Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

DƯ CÂN BÉO PHÌ - PHẦN I


Ly. Linh phù
HAI CÁCH NHÌN VĂN MINH CỦA NHÂN LỌAI:
1.     Không phải giỏi về Lý trí bên Tây Phương là hiểu và giỏi bên Đông Phương, và ngược lại. Cái học của Đông phương là cái học của bỏ bớt, bỏ cái gì? Bỏ cách suy diễn vấn đề đơn diện, lọai trừ hiện thực tòan vẹn, hiện thực vốn có, hiện thực chính thực tại. Mọi sự vật luôn tồn tại tự trong bản thể mâu thuẩn nhau chứ không là đơn chất, Độc Một. Ví dụ: Thủy và hỏa là hai cái mâu thuẩn nhau, đối lập nhau, hủy diệt nhau. Nhưng khi nhìn nước, nếu chỉ thấy có nước mà không thấy hỏa bên trong, “trong thủy có hỏa” là cái nhìn thấy ĐỘC MỘT,  vì độc một thì không biến thông, không biến thông thì không đúng bản chất thực tại của mọi hữu thể hiện tiền chân thật tự tánh. Không phải biến thông thì không phải dịch, không dịch thì không phải Đạo Học Đông Phương. Hơn nữa cái học của triết lý Tây phương là cái học của Nhị nguyên, mọi thực tại đều phân hai độc lập: hoặc đúng hoặc sai. Nếu như đã gọi là đàn ông là đàn ông, không thể đàn ông cũng được và đàn bà cũng xong. Cái nhìn tách bạch. Còn Đông phương có thể nhìn khác hơn, trong đàn ông cũng có đàn bà và ngược lại. Như câu trong Nội kinh thường nói: “Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu âm căn” - trong âm có dương, trong dương đã có âm tồn tại rồi. Nên đôi lúc rất giỏi về bên (1) thì có thể rất tệ về bên (2). Không cứ là đã có học vị cao bên (1) thì tất nhiên rất giỏi về bên (2)). Hai cái học hòan tòan khác. Nên đừng lấy cái học bên (1) mà nhìn cái học bên (2) để rọi chiếu dễ đưa đến lầm lẫn tai hại, cho mình và cho nhiều người khác.
2.     Cái học của Đông phương mang tính: NGỘ, NGHIỆM, SỐNG. Chứ không chỉ suy mà biết được. Cái học nầy mang nặng sự cảm nhận bản thể NHƯ NHIÊN BẤT BIẾN, không mang tính kiến thức đổi thay như “mồ chôn lý thuyết” của khoa học phương tây.
3.     Hai người giỏi về lý thuyết phương tây có thể trở thành kẻ thù của nhau và của nhân lọai. Nhưng hai người NGỘ được ĐẠO HỌC ĐÔNG PHƯƠNG thì chắc chắn trở nên MỘT. Lý thuyết thì tiêu diệt, Đạo học thì cân bằng.
4.     Tây phương nói trong phạm vi cụ thể, thời gian và không gian cụ thể, hiện tượng quan sát cụ thể. Đông phương nói không kể thời gian và không gian. Thường trình bày cái Vô Tướng, Khí Hóa, Cái Thường Hằng.
5.      Người phương đông cũng có thể sống cái tâm thức của người phương tây. Cũng vậy có rất nhiều người phương tây đang sống cái tâm thức của người phương đông. Chân lý thường tùy duyên hóa độ.
6.     Từ cái nhìn nền tảng suy tư của hai nền văn minh nhân lọai, một của Phương Tây (1) và một của Phương Đông (2), con người giải quyết tòan bộ vấn đề của cuộc sống dựa trên tâm thức nầy. Tây phương giải quyết bệnh tật khác với đông phương. Đông phương giải quyết bệnh tật bằng cách đưa bệnh nhân trở lại với Tòan Vẹn Bản Thể Tự Nhiên: Thân XácTâm Hồn. Lấy CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG làm nền tảng.



I. NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG DƯ CÂN VÀ BÉO PHÌ NGÀY NAY:
Có sáu nguyên nhân sau:
 
1.                       ÍT VẬN ĐỘNG
TÍNH ÂM
Đời sống: tự động hóa cao, không tập luyện. Chổ ở giới hạn. Công việc ít di chuyển.

2.                     ĂN NHIỀU QUÁ
TÍNH ÂM
Nhiều bữa, nhiều thức ăn, nhiều chất bổ dưỡng. Thức ăn có hóa chất tăng trọng, thức ăn trái với tự nhiên.
3.                     UỐNG NƯỚC ĐÁ
TÍNH ÂM
Hạ thân nhiệt, tổn thương khí huyết, mỡ dể đông.
4.                     THUỐC GÂY GIỮ NƯỚC
TÍNH ÂM
Thuốc kháng viêm Corticoid. Thuốc bổ.
5.                        NGUYÊN KHÍ HƯ ([1])
TÍNH ÂM
Lớn tuổi, suy giảm khả năng vận hóa, gây đình đọng.
6.                       DI TRUYỀN ([2])
TÍNH ÂM
Tế bào mỡ nhiều hơn bình thường, thể tạng dễ mập.

II. GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG DƯ CÂN VÀ BÉO PHÌ:
Giải quyết sáu nguyên nhân đã nêu trên:
 
1. TẬP LUYỆN
DƯỠNG
SINH
TÍNH DƯƠNG
TÂM TRONG, Ý ĐỊNH, KHÍ BÌNH,
HÌNH NHƯ SÓNG LƯỢN, THẤT TÌNH CHẲNG VƯƠNG. 
  DƯỠNG SINH PHẢI NHỚ BỐN CHỮ:
¨  TÂM: bớt lọan, thanh tịnh.
¨  Ý: chú ý bài tập, khi lọan thì đưa ý về.
¨  KHÍ: đều, sâu, nhẹ, tự nhiên, thỏai mái.
¨  HÌNH: theo bài tập, cần chú ý: MỀM, DẺO, CHẬM, DỪNG.
2. TIẾT THỰC
TÍNH DƯƠNG
Đủ chất, thiếu lượng, chẳng no,
Ít bữa, không tiếc, sao lo béo phì.
chỉ ăn khi đói và dừng khi chưa thấy no”.
3. NGỪNG UỐNG NƯỚC ĐÁ
TÍNH DƯƠNG
Không uống nước đá, kể cả nước trong tủ lạnh.
“Thà lầm ôn bổ, tuyệt đối không được dùng thuốc hàn lương”. HTLÔ.
4. AN ĐỊNH
TÍNH DƯƠNG
Tinh thần AN ĐỊNH, TỰ NHIÊN,
Nghĩ ÁC đừng cố, việc THIỆN hay làm.
5. DÙNG THUỐC
TÍNH DƯƠNG
Lập PHƯƠNG chú trọng các PHÁP sau:  HÒA, DƯỠNG, TIÊU, TÁN, HẠ.
6. THAY ĐỔI TẬP QUÁN LÀM VIỆC
TÍNH DƯƠNG
·     Chổ ở rộng, hay đi bộ.
·     Dùng nhiều dụng cụ sinh họat bằng tay.
·     Tạo chuyển động trong khi làm việc.

[1] Nguyên khí suy hư dẫn đến Tỳ dương hư, dẫn đến đàm hư thấp trệ.
[2] Vì thế giải quyết nó mang tính đa chiều, không nên dùng một cách là uống thuốc thường không đem lại hiệu quả bao nhiêu. Lợi bất cập hại.
 
 

Không có nhận xét nào: