuốc Bắc, thuốc Tàu oai hơn thầy thuốc Nam ? Người ta có thể gọi y học tự nhiên là dùng thuốc nam, có lẽ có một phần đúng, vì y học tự nhiên trọng dùng thuốc quanh mình, cùng vùng khí hậu, cùng phong tục tập quán địa phương. Nhưng y học tự nhiên không phải chỉ có vậy, vì nó có thể kế thừa tất cả những gì hay và tốt có ích cho công tác điều trị. Chú trọng rất nhiều đến môi trường tự nhiên quanh mình, hoàn cảnh đời sống, cách sinh hoạt con người hiện tại. Thường khi mới bệnh thì họ uống thuốc Tây Þ chán chê mê mỏi rồi qua uống thuốc Bắc. Khi đã gần hết tiền, bệnh đã khó thì đến uống thuốc Nam, và thế là với tâm lý “còn nước còn tát”. Và ông thầy thuốc Nam (Ông thầy làm thuốc gần người và dám nói thuốc gần người là lẽ thật của Trời Đất) lãnh đủ, đã bệnh không có nhiều tiền, mà lại bệnh nặng. Ông thầy chỉ là người chứ có phải là thánh nhân đâu mà đã nghèo lại còn làm từ thiện? Vì thế, ít có vị nào dám xông vào nghiên cứu sâu để sử dụng, và điều trị, nên khó phát huy.
Sau khi nghiên cứu và chiêm nghiệm một thời gian dài trước khi ra trường, tôi đã thề với lòng mình: «Nếu không làm được thuốc gần người thề không làm thuốc nữa”. Cám ơn Trời Đất, lời thề đó nay vẫn còn giữ vững và đường lối như có chiều hướng phát triển tốt. Trước đây như là đơn độc, nhưng bây giờ đã có nhiều chủ trương đồng thuận của Chính Phủ, nhiều vị thầy, bạn bè, đồng nghiệp và bệnh nhân đã tán đồng và khuyến khích.
6. Các công trình nghiên cứu khoa học về thuốc gần người còn rất ít:
Sách chỉ dẫn thuốc gần người còn rất ít, không làm rõ được phương cách và xác định hiệu quả sử dụng, nên ít thầy thuốc dám dùng. Thường là giới thiệu phương thang về bệnh nọ bệnh kia mà không lý giải rõ ràng, nên cũng ít người dám sử dụng. Tuy vậy nó cũng có những cuốn sách rất tốt, đó là: Sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ tất Lợi, Tự Điển Cây Thuốc Việt Nam của Tiến sĩ Võ văn Chi. Nhưng có lẽ hay và xuất sắc là các bài viết từng vị một trong báo Thuốc và Sức Khỏe của Tổng Hội Y Dược Tp. Hồ chí Minh, Tạp chí Cây Thuốc Quý... Mỗi lần đọc những bài này tôi rất cảm động và vui sướng mong gặp được các tác giả để tỏ lòng chân thành biết ơn. Nhưng bài này đã chấp cánh cho ý tưởng xây dựng đường lối cách dùng thuốc gần người mà tôi đã ấp ủ. Tờ báo này nghiên cứu thuốc gần người làm trọng tâm. Nhưng chỉ biết từng vị thì chưa dám dùng hoặc dùng chưa mạnh. Chỉ có ai đã điều trị và phân tích bệnh án được và chưa được – cách lập phương – nền tảng biện chứng Þ thì mới có thể sử dụng được. Về vấn đề này thì quá hiếm hoi, làm cản bước rộng rãi sử dụng thuốc gần người.
Sau khi cân nhắc những điều thuận lợi và khó khăn, chúng tôi đề ra phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng thuốc gần người.
Gồm 10 điểm và phải chú trọng sâu sắc từng điểm một mà không dám bỏ đi một điểm nào.
1. Thổ nhưỡng luận:
Mỗi vùng đất có vị trí, thế đất và bầu trời khác nhau, nên khí hậu cũng khác. Vì thế, sản sinh cây cỏ, muông thú khác nhau. Trong đó dược vật, Dược thảo cũng khác. Không có vấn đề chỉ có thuốc ở Trung Quốc là tốt, còn ở Việt Nam không có thuốc tốt được. Đặc sản mỗi vùng mỗi khác. Vùng này có và vùng kia không thể có được.
Ví dụ: ở Lâm Đồng (Đà Lạt) chủ khí hàn và táo. Vì hàn nên tinh hoa tụ lại mà không phát tán lên cao được thì trồng được Cà rốt, Khoai tây, Bắp cải, Sinh địa… Vùng Phan Rang, Phan Thiết chủ khí phong và thử, phong nhiều thì hại khí, thử quá nhiều thì hao âm huyết. Vùng này chỉ trồng những cây Nho, Dừa, Thanh long, Lô hội, Xương rồng… những loại cây có sở trường dưỡng được âm huyết, vì lẽ âm huyết còn thì khí có chỗ nương mà không thóat được, đó không phải là lẽ của Đạo Âm Dương sinh hóa sao?
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nặng về khí thử mà thấp, do xứ nhiệt đới mà nhiều sông rạch. Thử nhiều thì hao khí, thấp nhiều thì nặng nề làm khí càng tổn thương thêm. Con người ta sống được nhờ nguyên khí còn tồn, vì thế, Dược thảo vùng này thường có công năng lợi thấp mà dưỡng khí như Đinh lăng, Mắc cỡ, Mớp gai, Mần chầu, cỏ Mực, cỏ Xước… Đó cũng là lẽ của Trời Đất sinh hóa mà ra vậy.
Qua vấn đề này, mỗi khi dùng thuốc, chúng ta cần phải chú trọng nó xuất phát ở đâu để biết cái khí mà nó bẩm thụ vì lẽ “đồng khí tương cầu”. Khi dùng thuốc, trước tiên nên kiếm thuốc quanh mình, vì lẽ cây gì nhiều, dễ trồng dễ mọc trong vùng mình sống là những cây thuốc rất thường cần. Vì thường cần nên quí. Cây gì khó trồng, khó mọc, khó kiếm, là vì khí không đồng, nên nó không mọc được. Nó có thể rất quí, nhưng ít khi cần, vì ít cần nên người làm thuốc không trọng. Vì thế, dùng thuốc nên chú trọng đến vùng đất sinh trưởng, vì nơi sinh trưởng thay đổi rất nhiều dược lý, tính vị dược liệu, thường nó phù hợp với “người đâu thuốc đó”
2. Hình sắc luận:
Hình của dược liệu gợi ý tính thuốc, cây cao khác cây thấp, cây bị lên khác cây bị ngang, cây mềm khác cây cứng. Gợi cho chúng ta suy tư về ý tứ để dùng.
Rất nhiều người dùng giỏi Đương quy, Tần giao, Đông trùng hạ thảo, Nhân sâm, Nhục đậu khấu… Nhưng hỏi đến cây, con vật đó mọc hoặc sống ở đâu, hình dáng mầu sắc thế nào? Ở trên đất hay cắm rễ sâu dưới đất? thường không biết được. Vì thế không hiểu được khí vị mà nó bẩm thụ, nên dùng không hết trọn vẹn sức mạnh. Ví dụ:
¨ Tế tân: hình nhỏ mà sắc đen, vị rất cay.
¨ Tử tô: sắc tía, hột cứng chắc.
¨ Tô ngạnh: cạnh nhánh chỉa ra bốn phía, chủ vào tay chân
¨ Quế chi: là cành nhánh cây Quế, cứng chắc nên chạy vào gân cốt, hướng lên cao
¨ Bạc hà: là loại thảo mộc nhỏ, mọc thành chùm, không chỉ một thân, cho nên phân tán bốn phía lên tới đầu cổ
¨ Trắc bá diệp: hình như các mạch máu li ti, sắc xanh, hướng lá cứ đi lên nên làm lương huyết
¨ Bông cây Ngũ trảo: sắc trắng mà mọc ở trên cao thì đi vào phần Khí, xông và tán ở phần trên, thông mũi não
¨ Cà Độc dược: trái gai rất nhiều, hình sắc hung dữ thì phải đề phòng độc
¨ Thầu dầu: tía sắc đỏ như máu, càng lên cao càng đỏ, có tính hoạt huyết, tán ứ làm chủ. Loại cây độc, phải biết mới được dùng.
¨ Cây cối xay: sắc xanh mà nhu nhuận có thể nghĩ đến tán ứ thư cân chẳng hạn.
¨ Cây mơ lông: bị lên, lan ra rất nhanh có nhiều lông, sắc đỏ xanh thẫm, mùi hơi khó chịu thì có thể nghĩ nó có khả năng khoan khóai đại trường.
¨ Địa long: sắc đen, như mạch máu, lại mềm dai liên tưởng đến các chứng mạch máu bị xơ cứng, tắc mạch, lão hóa mạch…
Nếu chịu suy nghĩ chúng ta có một kho tàng thuốc ở quanh mình theo cách nhìn như vậy. Cách suy tư này, sau khi đối chiếu với các công trình khoa học nói về các vị thuốc đó thì thấy tác dụng cũng như vậy. Vì thế chúng tôi nhận biết vạn sự trong trời đất luôn luôn có tính đồng nhất lý là hoàn toàn xác định được.
Thường hình sắc thì lộ tính, nhìn dáng người có thể đoán một số tính cách của họ. Cũng vậy, làm thuốc phải chú trọng hình sắc của dược vật, chính từ bên ngoài sẽ giải thích khá nhiều điều bên trong. Hình sắc không phải vô lý mà sinh ra như vậy, thường là có chủ ý rất chính xác không thể lầm lẫn được, nếu không chú trọng thì dùng có phần không quyết đoán.
3. Thời luận:
Mỗi Dược vật phải có thời, nghĩa là nó hoàn tất sinh trưởng ở một thời nào đó, một mùa nào đó trong năm, thì nó bẩm thụ khí hậu đặc biệt trong thời gian đó. Còn như nó càng lâu năm càng tốt, thì đã được khí trọn vẹn của Trời Đất.
Ví dụ: Như con gà, nếu muốn nuôi nhanh, thì cho uống thuốc tăng trọng, thuốc bổ, thuốc kích thích thì con gà sẽ lớn rất nhanh, nhưng nó rất yếu, dễ bị bệnh và không có khả năng tự tìm mồi để sống. Còn gà ta thì đủ ngày đủ tháng nó mới lớn, tự kiếm thức ăn, mạnh khỏe và tăng trọng chậm. Giữa hai loại gà đó, về chất lượng thì chúng ta ai cũng biết, gà ta ăn ngon hơn gà Mỹ nhiều. Cũng vậy, cá đồng và cá nuôi ai cũng thích ăn cá đồng vì nó bẩm thụ khí tự nhiên, đúng thời nó mới lớn đủ, còn cá nuôi thì không phải như vậy.
Dạo này người ta bán rau má lá nhỏ mắc hơn rau má lá lớn, nghe đâu rằng rau má lá nhỏ không có phân hóa học! Nghĩa là nó đúng thời mới trưởng. Người ta trọng sự trưởng thành bởi qui luật tự nhiên.
Cây trái ngày nay cũng vậy, người ta dùng thuốc kích thích tăng trưởng ra thật nhiều sản lượng. Và cái giá phải trả là cây dễ bị bệnh chết, hoa quả tuy rẻ mà không ngon bằng, dễ hư thối là do không đủ thời để bẩm thụ. Khi nói về Bông Hồng không ai không nghĩ đến tình yêu đôi lứa. Bông hồng mua ngoài chợ đem về chưng chừng một đến hai ngày thì héo rũ thảm hại, còn bông Hồng trồng trong vườn với sự phát triển tự nhiên, khi hái chưng trong nhà, sau cả tuần vãn còn đẹp và tươi, không rũ cánh. Người xưa đã ví von “ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên con”. Bông Hồng ép cho ra nhanh và mau lớn đã tạo sự giả tạo như tình yêu bị ép uổng, tuy có nụ cười đó mà đau đớn trong lòng. Mượn lời thi hào Nguyễn Du:
Thuốc lại rất quan trọng Thời. Vì không đủ Thời thì bẩm thụ Khí Trời Đất không trọn vẹn. Nên khi thu hái phải biết mùa sinh trưởng và kết thúc để nhận trọn vẹn sức mạnh của thuốc.
4. Khí vị luận:
Xin trở lại với quy luật Âm Dương ngũ hành, triết học Phương đông. Người xưa quan niệm: “Trời nuôi người bằng lục KHÍ ([5]), đất dưỡng người bằng NGŨ VỊ” ([6]) . Mỗi loại KHÍ và VỊ đi vào một tạng phủ tương ứng, làm thăng giáng khí huyết, dẫn đến Âm Dương thăng bằng, đưa đến khã năng điều trị bệnh tật. Ở đây chúng tôi mượn các bảng dưới đây để diễn sự quy nạp các Hành trong cùng một nhóm, một phần nào giải thích sự chẩn đoán và điều trị mà người xưa từng suy tư và hoạt động.
Quy nạp thiên nhiên và con người vào ngũ hành:
· Ở Thiên nhiên:
· Ở Con người:
Người dùng thuốc chẳng những biết được hình sắc của cây thuốc, vị thuốc, mà còn phải nếm thuốc. Không nếm thuốc thì khó cảm nhận hết khí vị của dược vật được. Với một vị chua: khế, cam, sơ-ri, táo, ngũ vị tử, chùm ruột, me, giấm, chanh, nho, quít… nếu không nếm, không gần gũi, thì không cảm nhận được. Vì dùng thuốc trong chứng bệnh này thì dùng vị này với liều lượng bao nhiêu, trong chứng kia thì lại dùng vị khác tuy cùng một vị chua nhưng tên thuốc lại khác. Nếu không chứng nghiệm bằng nếm thử, thì làm sao lập phương?
Mỗi loại dược liệu đều có khí và vị đặc thù khí: thăng, giáng, phù, trầm. Vị mặn, ngọt, chua, cay đắng, chát, nhạt.
Tóm lại qua bốn yếu tố trên chúng tôi muốn nói đến vấn đề gì? Xin thưa là tính Âm Dương của dược liệu. Hễ vị thuốc nào có tính: cay, nóng, ấm, nhám, nhỏ, nhọn, chắc, cứng, màu đỏ, khô… thường thuộc dương hoặc thiên về tánh dương. Còn vị nào: trơn, trắng, đen, mềm, nặng, nhớt, bầu nhiều nước… thì thuộc âm, hoặc mang nhiều tánh âm. Nắm được vấn đề này rất quan trọng trong công tác điều trị. Bản chất của vấn đề điều trị là xác định bệnh này thuộc Dương hay Âm. Nếu đã xác định được và thuốc cũng xác định được thì vấn đề lập phương điều trị không còn nhiều khó khăn nữa. Nhớ lại y tổ Hải Thượng có dạy rằng: “Thà lầm thuốc ôn bổ, quyết không được lầm dùng thuốc hàn lương” vì “Hàn ngộ hàn tắc tử”. Người thầy thuốc không nắm được bệnh thuộc Âm hay thuộc Dương một cách rõ ràng e khó là thầy thuốc hửu dụng.
5. Kế thừa:
Một đời người thường quá ngắn ngủi, nếu không kế thừa tinh hoa của tiền nhân, thì sự hiểu biết không đáng là bao nhiêu! Những người đi trước thường để lại nhiều tinh hoa, kinh nghiệm quí giá cho đời sau. Làm thuốc mà không kế thừa giống như người nghiên cứu khoa học mà không cần học hỏi thành quả nghiên cứu của những khoa học gia đi trước. Tuy vậy, những kinh nghiệm ngày trước cũng không phải luôn luôn phù hợp với bịnh cảnh hôm nay và ngày mai. Vì thế, vận dụng kiến thức đã có, nghiên cứu hoàn cảnh hiện tại để phát huy điều trị mà không nên rập khuôn.
Có nhiều bài thuốc gia truyền rất hay, nhưng cũng có nhiều bài gia truyền rất độc, làm hại bệnh nhân. Rồi cũng vì kế thừa, có nhiều người tự xưng có bài thuốc gia truyền nổi tiếng mà thực ra là trộn thuốc tân dược có độc làm hại không kể xiết. Vì thế, chúng ta phải kế thừa làm rạng ngời tâm đức tổ tiên chứ đừng làm hoen ố danh thơm của họ.
Tôi chưa gặp bài thuốc gia truyền chữa một bệnh nào đó lành 100% – Nhưng tôi đã gặp rất nhiều người tự cho rằng có thể chữa lành: bệnh thần kinh tọa, thấp khớp, viêm xoang… lành 100%, và họ đã lấy nhiều tiền với một kết quả mà chúng ta có thể hiểu được là không hề có 100%.
Ông cha ta và các vị thầy đi trước, sách vở, trong dân gian sẽ dạy kinh nghiệm sử dụng nhiều vị thuốc quí.
6. Thực nghiệm:
Vị thuốc không phải chỉ có hoạt chất, vì thế, dù cho nắm hết hoạt chất cũng không phải hiểu hết tác dụng của cây thuốc, nhưng phải nắm vững hoạt chất có trong cây thuốc để có hướng sử dụng tốt. Thực nghiệm hay nhìn thấy một phía mà không thấy trọn vẹn. Và những xét nghiệm hiện đại để xác định hoạt chất, độ độc, giúp chúng ta trong cách dùng thuốc.
Sự sống gồm có: Các-bon, Hy-đrô, Ô-xy và Ni-tơ. Nhưng sự sống không phải chỉ như vậy. Nhưng không có như vậy thì không có sự sống!
Người làm thuốc kế thừa thành quả công lao nghiên cứu của nhiều vị Dược sỹ với lòng biết ơn sâu sắc, vì chính những công trình này đã xác định hơn, hiểu rõ hơn, vì sao khi điều trị đã dẫn đến thành công hay thất bại. Nhưng chỉ biết có hoạt chất rồi tách chiết, chưng cất để làm viên, thì chưa chắc đã hiểu hết bản chất từ tự nhiên để điều trị. Chính vì vậy, không phải cứ trang bị nhiều máy móc tối tân để làm thuốc là nền Y học Đông phương sẽ phát triển được.
Ở đây xin được bàn về thuốc thành phẩm: cao, đơn, hoàn, tán… Hễ vật gì hiện Tướng thì có cách Dụng, thường giới hạn trong phạm vi nào đó, được chổ này và không chổ khác. Có điều được và có điều không được ([7]). Vì thế điều trị bệnh tật không phải luôn luôn dùng thuốc viên; thuốc chế sẵn nếu không có thì không điều trị được! Nhưng phải lấy cái Gần, cái Có Sẳn nơi mình có làm trọng yếu. Thuốc chế sẵn đa phần phải có người buôn; có hạn dùng; có thời hạn bảo quản; có chỉ định tác dụng điều trị trong phạm vi có thể; có chống chỉ định gắt gao; và cần có tiền mới mua được… trong lúc đại bộ phận người Việt Nam là có đất có vườn, đất nước có vùng khí hậu quanh năm có thể sinh hoa qủa tốt tươi, trong đó có rất nhiều vị thuốc. Tại sao chúng ta không phát huy cây thuốc gần người? Với bản thể toàn vẹn có tính lý luận hợp lý, xữ dụng tương đối an toàn, thiết thực nơi mình sống. Cách làm này đôi lúc lại khoa học hơn cách làm bào chế thuốc rồi đem đi khắp nơi. Thuốc gần người là kho tàng vô cùng to lớn, trong lúc chúng ta đang còn nghèo, đây không phải là kho báu chấp cánh rời khỏi bệnh tật cho đồng bào chúng ta sao? Hơn nữa khi dùng thuốc gần người mà có kinh nghiệm dày dạn, thì khả năng dùng thuốc sẽ rất rộng, phát huy được bản thể toàn vẹn của tự nhiên trong dược vật, nên tính điều trị an toàn thường rất cao, rất kinh tế, tính nhân đạo, tính cấp bách thường được toàn vẹn. Chỉ còn TU HỌC để luôn có tâm cứu người được sáng ngời thì chuyển hoạ thành phúc không phải là không làm được.
Tóm lại, kết quả của thực nghiệm là một hình ảnh sống động, một công việc hay trong hướng Đông Tây Y kết hợp, tuy âm thầm nhưng đã đem lại khá nhiều hiệu quả.
7. Chú trọng bộ phận dùng và liều dùng:
Bộ phận ở trên cao thì khí thanh nhẹ, tính vượt lên trên, đi vào đầu và thượng tiêu – Bộ phận ở giữa thì vào cơ nhục – Bộ phận ở dưới thì đi vào gân cốt. Đó là lẽ tự nhiên.
Lá quả, cây, rễ… đều có tác dụng về liều lượng riêng.
8. Biện chứng luận trị:
Dùng thuốc phải có lý, pháp, phương, dược chứ không có mù mờ mà không có phân tích. Khi lập phương phải chú trọng vị trọng yếu, vị bổ trợ theo lẽ Quân, Thần, Tá, Sứ.
Điều trị phải nắm vững Bát Cương: Biểu – Lý, Hàn – Nhiệt, Hư – Thực, Âm – Dương, để đưa đến Bát Pháp: Ôn, Thanh, Tiêu, Bổ, Hãn, Thổ, Hạ, Hòa. Biện chứng càng chắc thì dùng thuốc càng tinh. Lập phương phải dựa vào kinh nghiệm lập phương của tiền nhân.
9. Lâm sàng:
Rất nhiều thầy thuốc nói rằng tôi chữa được bệnh này bệnh nọ, và sự thật có thể là đúng như vậy. Nhưng đáng tiếc là không có hồ sơ bệnh án. Bệnh án sẽ chỉ cho chúng ta thấy cũng bệnh đó, nhưng có một số bệnh nhân đã chữa không được thành công. Và bài học nằm ở điều ấy mà chúng ta lại đánh mất. Lâm sàng, hồ sơ bệnh án viết càng sâu, càng kỹ là cơ sở để phân tích người thật, bệnh thật, và thuốc thật. Từ đây chúng ta nhận thức giá trị thực của thuốc đã được sử dụng. Nếu không có lâm sàng thì giống như phát bằng cấp mà không có học bạ. Ghi nhận những lần dùng thuốc điều trị bị thất bại chính là học được cách dùng thuốc tốt nhất.
Khi đưa vào điều trị phải có thống kê để xác định một cách khoa học, ghi nhận kết quả thực tế để truyền đạt về sau.
10. Sạch, sinh và sơ:
Khai thác thuốc phải sạch, sinh: còn sống; sơ: còn nguyên bản, đúng màu mùi vừa khai thác, vừa bảo vệ và trồng trọt, học hỏi luôn.
Khi tôi còn đi học thuốc, có một lần cả lớp đến nhà một vị thầy thuốc nam, thầy có một vườn rất rộng có nhiều cây thuốc. Cả lớp được hướng dẫn đi nhận mặt nhiều cây thuốc khác nhau. Sau đó, tất cả ra về và tôi ở lại. Tôi thấy vị thầy thuốc này nhặt từng lá sâu, lá vàng úa bỏ đi. Sau đó chặt thành khúc nhỏ và đem rửa sạch trước khi đem phơi ở nơi cao, thóang và ít bụi. Điều này làm tôi rất ngạc nhiên! Tôi hỏi thầy cần phải rửa mấy nước để thuốc được sạch? Vị thầy trả lời rằng: khi thấy nước mình rửa đã trong là được. Làm thuốc cứu người, phần việc mình phải làm là thuốc phải sạch và còn mới thì trọn vẹn. Vị thầy ấy sau này chính là người đã dạy cho tôi nhiều y đức nhất mà tôi đã được học.
Hiện nay thuốc thường phơi trên đường, phân rác lẫn lộn, lưu trữ trong kho đôi lúc rất là lâu. Nếu không cẩn thận rửa sạch, sao tẩm cẩn thận, … thì dùng điều trị chẳng những không lành bệnh, mà còn hại cho bệnh nhân nữa.
Dùng thuốc sạch, sinh, sơ là tỏ lòng mình với Trời Đất, quyết không cẩu thả được.
Tóm lại, khi thì dựa vào Hình Sắc, khi thì dựa vào Kinh Nghiệm Tiền Nhân, khi thì dựa vào Khí Vị Qui Kinh, khi thì dựa vào Thực Nghiệm, để nhận thức và phân tích dược vị để đưa vào sử dụng. Nắm vững vàng lý Âm Dương của thuốc để cân bằng sự thiên lệch Âm dương ở trong bệnh nhân. Vì thế, chúng ta có thể phân tích được nhiều chiều kích, giá trị thực của các bài thuốc, vị thuốc… Khi nghe đâu đó có bài thuốc hay, có vị thuốc quí, thì có thể từng phần nhận thức được giá trị thực mà không chạy theo lời đồn đoán quá mức, hoặc không dè bĩu chê bai. Thái độ phân tích cẩn thận bằng những điểm như vậy làm phong cách làm việc của thầy thuốc có tính khoa học và dễ dàng phát huy.
Như vậy cách dùng thuốc của chúng tôi vừa mang tính tự nhiên sống động, không độc hại, rẻ tiền mà rất tốt, và bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm cho người địa phương, và sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân khó khăn mà họ có thể trả lại sự giúp đỡ đó rất dễ dàng bằng cách đi hái thuốc chung quanh mình.
Dùng thuốc như vậy bảo vệ được lượng giống loài không bị hủy diệt, bảo vệ được cây xanh, bảo vệ được môi trường trong xanh tránh tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng như ngày nay ở các thành phố.
THUỐC GẦN NGƯỜI
Lương y Dương Phú Cường
A. PHẦN MỞ ĐẦU: Chúng ta thường nghe biết thuốc ở Việt Nam chúng ta rất hay, trị được nhiều bệnh đôi lúc rất thần kỳ. Có lúc đồn thổi quá mức, có lúc lại là sự thật, nhưng lại rất khó kiểm chứng đã dẫn đến tình trạng “bán tín bán nghi”, có thể đã thất thóat nhiều bài thuốc hay của tiền nhân, nhiều kinh nghiệm điều trị độc đáo trong nhân dân. Cũng vì nóng lòng với tài sản phi vật thể đó, chúng ta đã có nhiều chủ trương để phát huy bảo vệ, trong những hành động tích cực đó cũng lắm người lợi dụng làm xuyên tạc sự thật. Bến bờ của chân lý thường phải trãi qua những gian nan thử thách, vì vàng nên không sợ lữa, càng khó khăn mấy chân lý vẫn thể nghiệm được. Suy tư bao ngày làm sao có một phương pháp gì đó có tính hệ thống, dể hiểu, đơn giản và có tính phổ quát. Chúng tôi đã thử dùng cách phân tích này để kiểm chứng các cây thuốc bài thuốc và các phương pháp điều trị nói chung, để một phần thẩm định được sự thật tương đối. Với sự thẩm định theo phương cách này tôi nhìn thấy một sự chân thật được hé lộ mà nhiều người, nhiều trình độ khác có thể tạm dùng để kiểm nhận. Vì thế chúng tôi xin mạn phép giới thiệu phương pháp luận nghiên cứu xữ dụng thuốc gần người như sau:
Chúng tôi không dám nói chỉ có trái đất là có sự sống duy nhất. Nhưng với hàng trăm ngàn tỉ hành tinh mà các nhà thiên văn đang tìm kiếm thì tuyệt nhiên không hề có dấu của sự sống, vậy là chúng ta chỉ có một mình.
Chúng ta phải yêu quí hành tinh của chúng ta hơn nữa, vì đó là hành tinh duy nhất mà hiện nay chúng ta biết được, môi trường sinh thái đang hủy diệt dần, nhiều loài đang trên đà tuyệt chủng, không phải chỉ có thiên tai mà đa số là do bàn tay con người.
Cây xanh không chỉ bảo vệ môi trường mà trong tay chúng ta là những vị thầy thuốc mà nó còn là những vị thuốc hay, thuốc quí trải qua bao đời bao người dày công nghiên cứu chuyển giao cho thế hệ sau. Vì thế, khi chúng ta nghiên cứu và sử dụng một cách khoa học chúng ta đã bảo vệ sự sống trên trái đất thân yêu mà còn có thuốc để bảo vệ sức khỏe cho đồng bào – một công việc mà được lợi nhiều bề thì không đáng quí sao?
B. VÌ SAO NÊN DÙNG THUỐC GẦN NGƯỜI?
Thuốc mà chúng tôi muốn nói đến ở đây không phải là thuốc Nam, mà là THUỐC GẦN NGƯỜI, nghĩa là cùng trong một vùng khí hậu tương đồng. Cây thuốc và vị thuốc, không hề ảnh hưởng bởi biên giới một quốc gia, bởi thể chế chính trị… mà nó phụ thuộc vào Thiên khí và Địa khí, phụ thuộc vào bản thể của trời đất, phụ thuộc vào thổ nhưỡng và khí hậu nơi nó hình thành. Vì thế dùng chữ thuốc Nam để nói về các thuốc dùng điều trị phải nên hiểu như thế nào cho thích hợp? Là thuốc Việt Nam ? Là thuốc ở phương Nam ? Đều không hợp lý, vì những cây thuốc đó hiện diện khắp nơi, ở các quốc gia lân cận và các vùng khác trên thế giới, cả phương Nam phương Bắc, lẫn bên Tây và bên Đông, nơi nào cũng có thể có. Cũng cây đó ở Ấn Độ, Campuchia, Mã Lai và Việt Nam đều có, lẽ đâu chúng ta gọi là thuốc Nam được sao? Như vậy thật là không hợp lý. Hiện nay trên thế giới người ta thường gọi theo tên họ, giống loài bằng tên Latinh. Gọi như vậy thật thuận tiện cho các nhà nghiên cứu, nhưng với người bình dân thì nên gọi như thế nào cho dễ dùng dể hiểu? Chúng tôi gọi là THUỐC GẦN NGƯỜI. Cùng sinh cùng diệt ở nơi con người đang sống, gắn bó chặt chẻ với họ trên mọi địa hình khí hậu, theo thời gian và không gian. Vì như thế bản thể được tương đồng mới có khả năng thích ứng để tương tác vào cái không thích ứng, dẫn đến khả năng cân bằng âm dương trong cơ thể, để điều trị bệnh tật cho con người.
Chúng ta nên dùng thuốc gần người vì các lẽ sau:
1. Truyền thống lịch sử dân tộc:
· Đất nước chúng ta trải qua nhiều cuộc chiến với người Phương Bắc, giao thương phải bế tắc. Thường khi lâm trận, quân địch phải bao vây mọi đường tiếp tế, nhất là lương thực và thuốc men. Nếu thuốc chỉ có từ phương Bắc, hoặc từ xa, thì quân và dân ta sẽ vô cùng khó khăn. Nếu chúng ta không có thuốc men, thì không thể nuôi quân và dân để chiến thắng quân ngoại xâm được. Vậy chắc chắn nước ta đã có cách điều trị dùng thuốc tại chỗ và phải có hiệu quả. Lịch sử đã để lại những trang vàng công cuộc giữ nước và dựng nước vang danh thiên cổ. Chúng ta phải tìm được bí ẩn xữ dụng thuốc của ông cha ta từ đâu? Không hề cần đến thuốc ngoại quốc hay thuốc ở xa. Phải chăng thuốc gần người đã đủ toàn vẹn bản chất điều trị, bảo vệ sức khoẻ cho toàn quân và dân ta để dẫn đến thắng lợi, bảo vệ vững chắc non sông tổ quốc ngàn đời nay.
· Dùng THUỐC GẦN NGƯỜI làm mạnh tính TỰ CƯỜNG của dân tộc, nhờ tính tự chủ, tính độc lập để bảo vệ sức khỏe của đồng bào trong mọi hoàn cảnh của công tác bảo vệ tổ quốc thân yêu, làm mạnh hơn tính an ninh của tổ quốc. Không phải chỉ với người Việt nam mà là mọi dân tộc trên toàn thế giới.
· Đất nước trải qua nhiều cuộc chinh chiến. Quân dân ở trong rừng sâu, bệnh nhiều, thương vong nhiều, nếu chỉ trông chờ vào thuốc Tây, thuốc Bắc thì chỉ có chết, làm sao có thể hành quân được. Nói như vậy không phải là chúng ta đã không xử dụng thuốc tân dược, nhưng chỉ muốn nhấn mạnh đến một thực tại có thật hay bị bỏ quên, hoặc được đánh giá không đúng tầm mức, sợ một ngày kia sự thật bị lu mờ dần. Chúng tôi cùng nhiều người lập lại một điều có thật, nhấn mạnh thêm một lần nữa theo một trình thuật khác hầu mong mọi người không quên tài sản lớn lao về thuốc gần người. Xin đơn cử một số ví dụ:
¨ Thuốc cầm máu khi bị thương: Trong chiến tranh, thường hay bị thương tích ra máu nhiều, sự sống bị đe dọa nghiêm trọng khi xuất huyết quá nhiều. Chúng tôi nhận thấy rất nhiều cây thuốc có tính cầm máu rất cao mà lại ít bị nhiễm trùng do vết thương hở, như các cây sau đây: Cây cỏ lào, cây cỏ Hôi, cây Bọ Xít, cỏ Mực, Tóc rối, Mồ hĩng bếp, Trắc bách Diệp… thường rất dễ tìm do từng vùng địa phương đều có kinh nghiệm xữ dụng. Khi máu đã cầm thường vết thương cũng dể lành và ít bị nhiễm trùng.
¨ Tiểu đoàn trúng độc nấm: Năm 1965, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bộ trưởng Bộ Y Tế đã kể một câu chuyện như sau: Vào năm1946 một đơn vị bộ đội bị ngộ độc vì ăn phải nấm độc, các thầy thuốc Tây y cũng như Đông y đã bó tay, khi bác sĩ Thạch đến, sau khi xem xét và cũng đành chịu bó tay. Tình hình nguy cấp tính mạng nhiều người, mọi phương cách điều trị đều không mang lại kết quả. Trước hoàn cảnh khó khăn đó, có một bà cụ người nông dân đến xin được điều trị, trước lời nói đầy vẻ tự tin, các thầy thuốc đành chấp nhận để bà cụ điều trị cho anh em bộ đội bị trúng độc. Sau đó bà cụ đi một hồi và đem về một ca nước và bảo những người trúng độc hãy đến uống. Sau một lúc thì toàn thể những người trúng độc đều đã hồi tỉnh, mọi người thật sự đã kinh ngạc trước thành công kỳ diệu đó, và lại xuất phát từ một con người chân chất không hề có bằng cấp gì! Ở đây chúng ta cũng nên tự hỏi, phải chăng con đường điều trị bệnh tật cho con người ngày nay từ trong hệ thống y tế là con đường duy nhất đúng, hay còn một hướng nghiên cứu khác? Thuốc bà cụ dùng là phân người phơi khô đốt thành than và nấu lên để uống. Trong sách thuốc cũng có rất nhiều vị thuốc lấy từ phân Dê, phân Dơi, phân con Trùn, phân người… với những tên rất hay như Dạ minh sa, Nhân trung hoàng.
¨ Thuốc rửa vết thương: còn như vết thương bị nhiễm trùng cũng có khá nhiều cây trong rừng sâu dùng để rửa và cứu chữa như sau: cây Rau dừa nước, lá Trầu không; Lá lốt; cây Mõ quạ; Lô hội; cây Trường sinh… và còn rất nhiều. Ở đây không chú trọng chi tiết mà chỉ xin được giới thiệu một nét nhìn chân thật về tác dụng đa dạng của thuốc gần người để lòng tin chúng ta được tăng lên phần nào hầu gia tăng nghiên cứu và xữ dụng.
¨ Về việc nhuộm răng của người xưa: đất Việt bị quân Tàu đô hộ, luật đưa ra phải y phục, đầu tóc, chữ viết, phong tục lễ nghi… đều giống quân Tàu, lẽ thường tình họ muốn đồng hóa dân Việt. Nhưng có một ai đó trong người Việt đề ra tục nhuộm răng màu đen, để giữ gìn răng khỏi sâu và đau nhức, bắt đầu từ tuổi thanh niên cả nam lẫn nữ. Ai cũng biết rằng kinh nghiệm về chứng đau răng là rất khổ sở. Chính vì tục nhuộm răng đã mang một số kết quả chữa răng thật sự, làm chắc răng và không đau răng. Hơn thế nữa nó là một tác phẩm nghệ thuật làm tôn vẻ đẹp của thanh niên nam, nữ Việt bằng câu thơ: “Hàm răng đen nhánh, hạt huyền kém xa”. Đi xa hơn nữa, chỉ cần nở một nụ cười là người ta có thể biết đó là dân An Nam, vì người Tàu không có tục nhuộm răng và họ rất sợ màu đen, vì màu đen là màu xui xẻo. Nên gái Việt không bị làm thê thiếp nhờ nụ cười có hàm răng đen. Và thế là một công đến ba, bốn việc đại thành: Chữa bệnh răng – làm đẹp răng – và bảo toàn được dân Việt không bị Tàu hóa. Thông thường bị chiếm đóng chừng vài trăm năm là khó giữ gìn bản sắc dân tộc trọn vẹn được, nay dân Việt bị đô hộ đến ngàn năm mà hồn thiêng dân tộc vẫn quật cường đánh tan quân xâm lược, có lẽ đâu tục nhuộc răng đã bảo vệ con gái Việt không thể làm thê thiếp cho ngoại bang, chính vì thế mà non sông vẫn còn, Con Rồng Cháu Tiên còn nguyên vẹn ngàn năm vẫn bền không phai. Đây không biết là tục nhuộm răng đã làm nên kỳ tích này không? Xin nhường lại cho các nhà sử học Việt Nam ! (chuyện này do cố học giả Quốc Thái kể lại)
Người Trung Hoa họ tự hào có nền Trung Y dùng thuốc tại chỗ là chủ yếu. Họ nhận ra người Việt Nam không phải là không có thuốc tại chỗ, bằng câu nói: “Người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Vậy mà chúng ta không thấy để phát huy có tính khoa học nền y học của người Việt Nam . Hiện nay thầy thuốc y học cổ truyền được học từ nền lý luận Kinh dịch, coi như gốc rễ từ Trung quốc, nhưng biến hóa mỗi thời đại mỗi khác, mỗi phương trời cũng không phải là luôn đồng đều. Người Trung Quốc rất tự hào về thuốc men của họ, còn đa số thầy thuốc ở Việt Nam lại rất coi trọng thuốc của người Trung Hoa? Mà lại thường coi nhẹ thuốc của mình? Không tin tưởng và ít trọng dụng, thường hay chỉ dùng thuốc Nam (thuốc gần người) trong các phòng từ thiện cũng gọi là thuốc thí. Thật là đáng buồn! Có phải chăng là chúng ta đã học được cái vỏ bọc bên ngoài của người mà chưa học được cái cốt lỏi của họ? Cũng giống như người học võ, khi còn sơ thì múa máy tay chân linh động nhưng thực chất là “hình ý bất nhất”, chứ không phải sở học đã sâu “quyền xuất tại ý”, hình với ý làm một vậy.
· Nếu phát huy được thuốc gần người thì rất phù hợp với chủ trương của Chính phủ, quyết tâm phát huy nền y học dân tộc.
2. Phù hợp với lý luận y học cổ truyền:
· Thiên – Địa – Nhân là một: Con người ở đâu, Trời Đất ở đó, mọi sự biến chuyển trời đất đều ảnh hưởng sâu sắc đến con người. Dùng cái chế ước được ([1]) chữa vào cái không thích ứng ([2]).
· “Trời Đất chỉ là hai khí Âm Dương lưu hành mà thành ngũ vận: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ đối đãi nhau mà ra Lục Khí. Lục Khí gồm Phong – Hàn – Thử – Thấp – Táo – Hỏa. Người sinh ra gốc ở Trời, gần với Đất, tức là chịu Ngũ Vận Lục Khí của Trời Đất chi phối để sinh ra Ngũ Tạng Lục Phủ. Tuy Vật với Người khác nhau, nhưng không bên nào là không thụ khí Trời Đất tại nơi mình sống để sinh ra. Đặc biệt Vật thường thiên về một Khí, mà Người thì được trọn vẹn Khí của Trời Đất ở quanh mình. Nếu Khí trong Nhân thể hơn kém nhau thì sinh bệnh tật, nên phải mượn dược vật quanh mình thiên về một khí để điều hòa cân bằng trở lại. Dược vật đó là: Sâu Bọ, Đất Đá, Cỏ Cây, Muôn Thú ở quanh mình. Đó là lẽ Thiên – Địa – Nhân hợp nhất” ([3])
Với vùng khí hậu mà Thử và Thấp là chính, thì con người sống trong môi trường đó chắc chắn phải chịu nhiều Khí Thử và Thấp. Khí Thấp nhiều thì đình đọng, Thử nhiều thì hại Khí, khí càng hại thì Thấp lại càng nặng. Do vậy người hay nhọc mệt, dáng nặng nề, làm ít mà ưng nằm nghỉ. Đặc điểm khí hậu này là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, địa hình thấp mà nhiều nước, lượng mưa trong năm nhiều, vùng khí hậu nhiệt đới. Ở đây có nhiều cây chữa được bệnh Thấp mà không hao Khí, đó có phải là lý sinh hóa có tự trong Trời Đất chăng? Vùng khác không thể có được? Thường những cây thuốc có vị thanh, cay nhẹ mà không tán, vị không hậu vì vị đậm thì thường tán, nên rất giỏi lợi Thấp mà dưỡng được khí.
Ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Khí hậu thay đổi thất thường, khi nắng nóng thì như có lửa; khi lạnh thì như cắt da thịt. Thế đất chỉ có một vùng nhỏ thôi mà khi núi đồi; khi thì biển cả bao la; khi sông suối sâu như vực biến hóa cấp bách tạo thế khí hậu thay đổi thường đột ngột. Vì thế nhiều vị thuốc cũng tùy thời mà biến chuyển theo như khí hậu, bản tính phải mạnh mẽ mới đủ khả năng thích nghi hầu mới tồn tại được, thật mênh mông đa dạng không kể hết được. Cây trái, con vật thường là nhỏ nên tính dương thắng âm, sức chịu đựng dẻo dai. Chí khí con người ở đây ẩn tàng mà kiên cường; sâu sắc, cẩn thận mà hơi vị kỷ là vậy, vì không dự phòng sợ tai ương đến không tránh nổi, âu đó cũng là cơ Trời! Người xưa thường dạy “Địa linh sinh nhân kiệt” ([4]), thường đất càng khó thì người càng khôn. Như vậy thuốc ở vùng thấp khác vùng cao, tuy cùng giống loài nhưng bản tính hoàn toàn khác nhau. Thầy thuốc đông y dùng thuốc rất trọng Dược lý là bản thể của thuốc, dược tánh là hiện tướng, và dược chất cụ thể gặp phần quan trọng vào sự toàn vẹn của công tác nghiên cứu và xử dụng thuốc. Nên đất khó thì tính thuốc thường mạnh. Ở vùng miền trung Việt Nam , các tỉnh Phan rang, Phan Thiết nắng (thường gọi là Thử khí) và gió (thường gọi là Phong Khí) rất nhiều. Nắng thì hao dịch, phơi gì cũng mau khô. Còn gió thì làm sự bốc hơi càng nhanh. Nên người vùng này thường khô gầy và đen do gió và nắng quá mức. Nhìn ở quanh thì có rất nhiều vị thuốc bồi dưỡng tân dịch và dưỡng được Khí như sau: Thanh Long; Nho; Chanh; Cam; Quýt; Hải sâm; Giun biển; Nam dương lâm; hải sản vô cùng phong phú. Để thấy lý của Trời Đất cực kỳ thâm diệu, thường bớt chổ dư và bù vào chổ thiếu. Tin ở điều này thì dùng thuốc gần người chẳng những không sợ mất uy tín vì thuốc không hay, mà còn dựa vào lý của Trời để phát huy cao độ y nghiệp rạng ngời hơn nữa, chúng tôi chưa từng thấy ai dựa vào Lý Tự Nhiên (quy luật tự nhiên) mà bị sai bao giờ?
Với người ở trong vùng khí hậu Phong và Thử, thì chắc chắn phải chịu hao tổn nhiều Tân dịch và Nguyên khí.
Chính vì thế, Dược vật ở trong vùng nào, sống được tươi tốt, phát triển tốt, thì nó đã chế ước được khí quá mức của vùng đó, nên con người dùng Dược vật để bổ sung cái mình hao tổn. Có thể gọi là «Đồng khí thì tương cầu”.
· Cây thuốc ở gần thường dễ cân bằng với sự mất cân bằng của cơ thể hơn. Vì “Đồng khí thì tương cầu”
3. Góc độ lâm sàng:
°Chúng ta thường nghe, ai đó, đau bệnh gì? Và đã dùng thuốc gì? Đa phần là những cây cỏ có ở xung quanh mình, được lập đi lập lại nhiều lần, vừa an toàn và chắc chắn. Đó là những kinh nghiệm quý báu để điều trị. Các thầy thuốc vườn, thường không học hành bao nhiêu, nhưng kinh nghiệm dùng thuốc của họ không phải thường. Họ đã cứu nhiều người qua bao thế hệ. Cần suy gẫm điều này!
°Có những vấn đề cần phải giải thích rõ ràng mới sử dụng. Nhưng có một số kinh nghiệm của tiền nhân đôi lúc cứ dùng trước và giải thích sau (vì giải thích chưa được). Vì tác dụng điều trị an toàn đã rõ ràng! có nhiều người đòi giải thích nhưng ai sẽ giải thích! người ta cho các công trình khoa học sẽ giải thích! nhưng các công trình đó của nhiều người, nhiều nơi và đôi lúc họ cũng không thống nhất với nhau. Nhiều lúc hôm nay nói khác rồi ngày mai kết quả lại khác (vì “Khoa học là mồ chôn của lý thuyết”).
°Khoa học không chỉ là thực nghiệm mà chứng nghiệm cũng là khoa học, sự chứng nghiệm đôi lúc còn khoa học hơn cả thực nghiệm.
Ví dụ: Khoa học không thể thấy tình yêu giữa hai vợ chồng, nhưng đời sống giữa hai người thì tình yêu đó họ có thể cảm nhận được và họ biết được, nhưng không thể dùng lời nói để diễn tả hết được.
4. Tính nhân bản:
· Cấp bách: Thường bệnh hay cấp bách, “Cứu bệnh như cứu hỏa” nếu ngồi chờ thuốc ở xa chắc dân mình đâu còn sống đông đảo như ngày nay! Do đó thuốc ở gần hết sức trọng yếu.
· Phổ quát: Ai cũng có thể dùng được, ai cũng được trời đất ban tặng cho cây thuốc để có thể bình đẳng chữa bệnh cho mình và cho xã hội. Nếu thuốc ở xa thì phải mắc tiền, chỉ có người giàu mới được sống thôi sao? Đó là không đúng lẽ Đạo của Trời đất. Vì Đạo Trời lấy lẽ công bằng làm trọng.
· Tính thân thiện – Nhân đạo: Có thể dễ dàng trao đổi, hướng dẫn cho nhau sử dụng gây nên sự nối kết trong tình làng nghĩa xóm: “Khi tối lửa tắt đèn có nhau”, “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là vậy.
· Tính biết ơn: Chúng ta nhớ ơn Trời đất, tổ tiên đã hy sinh không biết bao nhiêu xương máu để có non sông gấm vóc này. Vì thế tất cả những điều hiện diện đều là những quà tặng vô giá mà chúng ta phải nghiên cứu và ứng dụng với lòng biết ơn. Chúng ta sẽ tạo rất nhiều công ăn việc làm nhờ sự trồng trọt, chăm sóc cây thuốc, nhất là những người cao tuổi. Xã hội càng lúc càng có nhiều người cao tuổi, để họ sống không có việc làm thì thật buồn chán và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Săn sóc, gây trồng cây thuốc là niềm vui mà người cao tuổi nào cũng thích. Một công việc không đầu tư nhiều tiền bạc, có tính đại chúng và lợi ích to lớn, đem lại nhiều hiệu quả kinh tế và xã hội thì đáng quý biết bao.
Trong trường hợp xã hội có biến động. Chúng ta cũng không phải lo thiếu thuốc men, đó không phải là kế chiến lược xây dựng sự trường tồn của tổ quốc, của đồng bào hay sao?
5. Phù hợp với xu hướng thời đại:
· Thế giới ngày nay đang trở về với tự nhiên, mỗi dân tộc phải khai phá, khám phá tự nhiên ở quanh mình là trọng yếu, hiểu biết không phải dễ dàng. Thuốc từ tự nhiên đã được xác định bằng khoa học về độ an toàn và hiệu quả là đáng kinh ngạc. Nếu chúng ta không khám phá cây thuốc gần mình, lẽ đâu chúng ta giỏi về cây thuốc ở đất nước khác?
· Nếu chúng ta sử dụng được thuốc gần người, thì chúng ta sẽ bảo vệ chúng và phát huy mỗi ngày một rộng lớn hơn. Như vậy đã bảo vệ được môi trường, mà cứ môi trường càng tốt thì sức khỏe được cải thiện, không đúng với xu thế của thời đại sao?
Tóm lại: Với cái nhìn như vậy chúng tôi thấy sử dụng thuốc gần người đem lại nhiều lợi ích to lớn vô cùng.
Chúng tôi không nói thuốc ở xa là không hay, nhưng chúng tôi xác quyết rằng thuốc ở gần thường cần hơn ở xa.
Chúng tôi cho rằng: cây nào càng nhiều, dễ trồng dễ mọc trong môi trường mình sống là cây thuốc quý. Cây nào khó trồng, khó mọc, khó chăm sóc thì không cần kíp lắm. Nó vẫn dùng được mà không trọng yếu.
Ở đây xin được nói rõ hơn, thuốc chỉ là một phương cách điều trị bệnh tật, ngoài ra còn nhiều phương cách khác. Không phải chỉ có cây thuốc và vị thuốc mà còn rất nhiều phương thế điều trị ở gần. Cái gì nhiều dể tìm dể kiếm ở gần thường là trọng yếu như: phương pháp day ấn huyệt; xoa bóp; châm cứu; cạo gió; tập dưỡng sinh; thiền; Yoga… đều là các phương pháp có thể dự phòng và điều trị bệnh tật theo từng giai đoạn, có chỉ định cần thiết và đúng lúc. Thường ở rất gần, hửu hiệu, hiệu quả; rẻ tiền và dễ kiếm.
Xin được mượn lời giáo huấn của thánh nhân để cùng rọi xem ý nghĩa của thuốc gần người như thế nào: trong trời đất này, nhiều nhất là ánh sáng; khí trời; nước và đất. Đức Phật Thích Ca đã gọi con người gồm tứ đại: đất, nước, gió, lữa mà thành. Đức Giêsu cũng nói: “Ngươi là tro bụi sẽ trở về với bụi tro”. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng nói rằng: sự sống bắt đầu từ các chất hóa học như sau: Carbon, Hydro; Oxigen; Nitơ. Như vậy khi nói đến con người, hay nói về hình thể của con người chúng ta không thể loại trừ các yếu tố cấu thành từ tự nhiên.
Những vấn đề làm con người không coi trọng
Thuốc Gần Người
1. Tâm lý coi trọng cái truyền thống đã có:
Đúng là như vậy, đây là một việc làm rất tốt các bài thuốc kinh điển như: Lục vị, Bát vị, Bổ trung khí, Thập toàn đại bổ, Độc sâm ẩm, Hồi dương cứu nghịch (Sâm phụ thang), Tứ quân… làm các thầy thuốc không dám rời khỏi các dược vị truyền thống.
Nhưng nếu chúng ta hiểu được, phân tích được, biện chứng của bài thuốc, thì vẫn có thể thay được các dược vị khác dễ dàng mà không đi ngược hoặc đi sai kinh nghiệm quí báu của tiền nhân. Vì khi lập phương, cổ nhân dựa vào Lý (bệnh lý) Þ để đưa đến Pháp: Ôn, Thanh, Tiêu, Bổ, Hãn, Thổ, Hạ, Hòa Þ từ Pháp dẫn đến Phương Þ từ Phương biến thành Dược. Dùng Dược có nhiều cách, không hà tất chỉ có một loại. Đa phần dùng Dược, cổ nhân đã dùng thuốc quanh mình.
2. Tâm lý định mọi giá trị theo tiền bạc:
Thường cái gì nhiều tiền thì tốt: «Tiền nào của nấy”. Vấn đề này coi chừng lầm.
Ví dụ: Thuốc Bắc nhiều tiền hơn thuốc nam Þ suy ra thuốc Bắc hay hơn thuốc Nam . Tôi thật sự không hiểu đâu là thuốc Bắc, đâu là thuốc Nam . Có lẽ không có thuốc nào hay hoặc dở, mà có thuốc nhiều tiền và ít tiền mà thôi. Thuốc nhiều tiền chưa hẳn đã hay. Ví dụ: Nhân sâm là vua của dược thảo, vậy mà dùng không đúng có thể tăng huyết áp, hoặc tồi tệ hơn có thể chết, như câu: «Phúc thống phục Nhân sâm, tắc tử”, nghĩa là đau bụng mà dùng Nhân Sâm thì chết. Như hai vị thuốc Trần bì và Hương phụ là hai vị thuốc ít tiền mà lại rất thông dụng, không thể thiếu trong nhiều thang thuốc, đến độ có câu: « Nam bất ly Trần bì, nữ bất từ Hương phụ”.
Làm sao chúng ta có thể quên được chén cháo cảm với Tiêu, Hành, hột gà, hay nồi xông giải cảm hoặc vài lát Gừng khi đau bụng lạnh, hay vài củ Nghệ kho cá khi ở cữ. Rất nhiều sự thần diệu bằng cây thuốc quanh mình.
Vì thế, thuốc hay không phải nhiều hay ít tiền, mà thuốc dùng: Đúng bệnh, đúng người, đúng liều, đúng cách. Hay hay dở do nơi sự chu toàn, sự tu học, nghiên cứu, sử dụng của thầy thuốc, và nơi kinh nghiệm truyền lại trong nhân dân.
3. Thông tin sai lạc:
Có một số người hay thần tượng quá mức: hôm nay thì rượu Tỏi chữa bá bệnh, ngày kia thì cây Hoàng ngọc là cây thuốc đa năng, bữa nọ thì Trinh Nữ Hòang Cung trị các chứng ung thư bệnh viện bó tay, bác sĩ chê đều chữa được; Đôi lúc nghe đâu đó có Thần Y tái thế, rồi Hoa Đà trở lại, rồi Thanh Thiên Đạo Cốt chữa bệnh làm phước cứu người, rồi xuất hiện Thần Dược Cứu Mệnh Thang, bệnh gì cũng chữa khỏi. Và cuối cùng cũng có chút ít sự thật, nhưng sự thật đó nhẹ hơn nhiều với điều không thật làm đồng bào hoang mang mất lòng tin, và cuối cùng là xẹp.
Ở đây tôi xin mở ngoặc, thuốc chỉ là một phần của phương cách điều trị. Uống thuốc mà không kiêng cữ, không tập luyện dưỡng sinh, không giữ tâm an bình, không hiểu được mệnh người, thì bệnh dễ cũng thành khó, chứ bệnh khó thì dù là thần tiên cũng không cứu nổi chứ nói chi đến người phàm.
4. Dùng thuốc không đúng qui định:
Có một số người dùng thuốc dơ bẩn, luộm thuộm, mốc meo, tác phong dùng thuốc bí ẩn, làm ra vẻ cao siêu, gia truyền, dụ người nhẹ dạ đã làm lung lạc lòng tin của nhân dân. Tuy vậy đại đa số người phát tâm làm thuốc cứu người đã làm rạng ngời hơn phương cách sử dụng thuốc gần người, cho dù bao khó khăn. Chính vì vậy vấn đề thuốc gần người đã không thể mai một mà lại càng phát triển hơn.
5. Ít có thầy thuốc tâm đắc nghiên cứu:
Thường thường thầy thuốc Bắc, thuốc Tàu oai hơn thầy thuốc Nam ? Người ta có thể gọi y học tự nhiên là dùng thuốc nam, có lẽ có một phần đúng, vì y học tự nhiên trọng dùng thuốc quanh mình, cùng vùng khí hậu, cùng phong tục tập quán địa phương. Nhưng y học tự nhiên không phải chỉ có vậy, vì nó có thể kế thừa tất cả những gì hay và tốt có ích cho công tác điều trị. Chú trọng rất nhiều đến môi trường tự nhiên quanh mình, hoàn cảnh đời sống, cách sinh hoạt con người hiện tại. Thường khi mới bệnh thì họ uống thuốc Tây Þ chán chê mê mỏi rồi qua uống thuốc Bắc. Khi đã gần hết tiền, bệnh đã khó thì đến uống thuốc Nam, và thế là với tâm lý “còn nước còn tát”. Và ông thầy thuốc Nam (Ông thầy làm thuốc gần người và dám nói thuốc gần người là lẽ thật của Trời Đất) lãnh đủ, đã bệnh không có nhiều tiền, mà lại bệnh nặng. Ông thầy chỉ là người chứ có phải là thánh nhân đâu mà đã nghèo lại còn làm từ thiện? Vì thế, ít có vị nào dám xông vào nghiên cứu sâu để sử dụng, và điều trị, nên khó phát huy.
Sau khi nghiên cứu và chiêm nghiệm một thời gian dài trước khi ra trường, tôi đã thề với lòng mình: «Nếu không làm được thuốc gần người thề không làm thuốc nữa”. Cám ơn Trời Đất, lời thề đó nay vẫn còn giữ vững và đường lối như có chiều hướng phát triển tốt. Trước đây như là đơn độc, nhưng bây giờ đã có nhiều chủ trương đồng thuận của Chính Phủ, nhiều vị thầy, bạn bè, đồng nghiệp và bệnh nhân đã tán đồng và khuyến khích.
6. Các công trình nghiên cứu khoa học về thuốc gần người còn rất ít:
Sách chỉ dẫn thuốc gần người còn rất ít, không làm rõ được phương cách và xác định hiệu quả sử dụng, nên ít thầy thuốc dám dùng. Thường là giới thiệu phương thang về bệnh nọ bệnh kia mà không lý giải rõ ràng, nên cũng ít người dám sử dụng. Tuy vậy nó cũng có những cuốn sách rất tốt, đó là: Sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ tất Lợi, Tự Điển Cây Thuốc Việt Nam của Tiến sĩ Võ văn Chi. Nhưng có lẽ hay và xuất sắc là các bài viết từng vị một trong báo Thuốc và Sức Khỏe của Tổng Hội Y Dược Tp. Hồ chí Minh, Tạp chí Cây Thuốc Quý... Mỗi lần đọc những bài này tôi rất cảm động và vui sướng mong gặp được các tác giả để tỏ lòng chân thành biết ơn. Nhưng bài này đã chấp cánh cho ý tưởng xây dựng đường lối cách dùng thuốc gần người mà tôi đã ấp ủ. Tờ báo này nghiên cứu thuốc gần người làm trọng tâm. Nhưng chỉ biết từng vị thì chưa dám dùng hoặc dùng chưa mạnh. Chỉ có ai đã điều trị và phân tích bệnh án được và chưa được – cách lập phương – nền tảng biện chứng Þ thì mới có thể sử dụng được. Về vấn đề này thì quá hiếm hoi, làm cản bước rộng rãi sử dụng thuốc gần người.
Sau khi cân nhắc những điều thuận lợi và khó khăn, chúng tôi đề ra phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng thuốc gần người.
C. Phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng
THUỐC GẦN NGƯỜI
Gồm 10 điểm và phải chú trọng sâu sắc từng điểm một mà không dám bỏ đi một điểm nào.
1. Thổ nhưỡng luận:
Mỗi vùng đất có vị trí, thế đất và bầu trời khác nhau, nên khí hậu cũng khác. Vì thế, sản sinh cây cỏ, muông thú khác nhau. Trong đó dược vật, Dược thảo cũng khác. Không có vấn đề chỉ có thuốc ở Trung Quốc là tốt, còn ở Việt Nam không có thuốc tốt được. Đặc sản mỗi vùng mỗi khác. Vùng này có và vùng kia không thể có được.
Ví dụ: ở Lâm Đồng (Đà Lạt) chủ khí hàn và táo. Vì hàn nên tinh hoa tụ lại mà không phát tán lên cao được thì trồng được Cà rốt, Khoai tây, Bắp cải, Sinh địa… Vùng Phan Rang, Phan Thiết chủ khí phong và thử, phong nhiều thì hại khí, thử quá nhiều thì hao âm huyết. Vùng này chỉ trồng những cây Nho, Dừa, Thanh long, Lô hội, Xương rồng… những loại cây có sở trường dưỡng được âm huyết, vì lẽ âm huyết còn thì khí có chỗ nương mà không thóat được, đó không phải là lẽ của Đạo Âm Dương sinh hóa sao?
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nặng về khí thử mà thấp, do xứ nhiệt đới mà nhiều sông rạch. Thử nhiều thì hao khí, thấp nhiều thì nặng nề làm khí càng tổn thương thêm. Con người ta sống được nhờ nguyên khí còn tồn, vì thế, Dược thảo vùng này thường có công năng lợi thấp mà dưỡng khí như Đinh lăng, Mắc cỡ, Mớp gai, Mần chầu, cỏ Mực, cỏ Xước… Đó cũng là lẽ của Trời Đất sinh hóa mà ra vậy.
Qua vấn đề này, mỗi khi dùng thuốc, chúng ta cần phải chú trọng nó xuất phát ở đâu để biết cái khí mà nó bẩm thụ vì lẽ “đồng khí tương cầu”. Khi dùng thuốc, trước tiên nên kiếm thuốc quanh mình, vì lẽ cây gì nhiều, dễ trồng dễ mọc trong vùng mình sống là những cây thuốc rất thường cần. Vì thường cần nên quí. Cây gì khó trồng, khó mọc, khó kiếm, là vì khí không đồng, nên nó không mọc được. Nó có thể rất quí, nhưng ít khi cần, vì ít cần nên người làm thuốc không trọng. Vì thế, dùng thuốc nên chú trọng đến vùng đất sinh trưởng, vì nơi sinh trưởng thay đổi rất nhiều dược lý, tính vị dược liệu, thường nó phù hợp với “người đâu thuốc đó”
2. Hình sắc luận:
Hình của dược liệu gợi ý tính thuốc, cây cao khác cây thấp, cây bị lên khác cây bị ngang, cây mềm khác cây cứng. Gợi cho chúng ta suy tư về ý tứ để dùng.
Rất nhiều người dùng giỏi Đương quy, Tần giao, Đông trùng hạ thảo, Nhân sâm, Nhục đậu khấu… Nhưng hỏi đến cây, con vật đó mọc hoặc sống ở đâu, hình dáng mầu sắc thế nào? Ở trên đất hay cắm rễ sâu dưới đất? thường không biết được. Vì thế không hiểu được khí vị mà nó bẩm thụ, nên dùng không hết trọn vẹn sức mạnh. Ví dụ:
¨ Tế tân: hình nhỏ mà sắc đen, vị rất cay.
¨ Tử tô: sắc tía, hột cứng chắc.
¨ Tô ngạnh: cạnh nhánh chỉa ra bốn phía, chủ vào tay chân
¨ Quế chi: là cành nhánh cây Quế, cứng chắc nên chạy vào gân cốt, hướng lên cao
¨ Bạc hà: là loại thảo mộc nhỏ, mọc thành chùm, không chỉ một thân, cho nên phân tán bốn phía lên tới đầu cổ
¨ Trắc bá diệp: hình như các mạch máu li ti, sắc xanh, hướng lá cứ đi lên nên làm lương huyết
¨ Bông cây Ngũ trảo: sắc trắng mà mọc ở trên cao thì đi vào phần Khí, xông và tán ở phần trên, thông mũi não
¨ Cà Độc dược: trái gai rất nhiều, hình sắc hung dữ thì phải đề phòng độc
¨ Thầu dầu: tía sắc đỏ như máu, càng lên cao càng đỏ, có tính hoạt huyết, tán ứ làm chủ. Loại cây độc, phải biết mới được dùng.
¨ Cây cối xay: sắc xanh mà nhu nhuận có thể nghĩ đến tán ứ thư cân chẳng hạn.
¨ Cây mơ lông: bị lên, lan ra rất nhanh có nhiều lông, sắc đỏ xanh thẫm, mùi hơi khó chịu thì có thể nghĩ nó có khả năng khoan khóai đại trường.
¨ Địa long: sắc đen, như mạch máu, lại mềm dai liên tưởng đến các chứng mạch máu bị xơ cứng, tắc mạch, lão hóa mạch…
Nếu chịu suy nghĩ chúng ta có một kho tàng thuốc ở quanh mình theo cách nhìn như vậy. Cách suy tư này, sau khi đối chiếu với các công trình khoa học nói về các vị thuốc đó thì thấy tác dụng cũng như vậy. Vì thế chúng tôi nhận biết vạn sự trong trời đất luôn luôn có tính đồng nhất lý là hoàn toàn xác định được.
Thường hình sắc thì lộ tính, nhìn dáng người có thể đoán một số tính cách của họ. Cũng vậy, làm thuốc phải chú trọng hình sắc của dược vật, chính từ bên ngoài sẽ giải thích khá nhiều điều bên trong. Hình sắc không phải vô lý mà sinh ra như vậy, thường là có chủ ý rất chính xác không thể lầm lẫn được, nếu không chú trọng thì dùng có phần không quyết đoán.
3. Thời luận:
Mỗi Dược vật phải có thời, nghĩa là nó hoàn tất sinh trưởng ở một thời nào đó, một mùa nào đó trong năm, thì nó bẩm thụ khí hậu đặc biệt trong thời gian đó. Còn như nó càng lâu năm càng tốt, thì đã được khí trọn vẹn của Trời Đất.
Ví dụ: Như con gà, nếu muốn nuôi nhanh, thì cho uống thuốc tăng trọng, thuốc bổ, thuốc kích thích thì con gà sẽ lớn rất nhanh, nhưng nó rất yếu, dễ bị bệnh và không có khả năng tự tìm mồi để sống. Còn gà ta thì đủ ngày đủ tháng nó mới lớn, tự kiếm thức ăn, mạnh khỏe và tăng trọng chậm. Giữa hai loại gà đó, về chất lượng thì chúng ta ai cũng biết, gà ta ăn ngon hơn gà Mỹ nhiều. Cũng vậy, cá đồng và cá nuôi ai cũng thích ăn cá đồng vì nó bẩm thụ khí tự nhiên, đúng thời nó mới lớn đủ, còn cá nuôi thì không phải như vậy.
Dạo này người ta bán rau má lá nhỏ mắc hơn rau má lá lớn, nghe đâu rằng rau má lá nhỏ không có phân hóa học! Nghĩa là nó đúng thời mới trưởng. Người ta trọng sự trưởng thành bởi qui luật tự nhiên.
Cây trái ngày nay cũng vậy, người ta dùng thuốc kích thích tăng trưởng ra thật nhiều sản lượng. Và cái giá phải trả là cây dễ bị bệnh chết, hoa quả tuy rẻ mà không ngon bằng, dễ hư thối là do không đủ thời để bẩm thụ. Khi nói về Bông Hồng không ai không nghĩ đến tình yêu đôi lứa. Bông hồng mua ngoài chợ đem về chưng chừng một đến hai ngày thì héo rũ thảm hại, còn bông Hồng trồng trong vườn với sự phát triển tự nhiên, khi hái chưng trong nhà, sau cả tuần vãn còn đẹp và tươi, không rũ cánh. Người xưa đã ví von “ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên con”. Bông Hồng ép cho ra nhanh và mau lớn đã tạo sự giả tạo như tình yêu bị ép uổng, tuy có nụ cười đó mà đau đớn trong lòng. Mượn lời thi hào Nguyễn Du:
“Thề hoa chưa ráo chén vàng,
Lỗi thề thôi đã phũ phàng với hoa”.
Vì thế thời của vị thuốc rất trọng yếu, chứ không phải có cân lượng là đủ, mà phải xem sự trồng trọt thu hái như thế nào? Có thuận sự sinh trưởng tự nhiên mới là toàn vẹn của Thiên lý. (còn gọi là lẽ Trời; lẽ không hề thay đổi). Thuốc lại rất quan trọng Thời. Vì không đủ Thời thì bẩm thụ Khí Trời Đất không trọn vẹn. Nên khi thu hái phải biết mùa sinh trưởng và kết thúc để nhận trọn vẹn sức mạnh của thuốc.
4. Khí vị luận:
Xin trở lại với quy luật Âm Dương ngũ hành, triết học Phương đông. Người xưa quan niệm: “Trời nuôi người bằng lục KHÍ ([5]), đất dưỡng người bằng NGŨ VỊ” ([6]) . Mỗi loại KHÍ và VỊ đi vào một tạng phủ tương ứng, làm thăng giáng khí huyết, dẫn đến Âm Dương thăng bằng, đưa đến khã năng điều trị bệnh tật. Ở đây chúng tôi mượn các bảng dưới đây để diễn sự quy nạp các Hành trong cùng một nhóm, một phần nào giải thích sự chẩn đoán và điều trị mà người xưa từng suy tư và hoạt động.
Quy nạp thiên nhiên và con người vào ngũ hành:
· Ở Thiên nhiên:
Ngũ hành | MỘC | HỎA | THỔ | KIM | THỦY |
Sự kiện | |||||
Phương hướng | Đông | Nam | Trung ương | Tây | Bắc |
Mùa Phát triển Khí Màu sắc Mùi vị | Xuân Sinh Phong Xanh Chua | Hạ Trưởng Thử Đỏ Đắng | Trưởng hạ Hóa Thấp Vàng Ngọt | Thu Thu Táo Trắng Cay | Đông Tàn Hàn Đen Mặn |
· Ở Con người:
Ngũ hành | MỘC | HỎA | THỔ | KIM | THỦY |
Sự kiện | |||||
Phủ | Đởm | Tiểu trường | Vị | Đại trường | Bàng quang |
Tạng | Can | Tâm | Tỳ | Phế | Thận |
Giác quang | Mắt | Lưỡi | Miệng | Mũi | Tai |
Thể chất | Gân | Mạch | Thịt | Da | Xương |
Tình chí | Giận | Mừng | Lo | Buồn | Sợ |
Tàng trữ | Hồn | Thần | Ý | Phách | Chí |
Mỗi loại dược liệu đều có khí và vị đặc thù khí: thăng, giáng, phù, trầm. Vị mặn, ngọt, chua, cay đắng, chát, nhạt.
Tóm lại qua bốn yếu tố trên chúng tôi muốn nói đến vấn đề gì? Xin thưa là tính Âm Dương của dược liệu. Hễ vị thuốc nào có tính: cay, nóng, ấm, nhám, nhỏ, nhọn, chắc, cứng, màu đỏ, khô… thường thuộc dương hoặc thiên về tánh dương. Còn vị nào: trơn, trắng, đen, mềm, nặng, nhớt, bầu nhiều nước… thì thuộc âm, hoặc mang nhiều tánh âm. Nắm được vấn đề này rất quan trọng trong công tác điều trị. Bản chất của vấn đề điều trị là xác định bệnh này thuộc Dương hay Âm. Nếu đã xác định được và thuốc cũng xác định được thì vấn đề lập phương điều trị không còn nhiều khó khăn nữa. Nhớ lại y tổ Hải Thượng có dạy rằng: “Thà lầm thuốc ôn bổ, quyết không được lầm dùng thuốc hàn lương” vì “Hàn ngộ hàn tắc tử”. Người thầy thuốc không nắm được bệnh thuộc Âm hay thuộc Dương một cách rõ ràng e khó là thầy thuốc hửu dụng.
5. Kế thừa:
Một đời người thường quá ngắn ngủi, nếu không kế thừa tinh hoa của tiền nhân, thì sự hiểu biết không đáng là bao nhiêu! Những người đi trước thường để lại nhiều tinh hoa, kinh nghiệm quí giá cho đời sau. Làm thuốc mà không kế thừa giống như người nghiên cứu khoa học mà không cần học hỏi thành quả nghiên cứu của những khoa học gia đi trước. Tuy vậy, những kinh nghiệm ngày trước cũng không phải luôn luôn phù hợp với bịnh cảnh hôm nay và ngày mai. Vì thế, vận dụng kiến thức đã có, nghiên cứu hoàn cảnh hiện tại để phát huy điều trị mà không nên rập khuôn.
Có nhiều bài thuốc gia truyền rất hay, nhưng cũng có nhiều bài gia truyền rất độc, làm hại bệnh nhân. Rồi cũng vì kế thừa, có nhiều người tự xưng có bài thuốc gia truyền nổi tiếng mà thực ra là trộn thuốc tân dược có độc làm hại không kể xiết. Vì thế, chúng ta phải kế thừa làm rạng ngời tâm đức tổ tiên chứ đừng làm hoen ố danh thơm của họ.
Tôi chưa gặp bài thuốc gia truyền chữa một bệnh nào đó lành 100% – Nhưng tôi đã gặp rất nhiều người tự cho rằng có thể chữa lành: bệnh thần kinh tọa, thấp khớp, viêm xoang… lành 100%, và họ đã lấy nhiều tiền với một kết quả mà chúng ta có thể hiểu được là không hề có 100%.
Ông cha ta và các vị thầy đi trước, sách vở, trong dân gian sẽ dạy kinh nghiệm sử dụng nhiều vị thuốc quí.
6. Thực nghiệm:
Vị thuốc không phải chỉ có hoạt chất, vì thế, dù cho nắm hết hoạt chất cũng không phải hiểu hết tác dụng của cây thuốc, nhưng phải nắm vững hoạt chất có trong cây thuốc để có hướng sử dụng tốt. Thực nghiệm hay nhìn thấy một phía mà không thấy trọn vẹn. Và những xét nghiệm hiện đại để xác định hoạt chất, độ độc, giúp chúng ta trong cách dùng thuốc.
Sự sống gồm có: Các-bon, Hy-đrô, Ô-xy và Ni-tơ. Nhưng sự sống không phải chỉ như vậy. Nhưng không có như vậy thì không có sự sống!
Người làm thuốc kế thừa thành quả công lao nghiên cứu của nhiều vị Dược sỹ với lòng biết ơn sâu sắc, vì chính những công trình này đã xác định hơn, hiểu rõ hơn, vì sao khi điều trị đã dẫn đến thành công hay thất bại. Nhưng chỉ biết có hoạt chất rồi tách chiết, chưng cất để làm viên, thì chưa chắc đã hiểu hết bản chất từ tự nhiên để điều trị. Chính vì vậy, không phải cứ trang bị nhiều máy móc tối tân để làm thuốc là nền Y học Đông phương sẽ phát triển được.
Ở đây xin được bàn về thuốc thành phẩm: cao, đơn, hoàn, tán… Hễ vật gì hiện Tướng thì có cách Dụng, thường giới hạn trong phạm vi nào đó, được chổ này và không chổ khác. Có điều được và có điều không được ([7]). Vì thế điều trị bệnh tật không phải luôn luôn dùng thuốc viên; thuốc chế sẵn nếu không có thì không điều trị được! Nhưng phải lấy cái Gần, cái Có Sẳn nơi mình có làm trọng yếu. Thuốc chế sẵn đa phần phải có người buôn; có hạn dùng; có thời hạn bảo quản; có chỉ định tác dụng điều trị trong phạm vi có thể; có chống chỉ định gắt gao; và cần có tiền mới mua được… trong lúc đại bộ phận người Việt Nam là có đất có vườn, đất nước có vùng khí hậu quanh năm có thể sinh hoa qủa tốt tươi, trong đó có rất nhiều vị thuốc. Tại sao chúng ta không phát huy cây thuốc gần người? Với bản thể toàn vẹn có tính lý luận hợp lý, xữ dụng tương đối an toàn, thiết thực nơi mình sống. Cách làm này đôi lúc lại khoa học hơn cách làm bào chế thuốc rồi đem đi khắp nơi. Thuốc gần người là kho tàng vô cùng to lớn, trong lúc chúng ta đang còn nghèo, đây không phải là kho báu chấp cánh rời khỏi bệnh tật cho đồng bào chúng ta sao? Hơn nữa khi dùng thuốc gần người mà có kinh nghiệm dày dạn, thì khả năng dùng thuốc sẽ rất rộng, phát huy được bản thể toàn vẹn của tự nhiên trong dược vật, nên tính điều trị an toàn thường rất cao, rất kinh tế, tính nhân đạo, tính cấp bách thường được toàn vẹn. Chỉ còn TU HỌC để luôn có tâm cứu người được sáng ngời thì chuyển hoạ thành phúc không phải là không làm được.
Tóm lại, kết quả của thực nghiệm là một hình ảnh sống động, một công việc hay trong hướng Đông Tây Y kết hợp, tuy âm thầm nhưng đã đem lại khá nhiều hiệu quả.
7. Chú trọng bộ phận dùng và liều dùng:
Bộ phận ở trên cao thì khí thanh nhẹ, tính vượt lên trên, đi vào đầu và thượng tiêu – Bộ phận ở giữa thì vào cơ nhục – Bộ phận ở dưới thì đi vào gân cốt. Đó là lẽ tự nhiên.
Lá quả, cây, rễ… đều có tác dụng về liều lượng riêng.
8. Biện chứng luận trị:
Dùng thuốc phải có lý, pháp, phương, dược chứ không có mù mờ mà không có phân tích. Khi lập phương phải chú trọng vị trọng yếu, vị bổ trợ theo lẽ Quân, Thần, Tá, Sứ.
Điều trị phải nắm vững Bát Cương: Biểu – Lý, Hàn – Nhiệt, Hư – Thực, Âm – Dương, để đưa đến Bát Pháp: Ôn, Thanh, Tiêu, Bổ, Hãn, Thổ, Hạ, Hòa. Biện chứng càng chắc thì dùng thuốc càng tinh. Lập phương phải dựa vào kinh nghiệm lập phương của tiền nhân.
9. Lâm sàng:
Rất nhiều thầy thuốc nói rằng tôi chữa được bệnh này bệnh nọ, và sự thật có thể là đúng như vậy. Nhưng đáng tiếc là không có hồ sơ bệnh án. Bệnh án sẽ chỉ cho chúng ta thấy cũng bệnh đó, nhưng có một số bệnh nhân đã chữa không được thành công. Và bài học nằm ở điều ấy mà chúng ta lại đánh mất. Lâm sàng, hồ sơ bệnh án viết càng sâu, càng kỹ là cơ sở để phân tích người thật, bệnh thật, và thuốc thật. Từ đây chúng ta nhận thức giá trị thực của thuốc đã được sử dụng. Nếu không có lâm sàng thì giống như phát bằng cấp mà không có học bạ. Ghi nhận những lần dùng thuốc điều trị bị thất bại chính là học được cách dùng thuốc tốt nhất.
Khi đưa vào điều trị phải có thống kê để xác định một cách khoa học, ghi nhận kết quả thực tế để truyền đạt về sau.
10. Sạch, sinh và sơ:
Khai thác thuốc phải sạch, sinh: còn sống; sơ: còn nguyên bản, đúng màu mùi vừa khai thác, vừa bảo vệ và trồng trọt, học hỏi luôn.
Khi tôi còn đi học thuốc, có một lần cả lớp đến nhà một vị thầy thuốc nam, thầy có một vườn rất rộng có nhiều cây thuốc. Cả lớp được hướng dẫn đi nhận mặt nhiều cây thuốc khác nhau. Sau đó, tất cả ra về và tôi ở lại. Tôi thấy vị thầy thuốc này nhặt từng lá sâu, lá vàng úa bỏ đi. Sau đó chặt thành khúc nhỏ và đem rửa sạch trước khi đem phơi ở nơi cao, thóang và ít bụi. Điều này làm tôi rất ngạc nhiên! Tôi hỏi thầy cần phải rửa mấy nước để thuốc được sạch? Vị thầy trả lời rằng: khi thấy nước mình rửa đã trong là được. Làm thuốc cứu người, phần việc mình phải làm là thuốc phải sạch và còn mới thì trọn vẹn. Vị thầy ấy sau này chính là người đã dạy cho tôi nhiều y đức nhất mà tôi đã được học.
Hiện nay thuốc thường phơi trên đường, phân rác lẫn lộn, lưu trữ trong kho đôi lúc rất là lâu. Nếu không cẩn thận rửa sạch, sao tẩm cẩn thận, … thì dùng điều trị chẳng những không lành bệnh, mà còn hại cho bệnh nhân nữa.
Dùng thuốc sạch, sinh, sơ là tỏ lòng mình với Trời Đất, quyết không cẩu thả được.
Tóm lại, khi thì dựa vào Hình Sắc, khi thì dựa vào Kinh Nghiệm Tiền Nhân, khi thì dựa vào Khí Vị Qui Kinh, khi thì dựa vào Thực Nghiệm, để nhận thức và phân tích dược vị để đưa vào sử dụng. Nắm vững vàng lý Âm Dương của thuốc để cân bằng sự thiên lệch Âm dương ở trong bệnh nhân. Vì thế, chúng ta có thể phân tích được nhiều chiều kích, giá trị thực của các bài thuốc, vị thuốc… Khi nghe đâu đó có bài thuốc hay, có vị thuốc quí, thì có thể từng phần nhận thức được giá trị thực mà không chạy theo lời đồn đoán quá mức, hoặc không dè bĩu chê bai. Thái độ phân tích cẩn thận bằng những điểm như vậy làm phong cách làm việc của thầy thuốc có tính khoa học và dễ dàng phát huy.
Như vậy cách dùng thuốc của chúng tôi vừa mang tính tự nhiên sống động, không độc hại, rẻ tiền mà rất tốt, và bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm cho người địa phương, và sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân khó khăn mà họ có thể trả lại sự giúp đỡ đó rất dễ dàng bằng cách đi hái thuốc chung quanh mình.
Dùng thuốc như vậy bảo vệ được lượng giống loài không bị hủy diệt, bảo vệ được cây xanh, bảo vệ được môi trường trong xanh tránh tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng như ngày nay ở các thành phố.
Lương y DƯƠNG PHÚ CƯỜNG
BIÊN SOẠN NĂM 2000
([1]) Cái chế ước được là cái còn tồn tại “thuận Thiên gỉa tồn, nghịch Thiên gỉa vong”. Thuốc mà còn tồn tại là vì nó thích ứng với thiên khí và địa khí nơi nó sinh trưởng.
([2]) Không thích ứng nên sinh sự mất thăng gián âm dương, dẫn đến bệnh tật, nhất là những bệnh kéo dài.
[5] Lục khí : Phong , Hàn, Thử , Thấp , Táo, Hoả.
[6] Ngũ Vị: Mặn , Ngọt, Chua, Cay, Đắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét