Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

CÁNH CHIM BẰNG - ĐẠO ĐỨC TRONG Y HỌC

 

Lương y Dương Phú Cường

 
PHẢI TRÁI ĐỒNG NHAU ĐỀU CHUNG CÁNH

CAO THẤP CHẲNG KHÁC HÓA THÀNH KHÔNG

CHIM BAY MUÔN PHƯƠNG NHƯ LÀ MỘNG

THẬT MỘNG TRONG ĐỜI THẬT HÓA KHÔNG

Thường Nhân

Chương I: LỜI MỜ ĐẦU


Hội đông y  thường có buổi sinh họat thường kỳ, về Khoa học kỹ thuật, nhằm trao đổi, nâng cao, rèn luyện, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thầy thuốc cùng hội viên, về nhiều vấn đề. Xây dựng tình thân, sự liên kết nhằm nâng cao hơn nữa tầm nhìn trong nghề nghiệp và y đức.
Nay chúng tôi lại gặp nhau bàn về một vấn đề khác: ĐẠO ([1]) và ĐỨC, trong y học ([2]). Vấn đề nầy không mới, không phải chưa bàn đến, thậm chí đã nói nhiều, đôi lúc khá cao siêu, với nhiều thuật ngữ thâm thúy, sâu sắc của người xưa và nay, lắm lúc lại khó hiểu. Thế mà chúng tôi lại cần bàn nữa sao? Chúng tôi trình bày, lời trình bày chưa chắc đã trọn vẹn, đúng và đủ, hay hơn các sách khác.
 Chúng tôi không dám mở rộng hơn, kiến giải lại mà cố ý trình bày một vấn đề lớn, có tầm quan trọng nền tảng theo cách cảm nhận của mình, trong thời đại ngày nay. Làm cách nào để diễn đạt, cùng sống cùng hành xữ thuận lý thuận tình như người xưa đã cảm nhận và hành xử.
Người xưa có câu: “Thượng cổ chi nhân, kỳ tri Đạo giả” - 上古之人 ,其知道者 –  (người xưa trọng yếu hiểu biết sâu sắc về ĐẠO). Đó là câu đầu tiên của Nội kinh Tố vấn khi nói về nền y học Đông phương.
Vì thế người hành nghề y bàn lại về ĐẠO và ĐỨC trong thời đại ngày nay là một thực tiễn bình thường, thầy thuốc không nói đến ĐẠO,  hoặc có ý tránh, hoặc không biết rõ về thực tại đó thì rất đáng buồn, uổng đi một đời có duyên làm nghề thuốc. Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “nghề y là một nhân thuật” – “Thuật của tình thương” - “Muốn làm quan thì học chữ, muốn làm giàu thì đi buôn, muốn làm thầy thuốc. Chổ ngồi của thầy thuốc là chổ ngồi bên bệnh nhân” – “Phi nhân bất truyền” ([3]) – “khám bệnh như khám chính mình, dùng thuốc như chính mình uống”. Nghề như thế hỏi không bàn về ĐẠO lấy đâu làm nền để phát huy.
Người viết xin trình bày lại các suy tưởng của nhiều vị thầy thuốc và hội viên, thế nào cũng nhiều thiếu sót. Vì dùng chữ hạn chế để trình bày một thực tại vô hạn thật khó biết bao, nhưng nếu không dùng thì biết lấy chi mà diễn giải. Tuy rằng trong Đạo Đức Kinh chương II có viết: “thị dĩ thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo” – 是 以 聖 人 ,處 無 為 之 事 ,行 不 言 之 教 -  (thánh nhân dùng vô vi mà xữ sự, dùng bất ngôn mà dạy dỗ).
Cũng như người hát tuồng để diễn kịch, tuy không thực nhưng cũng nói một phần nào sự thực. Mong rằng bạn đọc và quý thầy thuốc lượng thứ, âu đó cũng là ĐẠO vậy.

Chương II: ĐẠO và ĐỨC là gì?

1.    ĐẠO là gì?

Đây là vấn đề căn bản của buổi hội thảo? Giải quyết được ĐẠO LÀ GÌ? gần như khó nhất, và hấp dẫn nhất của tòan bộ vấn đề.
Đối với người đơn giản thường nói: đạo nào cũng được, vì đạo nào cũng dạy ăn hiền ở lành. Nghe thì cũng được, hình như lờ mờ không thỏa nguyện sự chuyên cần học tập? Còn hiểu thế nào là ĐẠO lại cả một hành trình gian khổ, “trầy vi tróc vảy” mới nghiệm được nó. Vì rõ ràng các vị tu hành gian khổ chẳng qua là nếm trải vị ĐẠO mà không phải ai cũng đạt được?
Vậy ĐẠO là gì? Làm sao cảm nhận được? làm sao chứng Ngộ được thực tứong của Đạo?
Người ta dung nhiều Kinh văn, câu cú, để diễn tả về Nó. Khi thì thết nầy, khi thì thế khác, chẳng qua Đạo thì vô hạn, mà người thì hữu hạn. nên mỗi thời nói mỗi cách, mỗi người nói một kiểu. tuy vậy nó lại bổ túc cho nhau, cũng không ai nói sai, làm trọn vẹn hơn cái đạo vô hạn bởi thuật ngữ hữu hạn. vì thế chúng tôi xin giới thiệucác diễn đạt của con người qua mọi thời đại.
·       ĐẠO là tính cách thông tới, tức con đường đưa tới chổ nhất định, có khi chỉ là con đường, một nẻo, một nơi hội tụ.
·       ĐẠO là giềng mối cương thường như: trên dưới, trong ngòai, cha mẹ, chính với tà âm với dương…
·       ĐẠO là Bản Thể, nó như thế, không thể khác được.
·       “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên. Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự Nhiên” - 人 法 地, 地 法 天, 天 法 道, 道 法 自 燃.. - Như vậy Tự Nhiên chính là đạo.
·       ĐẠO ờ khắp nơi. Đông Quách Tử hỏi Trang Tử: “ĐẠO ở đâu?  Không có chổ nào là không có Nó!  - Xin chỉ ra mới được? Có trong con kiến!  - Thấp hơn nữa? Trong cọng cỏ - Thấp hơn nữa? Trong miệng sành vở - Thấp hơn nữa? Trong cục phân “… không vật nào mà không có Nó ([4])
·       “Lão Tử mới khởi đầu cuốn ĐẠO ĐỨC KINH đã viết “đạo khà đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh vô, danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu” ([5])  - 道 可 道, 非 常 道, 名 可 名, 非 常 名, 無 名, 天 地 之 始, 有 名, 萬 物 之 母..
·       “Sáng nghe Đạo, chiều chết cũng vui” ([6]).
·       “Học cho thấy Đạo thì lòng mới an” ([7])
 Khó hiểu quá?
·       Trong kinh nhà Phật tùy theo căn duyên từng người, khi thì ngài nói là Chân Như, lúc thì Bản Lai Diện Mục, lúc thì nói Phật tánh. kẹt quá đôi lúc Ngài lại nói, ĐẠO ta là trung ĐẠO ma không phải là trung ĐẠO nen mới going gọi là trung ĐẠO.
·       Kinh dịch lại bảo “nhất âm nhất dương chi vị ĐẠO”.
·       ĐẠO la nguyên lý tự nhiên ([8]).  
·       Đạo biểu hiện nơi vạn sự vạn vật: Tự Sinh ( ), tự Trưởng ( ),  tự Hủy ( ), tự Diệt ( ).
·         Đạo là cái điều chỉ có cảm mà không thể nói. “tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri” - 言,言 .  ([9])
Có hai vị thầy thuốc, một người tên Thiên và một tên Nhân. Ông Nhân hỏi ông Thiên rằng: “Đố ông bạn, ĐẠO là gì? mà chỉ được nói một chữ thôi à nghen?  Ông Thiên lập tức trả lời liền: “THƯỜNG” – “.  Ông Nhân cười thật lớn nói rằng: “hình như trong bụng ông đã có sẵn Đạo rồi, xuất kỳ bất ý có thể trả lời liền như thế, thật chính xác, bái phục bái phục”.
Đây là một đề tài tôi muốn nói từ lâu ([10]). Trong tâm vị thầy cao niên đã khao khát thật, nên viết như thế. Vậy nay thầy nói vấn đề như thế nào? Trước tiên chúng ta đi qua phần ngôn ngữ người xưa đã dùng khi viết về Đạo. Đạo đã được con người trình bày cách đây đã hơn 5000 năm, người ta dùng Chữ Tượng Hình để diễn tả như sau:  


Đây là một chữ tóm tắc năm ngàn chữ trong ĐẠO ĐỨC KINH của Lão Tử. Khi hiểu được chữ nầy coi như ta đã hiểu ĐẠO là gì?
“Đạo, đại tắc thiên địa, tiểu tắc nhập giới tử” – ĐẠO ư? Lớn thì bao trùm trời đất, nhỏ thì chui vào trong hột cải. - 道, 大則天地, 小則入介子. “Vạn sự quy nhất, duy nhất lý tán ư vạn sự” - “nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản” - 一本散萬殳,萬殳歸一本 ([11]).  
Trong chữ ĐẠO gồm hai nét phầy ở trên đầu tượng cho ÂM và DƯƠNG, vô hình tồn tại trong vũ trụ, nền tảng khí hóa vạn vật. Nếu âm và dương riêng rẽ thì không có vấn đề gì để bàn nữa, phải tương hợp thì vạn vật mới chuyển hóa được. Nét vách ngang chính là tượng cho công việc đó, thống nhất Âm Dương. Nét phầy ở dưới tương cho sự hình thành sau khi âm dương giao kết.
日月 hình dưới là hình nhật nguyệt hòa tan trong nhau, tượng trưng âm dương hữu hình, tượng trưng hình thành muôn vật trong thể giới sắc tướng. Như thế thế giới sắc tướng là biến hóa, và nền tảng của vô hình. Trong sắc có không, trong không có sắc. “sắc tức thị không, không tức thị sắc” ([12]) – “色即視悾,悾即視色”.
Bên cạnh có ba chấm, thánh nhân muốn vẻ một trận mưa, nói lên sự luân chuyển biến hóa vô cùng vô tận. Từ dưới lên, từ trên xuống không dứt. Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh lại mưa xuống (hữ hình), lại hóa thành hơi nước (vô hình). “hữu sinh ư vô” – cái có từ cái không. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Rồi lại nói “sắc bất dị không, không bất dị sắc”. – có chẳng khác không, không chẳng khác có.  
Muôn sự đều do có với không,
Chốn không vô ảnh không mà có,
Điều có hiện thân, có lại không,
Số có không cầu rồi lại có,
Không phần có sẵn, lại hòan không,
Không tham những thứ không nên có,
Không có gì còn có cửa không.  ([13])
 “Các ngươi có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe. Con Người ([14]) ở giữa các ngươi mà các ngươi không nhận ra Ngài”.
Vậy ĐẠO LÀ GÌ?
 Đến đây xin quý vị hãy ngừng lại. Thật LỜI không nói hết mà qua LỜI xin hãy dùng Tâm Thanh Tịnh mà nghiệm suy dần dần sẽ hé lộ bản thể hiện tiền của ĐẠO trong từng người.
Để tóm lại xin được viết vài dòng về Đạo mà tự thân đã cảm nhận qua chiêm ngắm, thanh tịnh lâu ngày đã nhận biết phần nào. Nhưng ý tại ngôn ngoại, dùng lời chỉ là mượn đường mà thôi chứ cũng không phải chính NÓ. Vì thế xin tóm lại như sau:
ĐẠO không có Hình Tướng. Nghĩa là không dùng ngũ quan mà THẤY được, mà chỉ mượn ngũ quan mà nghiệm thôi. Cũng không ai dùng mắt mà thấy được ĐẠO, không dùng tai mà nghe được ĐẠO, không dùng da thịt mà sờ đụng được ĐẠO. Vậy thì làm sao mà biết được? Phải băng qua ngũ quan, nhờ tâm thanh tịnh sẽ nhận thấy Đạo.  ([15])
ĐẠO bao trùm, không nơi nào không có ĐẠO. Từ trước cũng có, sau này cũng có, bên Đông có, bên Tây có Bắc Nam đều có? Trọn vẹn và không mất phẩm chất, hiện diện cùng lúc và nhiều nơi? Thật là kỳ lạ.
ĐẠO có khả năng ghi nhận tòan bộ, gọi là Tàng Thức, không bỏ sót, nên người xưa nói “ác giả ác báo”- làm ác gặp ác, làm sao ai biết mình làm ác để trả lại cái ác cho mình? Việc đó là việc của ĐẠO. không tin cứ thử rồi biết, điều nầy không phải mới nói mà lịch sử bốn ngàn năm văn hiến nói, nhân dân không ai không tin điều nầy, không tin cứ hỏi thử họ thì họ trả lời xem sao?”Ở hiền gặp lành” – hoặc “Gieo gió gặt bão” - “Nhân quả tuần hòan” … chính là bản chất công bình của Đạo. Kỳ lạ thay cơ chế nào sinh ra như thế. Chúng tôi chỉ biết như thế. Hể ai làm lành, điều lành tự hiện, hể ai hay làm ác, điều ác tự sinh, không hề sai chạy một ly. Thật là bất khả tư nghì. Vô cùng thâm diệu.
Đạo có tính NHƯ NHƯ. Nó là như thế không thể thế khác được. Khen cũng vậy mà chê cũng vậy. Trước sau sao vậy không thay đổi, hễ làm đúng tự hiện làm sai thì không thấy vd gì.
Đạo không có Tên, gọi là Đạo chẳng qua cưỡng mượn, thực ra cái Đạo không có tên. Đạo trùm khắp mỗi người cảm nhận một khía cạnh không thể tòan vẹn, nên cái nhìn hai người đôi lúc mâu thuẫn nhau nhưng đều đúng cả, vì thế không có văn bản nào, trình thuật nào đã viên mãn hòan tất về Đạo. cũng như không thể đọc nhiều sách nói về Đạo là biết Đạo. Đạo phải được chứng thực trong đời sống từng cá nhân với sự dìu dắt của những người có bậc đạo hạnh cao thâm. Nói như thế nhưng đã có nhiều người biết về ĐẠO.  Các bé thơ thường sống trong ĐẠO do bản tánh tự nhiên hồn hậu, sau một thời gian kiến thức kinh nghiệm đã làm lu mờ hình ảnh ĐẠO nơi nó. Người ở trong ĐẠO mà không biết mình thuộc về ĐẠO! có thế chăng? Đó là sự thật
Ai biết được Đạo, ai sống với Đạo, ai giúp người khác biết Đạo thì an lạc vô cùng. Không thể nghĩ bàn, không thể suy diễn. Không hiểu vì sao như thế?
Đạo có tính Bình. Động, giông bão bao nhiêu, rồi cũng trở lại bình “sau cơn mưa trời lại sáng”. Mặt trời hết mọc rồi lặn, lặn rồi mọc, chính xác, không lệch một ly. Thử nhìn quả lắc đồng hồ, nó đưa qua, tự nhiên bị kéo về, về rồi lại qua, nhờ cục pin nó thắng được tính tỉnh của quả lắc, heat pin thì nó lại yên trở lại. Thử nhìn sợi dây đàn, ấn xuống thì nó dội lên, kéo lên thì nó chạy xuống. Đó là tính Bình của Đạo.
Đạo có ĐƯỜNG tự nó đi, dù ai cố ý trì kéo khác Đạo cuối cùng khi buông tay thì Đạo tự thành không sai chạy một ly. Vì thế chớ dại mà trái ĐẠO. Nên người xưa, các bậc ĐẠO gia biết lý nầy của ĐẠO nên tu cho giác và không đi trái ĐẠO. Gọi là tỉnh thức, là giác. Họ biết trái ĐẠO thì khổ đau chồng chất, thuận ĐẠO thì an lạc suốt đời là vậy.
Như vậy chữ Đạo đã diễn tả, các quy luật biến hoá (vô hình) và vạn vật nảy sinh từ các quy luật biến hóa vô hình đó để hiện tướng (hữu hình). Chính vì vậy con người là sản vật của tự nhiên hay của ĐẠO (là các quy luật sự sống) mà lại không biết (vô minh) để thuận theo, thì con người sẽ bị diệt (khởi đầu là bệnh). Thường hay nói: “thuận thiên gỉa tồn, nghịch thiên dã vong” (順 天 者 存,鷁 天 者 忘).  
“Đạo chẳng đâu xa mà ngay trong sự vật, sự vật nào cũng có. Đạo xa đến tận trời, Đạo lan khắp mặt đất. Đạo gần thì hàng ngày thường ở các công việc người ta, chẳng công việc gì là không có lý của Đạo, Đạo là chân lý, là quy luật tự nhiên, quy luật xã hội”.  (Lê quý Đôn)
Đạo là quy luật, là Tánh Thường tồn tại trong tự nhiên không hề thay đổi theo thời gian và không gian. nh hưởng sâu sắc đến đời sống đến đời sống trong đó có đời sống của con người. Dù muốn hay không muốn con người phải chấp nhận nó, hòa với nó, triển khai đem lại lợi ích cho con người chứ không thể chống lại được.

2.    ĐỨC là gì?

Cái xuất phát từ Đạo chính là ĐỨC.
·   “Thượng Đức bất đức, thị dĩ hữu đức, hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức”. - 上德不德是以有德下德不失德是以無德 – Người có đức cao thì (thuận theo tự nhiên) không có ý cầu đức. Người có đức thấp thì có ý cầu đức, cho nên không có đức.
·   “Thượng đức vô vi nhi vô bất vi, hạ đức vô vi nhi hữu dĩ vi” - 上德無為而無不為,下德無為而有以為. – người có đức cao thì làm mà như không làm (vô vi – thuận theo tự nhiên). Người có đức thấp cũng vô vi nhưng có ý vô vi ([16]).
Ví như một quốc gia có Hiến Pháp, hiến pháp là những điều quy định có tính không thay đổi, khi muốn thay đổi phải có những điều kiện rất phức tạp. Từ Hiến Pháp người ta sọan ra luật pháp để cai trị đất nước, làm cho đất nước giàu mạnh phát triển, tùy theo từng thời, từng biến cố mà thay đổi cho phù hợp mục tiêu dân giàu nước mạnh, nhưng không được ra ngòai những điều Hiến Pháp quy định. ĐỨC chính là Pháp Luật –Đạo chính là Hiến Pháp vậy.
Người biết Đạo,  sống thuận theo Đạo, chính là người có Đức. Hành vi bên ngòai đôi lúc không phải là chân chính từ bên trong, cho dù TƯỚNG, chính là TÂM. Do con người đa phần bị Mê ([17]) lầm nên phán xét người thường không chính xác, bỏ sót, lầm lẫn… khi phán xét một con người đức độ dôi lúc lại là một phán xét khó khăn.
Cũng vậy như kinh tế thị trường ngày nay, các bệnh viện tư nhân, phòng thuốc tư nhân tiếp bệnh nhân vô cùng chu đáo, nâng niu, như là yêu thương thật, các đối tượng được săn sóc đặc biệt thường phải có tiền. Nghèo chớ dại mà vô đó xài sang. Đó là điều tốt, và bạn phải trả tiền cho điều đó. Người ta làm không phải do Đạo thúc bách, mà do động cơ tìm kiếm tiền bạc, đó không phải là Đức. Cũng một nơi khác, cũng làm y như vậy, cũng săn sóc bệnhöõng nhân như thế, ân cân, dịu dàng …đằng sau đó không phải mục đích của họ không phải tìm kiếm tiền bạc, mà là hạnh phúc mai sau. Đó là kiểu buôn cao hơn, cầu phước cho mình, cái đó có tốt nhưng cũng chưa phải thuộc về Đạo. cũng nơi khác, thầy thuốc cũng làm như vậy, nhưng xuất phát từ trí huệ ([18]) biết được công việc mình làm, được thúc đẩy từ tự tánh, không như thế không thể thế được, làm mà không mong cầu bất cứ thứ gì, lợi gì, cho hôm nay hay cho mai sau. Tâm thức đó gọi là VÔ VI ([19]). Làm như tự tánh biến hiện, không như thế không thể được. Đó là ĐỨC vậy.
Đằng sau dấu hiệu của cái thường gọi là Đức để tìm kiếm lợi nhuận, Niết bàn, Thiên đàng, cõi tiên, phước … đều là kinh doanh cả. Không phải là Đức.
Đằng sau dấu hiệu của Đức là tình thương chân thật ([20]) giữa người với người, đó chính là Đức thật, ngòai Thật chỉ có Giả ([21]). Điều nầy tự thận người hành động tự thấy tự biết, người ngòai khó cảm nhận được. Muốn biết thật giả phải giác ĐỨC thật và giả họa may đâu? Nên người ta hay bị lừa rồi than “tôi đâu có ngờ như thế” – người ta cũng hay nghi ngờ là do phân biệt thật giả không rõ, nên hay nói “coi vậy chứ không phải vậy” hay “coi chừng bị lừa”. Chính là Tâm chưa sáng vậy.
ĐỨC là tướng hiện của ĐẠO.
ĐẠO không thấy bằng ngũ quan, ĐỨC thì thấy được.
Người xưa nói “tướng tự tâm sinh, tướng tòng tâm diệt” 相自心生,相從心滅 – tâm không thấy, tướng thì thấy. Tướng chính là ĐỨC của tâm. Tâm chính là ĐẠO của tướng.
Người vốn thiện, “nhân chi sơ tánh bản thiện ([22]) 人 之 初 性 本 亶 – không thiện gọi là thất đức.
Đức mà đầy đủ bên trong, thì tự hóa ra bên ngòai, tự nhiên cảm hóa người chung quanh, không đợi dùng đến lời mà dạy dỗ được.
ĐỨC là chổ tự đắc của người”- (德 者,人 之 自 得).
Nước vốn tự chảy từ cao đến thấp, không chảy là nước mất bản tính, mất tánh gọi là thất đức.
Đức là cái thường của ĐẠO, không thường gọi là thất ĐỨC.
Trở lai ngôn ngữ người xưa đã dùng: chữ ĐỨC được viết:

Gồm các chữ sau:  
NHÂN:
TỨ:  四
THẬP: 十
NHẤT: 一
TÂM: 心
Đầu tiên phía bên trái, chúng ta thấy có chữ Nhân, nhân là một con người ([23]), đây là tượng hình con người đứng trong trời đất. “Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm” – ý nói: thập chỉ về tòan diện, tứ nói về: NHÂN, NGHĨA, LỄ, NHẠC. Với phụ nữ thì: CÔNG, DUNG, NGÔN, HẠNH.
Dưới có chữ nhất, có ý gom về một mối và nằm trong chữ TÂM của con người.
Chữ tâm có ba điểm chỉ tướng hiện của tâm là Thân, Khẩu, Ý, biểu hiện ý nghĩ, lời nói và việc làm phải thành nhất quán.
Chữ Tâm cũng chính là Đạo: “ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm”.
Như vậy ĐẠO vô hình, nền tảng, động lực của ĐỨC.
Nói ĐỨC mà không biết ĐẠO. Thì ĐỨC đó không phải từ ĐẠO.
Nói ĐẠO mà không thấy ĐỨC, thì ĐẠO đó chắc chắn là ĐẠO giả.
Một vài ví dụ để bạn đọc có thể hình dung hóa Đức là gì? Xin chỉ tạm mượn mà thôi.
Như con chó giữ nhà, ai biểu nó làm như thế? Tự tánh như thế, đó chính là Đạo. Ai lạ đến thì sủa báo cho chủ nhà biết. Nay nó không sủa, không giữ nhà, chính là thất Đức. Tánh như thế, không hiện tánh là thất Đức
Như nước tự chảy, chận thì đứng, mở thì chảy từ cao đến thấp, gặp nóng thì bốc hơi, gặp lạnh thì đông lại, đổ vào ống thì dài, cho vào bầu thì tròn, chung quy biến hiện cũng là nước, mọi biến hiện không thể không thế, đều rất tự nhiên, đều vô vi ([24]).
Lại nói “nhân chi sơ tánh bổn thiện”- (人 之 初 性 本 亶). người không thiện là thất đức..  tham, gian, ác, độc, thù, dối, dâm…là thất Đức. Tánh của người luôn Thanh Tịnh, Trí Tuệ, Trung Thành, Công bình, hiền lương… do mưu đọat, do tham dục lôi kéo đến mờ cả chính tâm, không phân biệt chân và giả lầm giả thành thật, chạy theo đến mê lầm, chính là Thất Đức. Thế giới đầy biến động, hận thù không giải được, chiến tranh…. Chính là do tham: danh, lợi, dục, kết băng, kết nhóm…. Dẫn đến thù, ác, dối, lường và đẩy nhân lọai đến khổ đau. Muốn trở về tự tánh, biến hiện trong đời sống (dấu hiệu của Đức). Thì phải nhận biết chân tánh, muốn biết chân tánh không gì bằng tu ([25]), tu chính là sửa, xem xét biết tâm đang vọng tưởng đảo điên mà rời bỏ, tự tánh tự hiện tròn bích, con người tự trở về bản thiện, tự nhiên an lành. Đó gọi là Đức vậy.


Chương III.  Y ĐẠO VÀ Y ĐỨC LÀ GÌ?


Y Đạo là đạo trong nghành y. Đạo đem vào trong y gọi là Y Đạo.
Y đức là sự thể hiện Đạo trong khi hành nghề y.

1.                             Y đạo là gì?

Nền tảng của Đạo được thể hiện là chuẩn mực, cái làm nền, điều phải theo trong nghành y. Chính là Y Đạo.
Dịch học chính là nền tảng của y đạo. “Kinh Dịch là pho sách tối cổ mà tối tân”.  ([26])
·       Cụ Hải thương dạy: “Học Dịch trước đã rồi học y sau”.
·       “Bất tri Dịch bất khả dĩ ngôn y” - 不 知 易,不 可 以 言 醫 – không biết Dịch thì đừng nói đến nghề y.
·       “Chưa từng thấy một người thầy thuốc giỏi nào mà dịch lý y lý không biết” ([27]).
·       “Đạo y vốn ở Dịch kinh, không thông lẽ Dịch sao rành chước y” ([28]).
·       “Không học Dịch làm gì rõ được đầu mối của Tạo Hóa, Dịch mà thông thì sự lý trong vạn vật đều tự thông, chưa từng thấy người chưa thông Dịch lại thông được cái lý của sự vật”.  ([29])
Dịch là gì?  Muốn thông được Dịch rất khó, Vì Dịch không phải ở “LỜI” mà ở “TƯỢNG” và ở “SỐ”. Không phải ở tượng và ở số mà là ở “Ý”. Mà “Ý tại ngôn ngọai”.
Dịch sao có thể diễn tả Đạo Y được? Để có một ít hình ảnh minh giải về Dịch, đề tài này không nhằm trình bày về Dịch học, nên chỉ tạm dùng để diễn đạt. Nếu bạn đọc cần mở rộng thêm xin tham cứu thêm hoặc chúng ta sẽ bàn một dịp khác.
Nói đến Dịch, không ai quên được HÀ Đồ LAC THƯ. Hai đồ hình hay TƯỢNG diễn tả ẩn sâu tòan bộ quy luật biến hóa của Tự Nhiên, chính là tướng hiện của Đạo. Xin xem tiếp Hà đồ.
·   Hà đồ là Bản thể, Lạc thư là Hiện tượng của mọi sự vật. Trong hình tướng có sự biến hóa (vô hình). Trong biến hóa lại xuất hiện tướng.
·   Hà đồ liên hệ đến Tiên thiên, Lạc thư liên hệ đến Hậu thiên.
·   Các nốt đậm và nhạt chỉ Âm và Dương. Trong âm luôn có dương, và ngược lại. Âm Dương di chuyển biến hóa theo Thời và Vị, quy luật biến hiện rất chặc chẻ không sai chạy bao giờ. Đó là Quy luật Tự Nhiên.
Để chi tiết hơn xin bạn đọc xem qua về Hà đồ.  (Hình số 1)

Hình số 1
Hà đồ liên hệ đến Bản Thể sinh thành của vạn sự vạn vật, được diễn tả như sau: Thiên nhất sanh Thủy ([30])  (Mẹ của muôn loài), rồi đến Địa nhị sanh Hỏa, Thiên tam sinh Mộc, Địa tứ sinh Kim, Thiên ngũ sinh Ngũ Thổ ở Trung cung.  Như vậy chúng ta đã thấy Ngũ Hành đã sinh. Có sinh thì phải có thành. Hành Thổ là chổ dựa bốn Hành còn lại.
Để có vòng thành ta có như sau: Số 1 là số sinh của Thủy + 5 (Thổ) ta sẽ có số 6 là số thành của Thủy. Tương tự số 2 là số sinh của Hỏa + 5 = 7 là số thành của Hỏa. Số 3 là số sinh của Mộc + 5 = 8 là cố thành của Mộc. Số 4 là số sinh của Kim + 5 = 9 là số thành của Kim. Cuối cùng số 5 là số sinh của Thổ + 5 = 10 là số thành của Thổ. Xin vui lòng xem lại đồ hình số 2.
Huyền nghĩa của các con số trong Hà Đồ
NGŨ HÀNH
SỐ SINH
SỐ THÀNH

DƯƠNG

ÂM

GHI CHÚ HUYỀN ẨN
THỦY
1
6
1
6
Hành Thủy có âm trung hữu dương căn
HỎA
2
7
7
2
Hành Hỏa dương trung hữu âm căn
MỘC
3
8
3
8
Hành Mộc có âm trung hữu dương căn
KIM
4
9
9
4
Hành Kim có dương trung hữu âm căn.
THỔ
5
10
5
10
Hành Thổ có âm trung hữu dương căn.
Như vậy trong mỗi hành đều có Âm Dương. Ví dụ Can thuộc Mộc, tạng Can thuộc âm tượng là số 8, Đởm là số 3 thuộc dương.
Vì mỗi Hành đều có Âm Dương nên hình thành Thái cực. Có Sinh, có Thành, có Họai, có Diệt. Có Thái Âm và Thái Dương. Có Thiếu âm và Thiếu Dương. Chính khi nói Âm Dương Ngũ Hành, chúng ta không biết nó xuất phát từ đâu? Chính là ở Dịch, ngay trong Hà Đồ.
Trong Hà đồ nói đến tương sinh của vạn vật. Xin xem hình số 2.


Hình số 2
Hà Đồ nói đến Không gian và Thời gian. Chính là Thiên can và Địa chi
Hà đồ có năm con số lẽ đó là: 1, 3, 5, 7, 9. Lấy số 5 ở giữa nhân hai (Sinh và Thành) thành 10. Đó là 10 Thiên can tượng cho chiều không gian: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Tương tự thành lập Địa chi lại dựa vào số âm: 2, 4, 6, 8, 10. Lấy số sáu ở giữa nhân hai thành 12. Chính là 12 con Giáp: Tý, Sửu, Dần… cũng chính Thập nhị kinh mạch nơi con người tùy theo giờ vượng, giờ khắc của mỗi Tạng phủ.  ([31])
Chúng ta lại bước qua Lạc thư, Bàn về Y Đạo hiện tướng trong Đồ thư nầy. Xin xem hình số 3


 Hình số 3
Chúng tôi xin được vẽ trên một hình họa để dễ thẩm định ý nghĩa của Lạc thư.  Xin bạn đọc thử cọng các con số theo nhiều chiều đều có cùng một kết quả là 15. Số như vậy người ta gọi là: Ma phương của Lạc Thư. Số 15 chính là số sinh và thành của hành Thổ ở Hà Đồ, chính là trung cung, nền tảng biến hóa của vạn sự vạn vật mang tính thống nhất không sai chạy, tự ý lệch lạch, mặc dù xem qua như ma trận đồ.
 Hiểu kỷ điều nầy thật là thú vị, không biết tại sao người xưa lại biết được ý Trời, biết được vận hóa của tự nhiên, biến từ ý thành hình vô cùng thâm diệu. Ngày nay chúng ta có nền y học cổ truyền ([32]) không phải là không đáng trân trọng sao? Nếu trân trọng sao lại không tìm học cái thâm thúy của người xưa được truyền lại. Không phải bằng chữ mà thôi mà phải bằng ý, mà ý lại ngòai ngôn từ.  
Huyền nghĩa thứ hai mà chúng ta thấy các số Dương ở bên trong, cạnh còn âm ở các góc của Lạc Thư ([33]).
Các số Dương có tính THĂNG khởi từ phương Bắc (Thủy) sang Đông (Mộc), vào trung cung Thổ rồi lại sang Tây (Kim) và cuối cùng về Nam (Hỏa).
Các số Âm thì có tính GIÁNG từ phương Nam sang Kim, đến Thuỉy, cuối cùng đến Mộc.  (xem hình số 4)

 

Hình số 4

Nếu Hà Đồ có tính tương Sanh thì Lạc thư lại có tính tương Khắc (xem hình số 5).



Hình số 5
Qua đồ hình số 5 chúng ta thấy Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm? Các con số 8 – 1 – 6 thì có Âm và Dương. Còn 3 – 5 – 7 sao toàn là số Dương? Như vậy thì sao? Thật ra hành Thổ có số Sinh và số thành là 10 ở Hà đồ, là bản thể mọi sự vật, nên hiện số rõ ràng. Còn Lạc Thư là Tướng hiện, nên còn chổ ẩn dấu, vì vậy số 10 vẫn có mà đang chuyển. Xin bạn đọc xem số 3&7 có phải là 10 không? Hay bề dọc là 9&1 cũng đều là số dương cả, nhưng cũng là 10. Như vậy trong Dương (số 5) đã ẩn âm là số 10, hình thành ma phương Lạc thư, cộng đường ngang, đường dọc, đường chéo đều bằng 15 cả.
Kim và Hỏa ở phương Nam có tính hồi tâm. Mộc và Thủy ở phương Bắc có tính ly tâm. Ứng với cơ thể con người Tâm và Phế thuộc thượng tiêu có tính đi vào, Can Thận thuộc hạ tiêu có tính đi ra. Như vậy có đóng có mở, có vào có ra. điều hòa Âm bình Dương bí là vô bệnh.

Qua đồ hình 1, 2, 3, 4, 5 của Dịch Kinh. Chúng ta thấy các quy luật biến hóa tự nhiên trong trời đất cũng có nghĩa là biến hóa trong cơ thể con người. “Nhân thân tiểu vũ trụ”- con người là vũ trụ thu nhỏ, vũ trụ có gì con người có y như vậy. Khi nghiên cứu Dịch ta tìm thấy sự biến hóa trong tự nhiên từ đó suy ra biến hóa trong con người không hề sai chạy. Hiểu được nguyên lý nầy đem áp dụng trong con người để duy trì sự sinh hóa bảo tồn sự sống một cách hợp tự nhiên. Gọi là Y ĐẠO.
Vì vậy, xin mời bạn đọc một lần nữa xem qua về Đồ thư hợp nhất của Hà đồ và Lạc thư, đây là nền tảng biến hóa căn bản của Dịch kinh. Nhìn đồ thư hợp nhất chúng ta nghiệm THỂ, TƯỚNG và DỤNG của vạn sự vạn vật.

Hình số 6
Các chấm màu đậm chỉ Âm, các chấm màu nhạt Dương.
 Qua các hình trên chúng ta có các nhận định như sau:
·   Bất kỳ sự vật nào, sinh vật nào cũng đều có Âm và Dương. Âm Dương thống nhất. Âm ngòai Dương trong, Dương ngòai Âm trong. “Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm căn” – Âm Dương bắt rễ trong nhau, không bao giờ có cô Âm hoặc cô Dương. Có các quy luật: Bình hành, Đối lập, Thống nhất, Tiêu trưởng. “Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo”. Đạo phải gồm Âm và Dương.
·   Trong Đồ thư chắc chắn nhìn thấy biến hóa có quy luật bất di bất dịch chứ không hồ đồ được.
·   Từ Đồ thư chúng ta nhận ra mọi lý luận bệnh chứng, bệnh biến, điều trị, phương thang đều dựa trên biến hóa quy luật vận hành của Dịch kinh không sai chạy.
·   Đây là nền tảng của mọi lý luận nghành y học cổ truyền, không biết Dịch không thể nào biết y học cổ truyền. Do vậy Dịch chính là Y ĐẠO vậy.
 “Dĩ bất biến ứng vạn biến”- 以不變,應萬變 - (tựa vào cái không thay đổi, để làm phương hướng giải quyết mọi biến đổi). Y học phức tạp, con người phức tạp. Con người lại được sinh ra từ Đạo, lấy Đạo, nương vào Đạo để giải quyết bệnh tật, đó chính là y Đạo.
“Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự Nhiên” – (Người theo Đất, Đât theo Trời, Trời theo Đạo, Đạo thuận theo Tự Nhiên)  ([34]).
Khi người ta chế một cái đồng hồ, người ta phải biết tốc độ của một bánh xe vòng quay của kim giờ là 3600 giây, cứ một giạy là một răng cưa, thì người ta phải tạo cứ một sức chuyển của quả lắc là một răng cưa, thì đi heat vòng ba ngàn sáu trăm răng cưa là một giờ. Nếu đi một vòng mà chỉ có 2000 răng cưa thì sẽ sai. Đó là nguyên lý chế tạo đồng hồ.
Sự sống của con người cũng có những nguyên lý bảo vệ và phát huy, cũng có những tình huống dẫn đến bệnh tật và cuối cùng là hủy diệt. Nguyên lý nấy bất biến không thay đổi, do vô minh con người lúc sơ khai không biết thì nhiều cơ hội dẫn đến bệnh tật. Về sau các công trình nghiên cứu pha`1t hiện những nguyên tắt bảo vệ sự sống, rồi người ta dựa vào đó đễ đề ra nhữntg giải pháp. Như thế chúng ta hiểu được rằng, y đạo chính là hiểu và tôn trọng các quy luật tự nhiên có tính bá6 biến tác động lên sự sống con người. và từ đó chúng ta noi theo để duy trì và phát huy công tác điều trị. nếu chúng ta không biết, thì công tác điều trị như chạy theo duối, theo lời đồn đóan, bán tín bán nghi, như người ngồi đẻo cày ở ngòai đường.
“Tu chi ư thân, kỳ đức nãi chân, tu chi ư gia, kỳ đức nãi dư, tu chi ư lương, kỳ đức nãi trường, tu chi ư bang, kỳ đức nãi phong, tu chi ư thiên hạ, kỳ đức nãi phổ”. -修之於身, 其德乃真,修之於家,其德乃餘, 修之於量, 其德乃長, 修之於綁, 其德乃豊, 修之於天下, 其德乃普. – (lấy đạo mà tu thân thì đức sẽ đầy, lấy đạo mà lo việc nhà, thì đức sẽ có` dư, lấy đạo mà lo việc làng xóm, thì đức sẽ lớn ra, lấy đạo mà lo việc nước thì đức sẽ thịnh, lấy đạo mà lo việc thiên hạ thìo đức sẽ phổ cập).
 Thực ra trong tất cả các nghành nghề đều có đạo. Người làm nông cũng phải biết quy luật trời đất để thuận theo mà trồng trọt.
Người chế tạo máy cũng phải tôn trọng các quy luật: phản lực, ma sát, gia tốc, thời gian nổ, điện trường… mới có thể chế tạo máy được. Có thể gọi là đạo chế tạo máy.
Người làm chính trị cũng phải biết quy luật phát triển xã hội, con người để tìm đối sách thích hợp dẫn đến phát triển bền vững như: “dân chi quý, quân vi khinh” - dân làm gốc hoặc “vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” ([35]) …. Đó gọi là đạo làm chính trị.
Y Đạo không phải là cái gì cao siêu, tốt lành, mà là cái bền vững bất biến, người làm nghề y phải biết và tuân thủ, nếu không biết thì làm hại cho người khác, chỉ có vậy thôi, chứ y Đạo không hàm ý nghĩa tốt lành, thánh thiện, thương người …. Mà người ta thường gán cho nó. Cứ thuận Đạo thì tự nhiên là có y Đức, hể có y Đạo làm nền thì y Đức là tướng hiện của Đạo. Nếu không có y Đạo thì y Đức hiện ra chỉ là y Đức không bền đôi lúc hoang đường do tự diễn giải mà không thực chứng.
Tóm lại y Đạo là Quy Luật tồn tại nơi Con Người, người làm nghề y phải giác ngộ Nó và thuận theo để có phương án điều trị thích hợp theo Quy Luật Tự Nhiên. Nếu đi ngược lại với NÓ chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm cho bệnh tật.
Tại sao ngày nay con người bệnh tật tràn lan, các bệnh viện đông nghìn nghịt người đến điều trị? Tại sao thuốc men nhiều như thế, học vị về y khoa rất đông đảo, trang thiết bị ngày càng tối tân… mà con người lại trầm luân trong bệnh tật. Có lẽ điều trị mà không hiểu trọn vẹn về Đạo. Có những vấn đề biết đúng mà không đủ, dẫn đến giải quyết không thành cống. Có lẽ đó là câu trả lời cho tình trạng bệnh tật của Nhân lọai ngày nay.
Xin giới thiệu mô hình như sau:
 

Hướng giải thích Mô HÌNH TAM GIÁC:
 @. Hình tam giác nón ngược:
· Các bệnh viện ngày nay quá tải, quá nhiều bệnh nhân. Thường bệnh nặng người ta mới đến bệnh viện, bệnh nặng sinh ra thường do bệnh nhẹ để lâu ngày, chữa không lành, chữa không đúng cách, đã dẫn đến bệnh nặng ([36]). Nếu bệnh nhẹ chữa không lành, thường do đặt vấn đề nguyên nhân bệnh tật, phương pháp dự phòng bệnh tậtvà phương pháp điều trị không hợp lý, hoặc không đủ qua thời gian dài dẫn đến nặng.
· Môi trường xã hội: Môi trường xã không an lành, căng thẳng, lối sống chạy theo dục vọng quá mức bị thất tình làm hại, tai nạn, vệ sinh, tệ nạn, đã dẫn đến bệnh tật.
· Giáo dục: Không dạy kiến thức ĐÚNG bảo vệ sức khỏe, không dạy Tu Dưỡng để giữ gìn dẫn đến vô ý làm bừa.  Vì xã hội là hoa quả của giáo dục, xã hội có nhiều người bệnh thường do lối sống không tốt; xây dựng đời sống xã hội không phù hợp với quy luật tồn tại của tự nhiên (quy luật tự nhiên có thể gọi là ĐẠO), dẫn đến bệnh tật nhiều.
Và thế là bệnh viện luôn luôn quá tải, thiếu ngân sách, nhiều lời than phiền và không giải quyết nổi ([37]). Y tế lo giải quyết bệnh tật, nhưng gốc bệnh tật vẫn còn từ trong đời sống xã hội. Vấn nạn này phải giải quyết từ gốc.
 @. Hình tam giác nón thuận:
Nếu chúng ta làm theo hình tam giác thuận, dạy kiến thức ĐÚNG về sức khoẻ con người – thì môi trường xã hội lành mạnh, dẫn đến ít bệnh tật, các bệnh viện sẽ vắng vẻ biết bao, phần ở trên nón chỉ còn chút ít mà thôi. Khi suy tư về đồ hình này, nhận ra bệnh tật có nguồn gốc sâu xa hơn thường tưởng nhiều, vậy đâu là nguyên nhân thật sự và hướng giải quyết như thế nào cho trọn vẹn.  



Chữ đạo trong y học là Kiến Thức Đúng ([38]) về sức khoẻ. Con người phải hiểu biết về các quy luật ảnh hưởng đến sức khoẻ để thuận theo và phát huy bảo vệ giữ gìn.
 Trong các quy luật trong trời đất, quy luật tình thương là trọng yếu nhất làm nền tảng cho các quy luật khác vận hành và phát huy. Hễ ở đâu có tình thương, tình yêu, từ bi, bác ái… có rất nhiều tên gọi về tình thương, thì ở đó có con người và có sự sống. Sự sống con người trong vũ trụ được tồn tại, nuôi dưỡng nhờ vào quy luật tình yêu.
Chúng tôi xin các bạn bước qua phần:


Y ĐỨC LÀ GÌ?


Tiền nhân chúng ta đã dạy:
·             TUỆ TĨNH THIỀN SƯ:
1.          “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần,
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.
2. “Tôi tiên sư kính đạo tiên sư. Thuốc Nam Việt trị người Nam Việt”.
·             Y TỔ HẢi THƯƠNG LÃN ÔNG: xin viết lại tám tội thầy thuốc thường phạm gây khổ đau cho bệnh nhân, vô ý làm bừa gây nghiệp ác cần phải ghi nhớ để rèn y đức.
1.          LƯỜI: lẽ ra phải thăm khám cẩn thận rồi mới bốc thuốc, lại ngại đêm hôm, mưa gió vất vả, không chịu tự mình đến thăm, cứ cho thuốc qua loa. Đó là tội LƯỜI BIẾNG.
2.          KEO: Thấy bệnh nhân cần dung thuốc nào đó mới cứu chữa được, song thầy lo người bệnh không đủ sức trang trải mà cho vị rẽ tiền hơn (ảnh hưởng đến kết quả điều trị). Đó là tội KEO KIỆT.
3.          THAM: thấy bệnh đã có cơ nguy, nhưng thầy không bảo ngay cho gia đình biết sự thật, cứ ỡm ờ để mãi làm tiền. Đó là tội THAM LAM.
4.          DỐi: Thấy chứng dễ lại nói dối là khó, nhăn mày, thè lưỡi, dọa người ta sợ khiếp để lấy được nhiều tiền. đó là tội LỪA DỐI.
5.          DỐT: nhận chứng thì lờ mờ, sức học thì nông cạn, thiên lệch, bốc thuốc thì công bổ lộn xộn. đó là tội DỐT NÁT.
6.          ÁC: đã thấy đó là chứng khó, lẽ ra phải nói thật cho người nhà biết rồi ra sức mà chữa, lại sợ mang tiếng là người không biết chữa, vừa ngại không thành công, không lấy được nhiều tiền, nên không chiu nhận chữa, cứ để mặc người ta bó tay chịu chết. đó là tội BẤT NHÂN.
7.          HẸP HÒI: có ngườithường ngày bất bình với mình, khi có bệnh phải nhờ cậy đến thì nẩy ý nghĩ trả thù, không chịu hết lÒng ra sức trong lúc chữa bệnh. đó là tội HẸP HÒI.
8.          THẤT ĐỨC: thấy người mồ côi, góa bụa, gia đình hiền hiếu nhưng mắc cảnh nghèo túng (không được bao nhieu tiền) mà không dốc sức giúp đỡ. Đó là tội THẤT ĐỨC.
·             Chủ Tịch Hồ Chí Minh:
1.          “Lương y như từ mẫu”.
2.          “Đông y và Tây y như hai tay trái với tay phải, kết hợp hai tay thì mới giải quyết bệnh tật tốt cho nhân dân được “.
·             VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ Y ĐỨC ([39]):
1.          Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý, phải có lương tâm và trách nhiệm, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất người thầy thuốc. không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn. Vượt qua mọi khó khăn vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
2.          Tôn trọng pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
3.          Tôn trọng quyền được khám bệnh, được chăm sóc y tế của nhân dân. Bảo vệ bí mật riêng tư. Quan tam đặc biệt đến bệnh nhân diện chính sách. Ân cần, lịch sự, chu đáo với bệnh nhân.
4.          Kê đơn phải phù hợp với chẩn đóan. Không vì tiền bạc thay đổi làm phương hại đến bệnh nhân.
5.          Tôn trọng đồng nghiệp, bảo vệ sự thật cho đồng nghiệp, sẵng sang truyền thụ kiến thức kinh nghiệm hỗ trợ cho nhau.
6.          Tham gia công tác phòng chống bệnh trong thời gian bệnh tật cấp bách trong xã hội xảy ra.

·             HỘi VIÊN QUẬN HỘI ĐÔNG Y THỦ ĐỨC:
1.          Cách ứng xữ của thầy thuốc đối với bệnh nhân là quan trọng nhất. hết lòng với người bệnh là thuốc chính. Dù thuốc ngòai có hay bao nhiêu cũng không bằng thuốc từ trong cơ thể bệnh nhân tự chế ra được. Trong những tình huống khó khăn, trong tay thầy thuốc có những bệnh nhân bị thương, mà lại không có thuốc, chỉ có sự săn sóc tạm thời với tâm tình yêu thương và chu đáo. Có người qua khỏi và sống nhưng cũng có rất nhiều người phải chết, là do một số bệnh nhân trong cơ thể đã tự chế được thuốc cho mình và vượt qua được. Số còn lại thì không, nên phải chết. Tôi ([40]) cho rằng thầy thuốc có ứng xữ tuyệt vời đã cho bệnh nhân sức mạnh để tạo ra thuốc nội lực tuyệt vời ([41]). Nhiều lúc bởi một câu nói bệnh về tình trạng đang nặng của bệnh nhân, làm bệnh nhân trở nên nặng thật. Nhiều lúc bệnh nhân nghèo không có tiền mà với lòng nhân hậu thầy thuốc dùng ít tiền vẫn có kết quả tốt vì họ tin tưởng nơi phong cách nhân lành của thầy thuốc, đôi lúc dùng liệu pháp Placebo (giả dược) cũng có kết quả như thật do long tin mà có. Tóm lại DSQuyền nói: “cơ bản của y đức là dựa trên tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội công nhận, nó thể hiện cái tâm, tấm lòng rất thiện của người thầy thuốc. Đó là triết lý cuộc sống, ở nơi tâm thức”.
2.          Người áp dụng y thuật, không hành y đạo là người không có y đức ([42]).
3.          Y đạo gồm y đức làm chiến lược (rộng) – y thuật làm chiến thuật (hẹp)  ([43]). – Y Đức là ngọn đuốc soi đường cho y thuật. Cảm được nổi đau của bệnh nhân, ta có đau mới biết cái đau của bệnh nhân. Khi mình đau mình thích người khác săn sóc mình. Cũng vậy hãy làm điều đó cho bệnh nhân chính là y đức vậy. – Giữa cuộc đời lắm khổ đau họan nạn, khi trong lòng có sự bực bội phát ra bên ngoài, thì xin để bực bội đó cho bệnh nhân thổ lộ chứ thầy thuốc thì xin đừng, vì sẽ làm bệnh nhân bị thương tổn thêm. – Ngồi nghe bệnh nhân nói, thầy thuốc thường không đủ kiên nhẫn để nghe, dẫu rất cần trong chẩn đóan, về điểm nầy thầy thuốc thua xa thầy bói. – Thầy thuốc phải tuyệt đối giữ bí mật bệnh tật của bệnh nhân. – Thầy thuốc phải bảo vệ lẫn nhau một cách chính đáng, tránh nói hành, tự cao, khinh chê vô cớ… sẽ làm hại chính mình và nghành y của mình nhất là YHCT.
4.          Nguyên Lý Tự Nhiên là Đạo. Được vào trong lòng người là ĐỨC. Y Đức là Đạo Đức người thầy thuốc.  ([44])
5.          Thảo luận về Y Đạo và Y Đức rất hay, cần thiết, là nền tảng của thầy thuốc Việt Nam ngày nay. Đạo là Đường, là lý tưởng người thầy thuốc phải theo. Y Đức là phẩm hạnh của thầy thuốc: lòng nhiệt tâm, thái độ phục vụ, tinh thần phục vụ. Khi tiếp xúc với bệnh nhân, thầy thuốc có tình người, chân thật là dấu hiệu của y đức.  ([45]) Y tài, thầy thuốc phải trau dồi nguyên lý điều trị bệnh tật, nếu không sẽ làm hại bệnh nhân nhiều hơn trước khi điều trị.  
6.          Về Y Đức thường xem bệnh nhân như mình. Về y Thuật phải kết hợp Đông y và Tây y để nâng cao độ chính xác chẩn đóan, mang lai hiệu quả của điều trị. Xem bệnh nhân như chính mình, không trục lợi và lừa dối.  ([46])
7.           Y đạo ngàn năm tiếng để đời,
Lãn Ông tổ phụ tựa gương soi,
Trăm năm một thóang đời vô lượng,
Nghiệp cả Lương y thuốc sáng ngời,
Tâm đức vẹn tòan vương chí cả,
Nhân tài thao lược tựa biển khơi,
Thiền sư Tuệ Tĩnh danh muôn thuở,
Đạo đức Hư Không chẳng tiếc lời.  ([47])
8.  Đức độ của người thầy thuốc thể hiện tính cao cả chân thành. Có Tâm trong sá ng, có cái nhân bản thiện, cái đức là cái thiết yếu, làm cho dân yêu mến, dân phục. Biết trao dồi học hỏi nâng cao.  Y đạo và y đức không thể tách rời nhau được. Người thầy thuốc không có hai thành tồ đó thì khác gì đi trong đêm mà không có đèn đuốc. Người thầy thuốc không nên làm giàu vì làm giàu bằng nghề thuốc dễ thành bất lương.  ([48])
 9.  Điều mình nmuốn như thế nào cho mình, thì hãy làm điều đó cho bệnh nhân như vậy. –khi bị ốm đau, tự mình nghiên cứu bệnh chứng, bệnh biến kỷ càng để điều trị. Khi trị bệnh cho bệnh nhân thì cũng làm như vậy. đó là Y Đức.
10. Dùng thuốc cho mình uống cũng như dung cho bệnh nhân uống vậy: Sạch, còn mới, nguyên bản khi tự nhiên. Đo`1 là Y Đức.
11. Thường tự mình muốn người khác yêu thương và kính trọng, khi gặp bệnh nhân mình cũng làm điều đó cho họ trong khi làm việc. đó là Y Đức.  mình không muốn ai lừa mình, không muốn ai bán thuốc giá cao với mình, không muốn ai bán thuốc giả, thuốc mốc, thuốc qúa đát. thì cũng đừng làm điều đó cho bệnh nhân. Đó là y Đức.
Sức mạnh của yêu thương là sức mạnh duy trì sự sống. Người ta kể rằng: những cây lúa nằm gần bờ ruộng, hay có người nông dân đi ngang qua khi ra ruộng của mình để thăm, thường mọc tốt hơn những cây ở bên trong nhiều. những cây thường hay lui tới chăm sóc cũng có sự phát triển như vậy.. cũng vậy đứa con được mẹ yêu thương khi mạnh khỏe, chăm sóc khi ốm đau bằng tình yêu của mẹ thường phát triển rất tốt. có tình thương nào êm ái và nhẹ nhàng cho bằng tình mẹ, có tình yêu nào Vô Vi cho bằng tình mẹ, có phương thuốc nào mạnh hơn tình yêu mà mẹ dành cho con khi con ốm đau. Ai không yêu thương con người thì không thể có y đức được. đó là điều hết sức chắc chắn. Để yêu thương con người không phải dễ, yêu thương những người yêu thương mình, những người thuộc phe mình, yêu thương những người hợp ý mình, yêu thương những người làm lợi cho mình, yêu thương những người bà con dòng họ với mình… tình yêu thương đó không phải là y Đức. tình yêu thương mại, yêu thương lợi lộc, không co giá trị cao quý.
Tình thương không phân biệt, không biét6 người mình phải yer6u thương, không xét xem khi yêu thương bệnh nhân thì được lợi gì? Không thấy mình và người khác nhau. Tình yêu phát xuất tự trong tâm hồn chứ không phải vì đối tượng từ bên ngòai qua tướng hiện. yêu thương vốn vì tâm mình yêu thương chỉ có vậy mà thôi. Đó chính là chân y Đức. n đây là một hành vi cực kỳ cao đẹp hiếm hoi, phải tu giữa đời mới thực hiện được. một nỗ lực phi thường vượt trên cả danh lợi tham muốn trần thế, lý lẽ, tình cảm của miệng lưỡi nhân thế. Ai có thể làm được? vẫn có rất nhiều người đang làm mà chúng ta mắt thường không thấy. xã hội luôn có nhiều người lành mà chúng ta không nhận ra hộ.
Trong buổi hội thảo, Không phải chỉ có chừng đó ý kiến, thật ra nó bang bạc xuyên suốt trong các vấn đề Đạo và Đức. trong y Đạo và y Đức. nhưng chúng tôi chỉ xin phép ghi tên một ít, vì trình thuật rất rộng và nhiều vấn đề. Xin được ghi danh sách quý vị thầy thuốc và hội viên tham dự ở trang sau.
Tất cả những ý kiến đóng góp đều hay, hợp lý, rất tốt cho sự phát triển và thực hiện nhiệm vụ săn sóc sức khỏe cho nhân dân.
Chúng tôi nghĩ rằng: có được bao người làm được như thế?
Khi chữa bệnh mà cầu cho bệnh mau lành có thuận Đạo không? và có thật là có y Đức không?
Thường người ta nói cái điều cần phải có khi nó mất rồi. Khi người ta nói nhiều về đức trong y có lẽ là do tìm ít thấy nên mới nói mà thôi. Chứ không ai rãnh mà đi nói cái điều đang có và có nhiều. quả thật là một sự khủng khiếp nếu y mà không có đức. đây lại là một điều rất thường gặp trong nghành y khi y đức biến thành dịch vụ y tế, và không có dịch vụ nào mang lại lợi nhuận cho bằng y tế khi nó trở thành thị trường. Bạn đọc biết rồi, muốn giàu ([49]) thì buôn, mà buôn thì phải bất nhân. Bất nhân trong nghành y thì khủng khiếp quá.
Vì sao chúng ta phải làm như thế?
 Chúng ta không ăn lương nhà nước, nên chúng ta không có công vụ. Chúng ta không phải là tu sĩ nên chúng ta cũng không đòi hỏi làm gương về sự thánh thiện. Chúng ta không phải đầu đàn của nghành y mà thực hiện gương sáng cho mọi người noi theo, chỉ là hạng “tôm tép” trong nghành y ([50]). Bạn có biết y đức là vấn đề hàng đầu của nghành y, hạng thấp cổ bé miệng mà “nói và làm” coi chừng bị ăn vạ chứ không phải chơi.
Chúng ta là người chữa bệnh. Có ai đã tự hỏi, bệnh tật là gì? Có phải nó duy nhất là thảm họa cần phải trút bỏ càng sớm càng tốt không? Như thế nó không có Đạo, không mang tính âm và dương, không vừa tốt vừa xấu. Tất cả mọi sự đều có đạo kia mà! Sao bệnh tật chỉ là sự xấu xa thôi sao? Bệnh tật hiện diện một cách tự nhiên trong quy luật sinh tồn của vạn vật ([51]). SINH – BỆNH – LÃO – TỬ (生 成 殘 死). Hay SINH- THÀNH - HOẠI - KHƠNG. Đã có Sinh ắt phải Thành, đã Thành ắt phải Hoại. Trước khi Hoại thường phải Suy hay gọi là Bệnh. Tự Nhiên như thế, không nhận không được, không nhận là không khôn ngoan, không bao giờ có được bằng an. Bệnh tật không tốt mà cũng chẳng xấu nó là NHƯ NHIÊN TỰ TẠI, tự trong bản chất là như vậy. Có khoẻ thì có bệnh, có sinh thì có tử, có chi đâu mà rộn ràng âu lo phi lý? Con người phải có sự đón nhận TUỲ DUYÊN ([52]), VIÊN GIÁC (圓覺)  ([53])
Điều hôm nay nó đến không phải tự nhiên mà đến được, để nó đi cũng không phải không hội đủ điều kiện nó mới đi. Con người thường cầu Tốt ([54]) bỏ Xấu nên lòng cứ mãi quặn đau khôn nguôi. Bệnh tật thường có lý do sâu xa tồn tại và phải có những nguyên tắt Cần và Đủ để biến mất.
Từ đây chúng ta nhìn thấy bệnh tật cũng tốt như khoẻ mạnh, nó có lý do hiện diện vì ích lợi để thấm nhuần như nghụich cảnh vậy, như bão tố, như đường lên đỉnh chiến thắng lúc nào cũng gian nan. Bệnh tật là gian nan thử lòng người.
 Chúng ta phải HỌC một điều gì đó trong BỆNH TẬT, bài học đó chỉ có trong bệnh tật, không có nơi khác, không học trong đó không còn chổ nào để học được, và giá trị chỉ có nơi nhận thức toàn vẹn đó, chỉ có người bệnh mới hiểu được, vì đó là phần của họ. Có ai có thể tiến bộ mà không học? Khi đã học được rồi thường bệnh tật không còn chỉ là thảm họa mà còn ẩn tàng sự vượt thắng lớn lao. Đó là sự thật đời người thường từng nếm trãi, đến giờ đây tôi không cầu xin bệnh tật đến, nhưng thật lòng không hề sợ sự đến của bệnh tật.
Bệnh tật đôi lúc lại là cơ hội vượt bậc. Bệnh tật làm con người nhận ra giới hạn của thân phận làm người. Khi chưa bệnh, con người cho cái gì cũng có thể làm được. Đôi lúc ngạo mạn tự cho mình có thể thay được cả trời đất (làm đảo lộn các quy luật biến hoá của vũ trụ). Nhưng than ôi! Những ý tưởng đó thường xuất hiện trên những con người đang trong tình trạng mạnh khoẻ, mà cái con người đó lại Không Thường mạnh luôn, vì nó kẹt trong quy luật “sinh lão bệnh tử”. Từng giây từng phút, từng sát- na, trong từng tế bào li ti cấu thành cơ thể lại đang suy diệt từng chút. Con người lầm tưởng nó mạnh luôn. Bệnh tật đến con người lại hy vọng với một ít thuốc và thời gian ngắn nhất có thể đẩy lùi được! Nhưng làm gì có, con người phải học trong bệnh tật để sự ngông cuồng kia phải dừng lại! Không có thuốc đâu? Phải học nguyên nhân hiện tướng của bệnh tật cho đến khi hiểu trọn vẹn bản thể mới được!
Bệnh tật là một tập hợp nhiều nhân tố cấu thành, mà đa phần ngày nay con người không biết được hết?  ([55]) Muốn nó đi phải giải quyết hết những nguyên nhân sâu xa đó. Nếu giải quyết nhanh quá thì những đố tật không đủ Thời để đổi, đưa con người càng lầm lạc hơn trong mê vọng ngông cuồng. Con người phải hiểu rõ quy luật vận hoá sự sống, mỗi người phải tự hiểu trên thân phận mình, kiến giải cho mình, tự tâm nhận biết, không thể được nói hoàn toàn bởi người khác mà chỉ nhờ họ giúp (trợ duyên) mà thôi! Khi con người đã hiểu thâm sâu giá trị đời sống, lập tức họ sẽ thay đổi theo hướng thiện (trở về Chánh Tâm). Tự khắc những hậu quả (nghiệp căn - 鄴根) của sai lầm được trả dần dần hết thì tự lui dần. Nhiều lúc có những bệnh kéo dài thiên thu, do nhiều nguyên nhân, đôi lúc người bệnh vẫn chưa học được điều để thay đổi lối sống phù hợp (mê lầm), nên bệnh vẫn cứ còn mãi. Nợ trả chưa xong thì khổ vẫn còn mãi ([56]).
Khi dùng đau khổ để dạy con, người cha thường rất khổ tâm khi dùng đến phương pháp đó, trong trường hợp không còn cách khác. Sự đau khổ cho con là một dấu hiệu diễn tả tình yêu tột cùng của tình cha? Để biến con trở nên hoàn hảo. Bạn có bao giờ nhận ra tình yêu đó? bệnh tật là đại hồng phúc, đau khổ là cơ hội tiến bộ vượt bậc? Nhưng đa phần nhân loại chìm trong bệnh tật và khổ đau bằng lời than khóc hơn là nhận biết, bởi oán hờn hơn là vượt thắng nghiệp ác ([57]). Khi viết những lời chân thành nầy, qua cuộc sống đã trải nghiệm đều là lời chân thật và hữ ích cho bệnh nhân. tình yêu ngập tràn đầy ắp trong tôi, từ đây những nghịch cảnh trên đường đời, tôi không vội xin thần tiên cất đi, nhưng với tâm tình tạ ơn nồng ấm, vì đã thương mà ban cơ hội tiến gần đến Đạo từ trong đau khổ. Không có cách khác, không có gì hay hơn nên Đạo phải dùng như vậy để con đường đi đến gần chân lý được rộng mở.
Bệnh tật không thể tự đến được, nó phải hội tụ đủ những điều kiện cần mới thành hiện thực được. Khi chúng ta bằng một ít Trí Huệ (智慧)  ([58])  hiểu biết bệnh tật, chúng ta đã tránh những yếu tố dẫn đến nó, thì chúng ta còn sợ gì nữa. Dù cho nó đến thì bài học về bệnh tật sẽ nhìn rõ hơn những nhận biết sai lầm của chúng ta về nó.
Như vậy y đức là gì?
Đôi lúc phải nặng lời với bệnh nhân, đôi lúc phải đuổi bệnh nhân.
Đôi lúc phải cười với bệnh nhân, đôi lúc phải im lặng bên bệnh nhân, khi phải dùng lời nhân ái, lắm lúc phải quát nạt, đôi lúc phải hiện diện.
Đôi lúc phải dùng kim, đôi lúc phải dùng đục, đôi lúc phải dùng cưa, đôi lúc phải dùng khoan..
Đôi lúc phải làm cho bệnh nhân đau, đôi lúc phải dùng thuốc độc để chữa bệnh…
Tất cả những hành vi trên có thể là y đức thâm sâu mà cũng không có y đức chút nào! Đó gọi là pháp đồ điều trị ([59]).
Ẩn sâu đằng sau các liệu pháp ấy, sâu kín một tình người, sự tận tụy, trách nhiệm với công việc. chỉ có thầy thuốc mới tự xét mình tròn trách nhiệm và lương tâm mà thôi. Dù vậy bên ngòai người ta cũng có thể có vài nhận xét, nhưng chỉ tạm vậy thôi. Tự mình người thầy thuốc tự biết.
Việc làm xuất phát từ tự tánh, tự tánh bản thiện nên hành vi bản thiện. Dù làm ác mà xuất từ tự tánh, việc ác đó cũng thành thiện. Việc không xuất từ tự tánh là việc không thực, vì không thực nên không có Đức. Ác và Thiện do tâm thức diễn hóa ([60]), tâm thức biến hiện do không tánh nên không thường, vì không thường, không căn bản của Đạo nên gọi là giả.
Y Đức chính là đưa con người trở về với TỰ NHIÊN. Nhiệm vụ duy nhất của thầy thuốc chính là đưa bệnh nhân trở về với Tự Nhiên. Đó là Y ĐỨC.
Người thầy thuốc trong nền kinh tế thị trường ngày nay?
Nếu chúng ta đặt tiền làm mục đích cho y nghiệp thì nó trở thành tiền đức.
Nếu chúng ta đặt danh cho mục đích y nghiệp thì nó trở thành danh đức.
Nếu chúng ta đặt đạo cho mục đích y nghiệp thì nó trở thành đạo đức.
Không phải ở bên ngòai là kinh tế thị trường hay kinh tế bao cấp, kinh tế tư bản, kinh tế cong sản, hay kinh tế thời thực dân phong kiến. điều đó cũng không quan trọng, chỉ cho nơi tâm tham cầu danh lợi thỉ mọi biến hiện đều phục vụ cho danh lợi, còn nếu tâm mong cầu giác ngộ, thì mọi thời đại đều tở thành một đời sống y nghiệp tràn đầy y đức. Y đức không phải tự nhiên hiện thành được, không phải vài năm tháng mà thành tựu, đôi lúc không phải một kiếp người mà đã viên mãn mà là một cuộc hành trình gian khổ, trải qua nhiều thăng trầm thăng tiến mới đạt được. chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy một người không công phu tu tập, kiên trì học hỏi mà thành tựu nghiệp lành. Trình thuật nầy xác quyết đời thầy thuốc là một đời tu.
Lời không hết được ý, không diễn được cái vô hạn trong cái hữu hạn. Chắc chắn là còn nhiều thiêu sót, ước gì quý thầy thuốc, quý bạn đọc gần xa thương chỉ giùm hầu ích lợi cho nhiều người khi cùng tham khảo bản thảo thô thiển nầy.

Lương y Dương Phú Cường
Trưởng Ban KHKT Hội Đông y quận Thủ Đức
2005



[1] Chữ Đạo xuất hiện từ xa xưa không ai biết, trong chữ Hán Việt gồm có âm và có nghóa. Cùng một âm mà nhiều chữ. Xin ví dụ chữ NHÂN: . Như vậy là có 17 chữ, hình tượng khác nhau, nên nghóa cũng khác nhau. Cũng vậy chữ ĐẠO gồm: 導 燾 盜 稻 翿 蹈 道, có 7 chữ, Mỗi chữ hình tượng khác nhau, nên nghóa cũng khác. Suy tư, cảm nhận về Đạo là một suy tư chiều sâu không hời hợt mà có được, nhưng là một suy tư cực kỳ quang trọng, hữu ích, cần thiết, không có không thể được, đối với người hành nghề y trong thời đại ngày nay. Vì không có nó, chúng ta sẽ lầm đường.
[2] Nó như CÁNH CHIM BẰNG, bay vút lên trời xanh, thênh thang giữa mây trời. Không cân bằng sao bay được, không thanh hkiết làm sao lên cao? Đó là con người thầy thuốc cảm nhận thâm sâu Đạo và Đức khi hành y nghiệp.
[3] Phim Thần y Hơjun – Hàn quốc.
[4] Học thuyết Trang tử.
[5] Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo thật, vĩnh cửu bất biến, tên mà có thể đặt ra để gọi Nó, chỉ là mượn chứ cũng không phải Nó. KHÔNG là cái Bản Thể trời đất, CÓ là tướng hiện của Đạo. Chương I Đạo Đức Kinh.
[6] Khổng tử
[7] Thầy thuốc lừng danh Nguyễn Đình Chiểu.
[8] Nguyên Lý Tự Nhiên mang tính thường hằng bất biến. Không như thế không thể thế được.
[9] Người biết đạo thì khộng nói, không nói làm sao cho người hiểu, nên tạm mượn lời để diễn tả về Đạo. Thánh nhân nói “ngôn giả bất tri” – có thể là do không biết nên không nói, có thể là do người hỏi không đủ Duyên (tâm thức lãnh hội, không có ý tìm hiểu thật) để lãnh hội nên không nói, có người nói là do có ý truyền sự thơng đạt để chuyển hóa người (pháp thọai). Cũng như Đức Phật, sau khi ngài sắp viên tịch, ngài lại nói: “bốn mươi năm thuyết pháp mà như chưa nói một lời nào”. Tuy vậy ngài lại nói: “chấp kinh thuyết pháp thì oan cho nhà Phật, lìa kinh thuyết pháp là ma”. Diễn đạt chỉ đưa người đến cảm nhận Đạo, chứ không phải là chính Nó, vì Đạo vốn không lời, lấy lời mà diễn chẳng qua là mượn, cưỡng dùng mà thôi.
[10] Lương y Nguyễn Đức Hàn, đây là tâm tình của vị thầy lão niên trong hội Đông y Thủ Đức.
[11] Một là tất cả, tất cả là một. dù nhỏ bao nhiêu cũng có Đạo, dù lớn bao nhiêu cũng có Đạo. giữa lớn và nhỏ Đạo hoàn toàn giống nhau
[12] Bát Nhã Tâm Kinh.
[13] Bài thơ của thi sĩ Thanh Huyền tặng Ly. Nguyễn đức Hàn.
[14] Chính là Ngài muốn nói về Đạo, một thực tại không có hình tướng mà là nền tảng mọi biến hiện của vạn sự vạn vật.
[15] Trong thế giới nầy có nhiều cảnh giới mà con người không thấy, Ví dụ: ở trên máy bay, khi bay cao tới 10 Km, với mắt thường chúng ta sẽ không thấy gì ở bên dưới. Nếu kết luận không có gì bên dưới là một kết luận lầm lẫn. Vì thế con người trang bị sóng Rađa, chuyển thành hình ảnh và con người đã thấy rất nhiều vấn đề. – Tương tự, tai con người chỉ nghe một phần âm thanh (tần số dao động) rất hẹp, nhưng ngịai cái nghe được đó không phải thế giới nầy hoàn toànkhông có âm thanh. Ngày nay người ta đã nhìn thấy sóng Siêu Âm (đang dùng rộng rãi trong chẩn đóan y khoa và nhiều nghành nghề khác), song nó tồn tại mà con người không nghe thấy. Vì thế nếu con người tựa vào ngũ quan để xét mọi thứ thì do cái Thấy hẹp, tự nhiên cái Nhìn nghèo nàn, có thể gọi là mê lầm. Mụốn mở rộng cảnh quan, con người phải trang bị các phương tiện để nhìn thấy rõ hơn: Ra đa, Sóng Siêu Âm, Laser, phản lực …Vì thế con người muốn thấy Đạo cũng phải công phu trang bị phương tiện sẽ nhìn thấy. Khi chưa thấy chớ vội nói không có mà nên tiếp tục trang bị phương tiện. Phương tiện đó là gì? Thưa Tâm Thức Thanh Tịnh. Muốn có Tâm thức thanh tịnh phải có đời sống giới luật giúp khỏi đi lầm đường. Gặp được người đã Giác Đạo dẫn dắt thì chắc chắn tốt hơn rất nhiều. Ai đã biết Đạo rồi thì hình ảnh tạm bợ, tham muốn quẩn quanh của trần đời không còn làm lịng họ xao xuyến nữa.
[16] Đạo đức kinh chương 38.
[17] Mê là Chúng Sanh, Giác là Phật.
[18] Trí huệ là cái Biết toàn bích sự vật, biết nó như là nó, biết được bản chất sự vật. bản chất sự vật không lời, chỉ cảm mới biết đó là Huệ.
[19] Vô vi không phải là không làm gì cả, mà làm rất nhiều, làm trong trạng thái tự nhiên không vì dục, danh, sân, si, thương, ghét…người làm việc vượt lên cả tham cầu là người đã thắng nhiều tham muốn của trần gian hay tìm kiếm. đây là sự tự thắng vô cùng gian khổ thanh khiết. đó là vô vi, đó là đức vậy.
[20] Tình thương tự tánh, nghóa là không thể khác được, không thương không được. Tình thương không phân biệt người sang, người nghèo, người thân, người sơ… như mặt trời chiếu trên vạn vật, đều công bình như nhau, không phân biệt. như nước tự chảy, không phân biệt đến chổ sạnh tránh chổ dơ. Đó là tự tánh. Đó là Đạo. Xuất phát từ Đạo mới có Đức. Tình thương tự tánh là tình thương xuất phát từ Đạo, tất nhiên nó trọn vẹn Đức.
[21] Không gì giống THẬT cho bằng GIẢ.
[22] Sách LUẬN NGỮ của Khổng Tử.
[23] Đức đây chỉ vào con người, trong vạn vật tất cả muơn lịai, thuận theo Đạo thỉ đều đủ Đức.
[24] Nhiều người cho rằng VÔ VI có nghóa là không làm gì cả, cho Lão tử đề ra con đường tiêu cực. Thật ra Vô vi là làm thuận theo Trời, theo Quy Luật Tự Nhiên. Tự nhiên như thế không làm như thế thì rât có hại. Làm như Vô vi là cái làm cùng với Trời hành Đạo. Cái làm nầy thật là văn minh vô cùng, khoa học vô cùng. Tất cả các phát minh của con người đều theo Quy Luật Tự Nhiên để phát huy. Học cách bắt chước từ tự nhiên. Ngay từ xưa Lão Tử đã khám phá ra Đạo để thuận theo. Ai nói phương Đông không văn minh, coi chừng bị lầm.
[25] BS Trương Thìn, chủ tịch hội Đông y thành phố Hồ Chí Minh có nói: “thầy thuốc là người tu giữa đời, phòng khám là thánh đường, giao tiếp với bệnh nhân chính là nghi lễ”.  Trọn vẹn của Đức.
[26] GS Hòang Tuấn.
[27] Giáo sư Hùynh Minh Đức
[28] Nguyễn Đình Chiểu
[29] Đạo gia Cốc Quang Tử.
[30] Chấm nhạt đầu tiên chính là Phương Bắc thuộc Thùy, nằm ở dưới hình. Số sinh của Thủy. Hai chấm đậm ở bên trên hình chính là phương Nam thuộc Hỏa, Số Sinh đầu tiên của Địa. Thủy Hỏa chính là đầu mối sinh ra vạn vật nhịp nhàng theo tự nhiên. Hay gọi là Thủy mẫu: Nguyên thủy.
[31] Vì trình thuật không phải là giáo Trình nên chỉ xin bàn sơ vậy thôi, nếu bạn đọc thông cảm thì có thể bàn luận thêm về sau.
[32] Chúng tôi không muốn dùng từ “y học cổ truyền”, như thế nào gọi là cổ truyền? Cách đây bao lâu? Ngày hơm qua, hay trước mười năm có gọi là cổ truyền không? Nếu không thì những tinh hoa gần đây không công nhận sao? Chúng tôi cũng không muốn dùng thuật ngữ “y học hiện đại “. Vì nền y học mỗi ngày mỗi thay đổi. Những điều hơm qua còn là chân lý, hơm nay có thể là không còn phù hợp nữa? Vậy thì phải gọi làm sao? Chúng tôi thường gọi “Y Học Tự Nhiên “. Y học tự nhiên là một nền y học trải dài theo quá trình tiến hố của nhân loại, không kể bên Đông hay bên Tây! Không kể Cổ hay Kim! Nếu NÓ chân thật tự nhiên THƯỜNG còn, bất biến. Trải trong không gian và thời gian, lúc nào cũng như vậy không thể thay đổi được, mang tính hợp lý vẹn tồn. Ai tựa vào đó, dùng nó là chắc chắn vì nó không thay đổi theo cả không gian và thời gian. Người xưa có câu “dĩ bất biến ứng vạn biến” – tựa vào cái không thay đổi để ứng xử các vấn đề thay đổi. Gọi Y học Tự nhiên, danh xưng hợp lý, danh chính ngôn thuện, vì y học Đông phương phát xuất từ Dịch, mà Dịch là cuốn sách Tự Nhiên. Xưa nay hay hay kêu gọi kết hợp Đông y và Tây Y mà kết mãi giống như dán hồ nhão không có gì chắc chắn. Nay dùng Dịch học để kết thành Y Học Tự Nhiên, tự thấy rằng sự kết hợp đó đã trở nên vẹn tòan.
[33] Trên Lạc thư bạn đọc nhìn thấy số 1&6 chính là số Sinh và Thành của Thủy ở Hà đồ. Tương tự, số 3&8 của Mộc. Số 2&7 của Hỏa. Số 4&9 của Kim. cuối cùng số 5& 10 là của Thổ trung cung. Nhìn Hà đồ và Lạc Thư chúng ta nhìn thấy vạn vật có âm có dương, có ngũ hành, suy ra có tạng phủ. Có đường đi của âm dương suy ra quy luật biến hóa của khí huyết hàn nhiệt, hư thực biểu lý… Có tương sinh của ngũ hành suy ra tương sinh của tạng phủ. Có tương khắc của ngũ hành suy ra tương khắc, tương thừa, tương vũ … của tạng phủ. ừt đây nghiệm ra được bệnh biến và hướng điều trị. Thật ra điều trị không làm gì mới cả mà chỉ đưa cơ thể trở về với tự nhiên vốn có của nó. Không hiểu được Quy Luật Tự Nhiên biết đưa nó về đâu? Nên người xưa dạy “bất tri dịch bất khả dĩ ngôn y” có phần chính xác. Nghĩ mà buồn người đời nay chạy theo triệu chứng trị liệu mà bỏ quên nguyên lý tự nhiên, rồi đi lòng vòng càng lúc càng khó, đầy con người thêm nhiều khổ đau.
[34] Người theo quy luật biến hóa của Đất Trời, chính là quy luật tự nhiên.
[35] Chủ Tịch Hồ Chí Minh
[36] Ngọai trừ bệnh do Thiên quý đã cạn không nói, già thì phải bệnh. Ở đây chỉ bàn về tình trạng tái đi tái lại của bệnh tật, khi con trẻ trung, đáng lý con người không phải đau cũng đau, là do đời sống sinh họat không thuận nguyên lý của Tự Nhiên về sự sống.
[37] Nếu các bạn có dịp vào các bệnh viện, các bạn sẽ thương nhân viên y tế, bác sĩ… công việc cấp tập, không dứt bao nhiêu cũng không đủ. Vì sao vậy? sao bệnh tật nhiều như vậy. Có phải chăng họ đã quên mất nguyên lý của sự sống, sống thuận theo nguyên lý tự nhiên để bảo tịan hơn là cứ sống không cần biết, buơng thả dẫn đến tình trạng bệnh tật như ngày nay. Có người còn cho rằng thiếu ngân sách, thiếu trang thiết bị. Cũng có đúng một phần. chúng ta nhìn lại ở Mỹ ngày nay, họ có hết bệnh tật không? Thưa không! Họ còn những bệnh khốc liệt khác chúng ta chứ không phải hết như: Stress, Suy nhược thần kinh, Tim mạch, béo phì đầu mối của nhiều bệnh… còn chưa kể nhiều bệnh mang tính tâm lý, tâm hồn bên trong nữa. Với ngân sách y tế có thể gấp ngàn lần chúng ta. Vậy chúng ta bao giờ mới được? Và nếu có được thì ai dám quả quyết rằng bệnh tật chỉ còn lại trong quá khứ của người Việt Nam? Không ai dám nói! chúng ta phải đi con đường khác. Con đường của Y ĐẠO mà tổ tiên chúng ta đã nhìn thấy.
[38] Cái gì mà luôn luôn như vậy, dù ở bất kỳ nơi đâu, không lệ thuộc vào thời gian, nó luôn luôn như vậy. Có thể gọi là Thường,  là quy luật, là Đạo

[39] Tài liệu Bộ Y Tế - Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 6. 11. 1996.  (trích) Tư liệu của YS. Dương Anh Dũng.
[40] DS. Đặng Văn Quyền.
[41] Dùng thuốc trị bệnh là hạ sách, không dùng thuốc mà trị được bệnh mới là thượng sách. Y tổ HTLO.
[42] Ly. Nguyễn Đức Hàn.
[43] Phần nầy ý của Ly. Nguyễn Thành Tâm.
[44] Ly. La Ngọc Hà.
[45] Ly. Lê Văn Quang.
[46] Ly. Nguyễn Ngọc Nhu.
[47] Ly. Tạ Quang Sơn.
[48] Ly. Trần Thị Tâm.
[49] Phi thương bất phú, vi phú bất nhân – phi nhân bất truyền. chữ giàu đằng sau là chữ u, lật úp chữ u lại chữ giàu thành chữ gian. Không phải giàu là gian, nhưng mau giàu thì rất dễ bị gian lôi kéo. Các Đạo gia xưa nay không thấy ai nhiều tiền. có lẽ giàu quá khó mà rạng ngời y đức. Điều viết để ngẫm suy cho đời làm thuốc
[50] Đôi lúc còn gọi là “Lang băm”. Khi có sai phạm. Ít được học, ít ngân sách, không có quyền lực, bằng cấp không rõ ràng trong hệ đào tạo nhà nước. Hỏi như thế sao không làm sai được.
[51] Đạo là quy luật, quy luật có tính Thường, Thường Đạo. Việc xảy ra một cách THƯỜNG là nó thuộc về Đạo. Ai chối từ sự Thường thì khó hiểu được Đạo.
[52] TUỲ DUYÊN: Đã đến (đã Hiện Tướng) là do đủ Duyên mới thành (đủ các điều kiện cần và có) . - Không thể tuỳ ý muốn hiện Tướng ra cái gì cũng được.
[53] VIÊN GIÁC: sự hiểu biết trọn vẹn Bản Thể Chân Thật sự việc. Muốn hiểu được như thế, phải tìm nó trong thanh tịnh, với thời gian sâu lắng, Bản Thể Chân Thật tự hiện.
[54] Tốt và xấu? – thuận với ta thì cùng phe với ta, thuận thì tốt. Cái tốt nầy là cái tốt chủ quan chứ không phải chân lý! Không có cái tốt hoàn toàn cho mọi người. Cùng một sự việc xảy ra, có người cho là tốt, có người lại cho là xấu. Trong trận cầu đá banh, trái banh lăn vào cầu môn. Có người reo vui đến vỡ tim, ngược lại có người lại buồn đứt ruột! Sao kỳ vậy? Xấu tốt do tâm mình cấu thành chứ không phải do cảnh diễn hoá.
[55] “Vạn sự do Duyên sanh, vạn điều do Duyên mà diệt”. Hay làm điều lành, điều lành tự hiện, hay làm điều không lành thì điều lành chẳng thấy đâu?
[56] Có thể lien hệ sự việc nầy bên thuyết nhân quả của nhà Phật: Nếu anh làm tốt thì sinh ra tốt, nếu thường làm xấu thì sinh ra xấu. Có rất nhiều người nói tôi thường làm việc lành tại sao đau khổ không hề vôi mà càng nhiều hơn? Trước tiên muốn hiểu được thuyết nhân quả phải có Trí Huệ mới hiểu được? Cái biết của loài người không phải là cái biết của bậc giác ngộ. Nhiều người thường hay cắt nghóa thuyết Nhân Quả một cách mê lầm do “bất khã tri”, do chưa tu học đã mượn lời thánh nhân trên miệng người phàm, “khi đang mê mà nói lời Giác, lời đó vẫn là mê”. Thật ra khi đang làm điều lành chưa hiện là do chưa đủ, cứ tiếp tục sống đời sống thì được. Với lại thật ra người lành xuất phát Tự Tánh chứ không phải do tham cầu điều lành mà sống điều lành.  Đây là điều căn bản của đời sống thánh thiện.
[57] Lạ thay lạ thay chúng sinh tắm trong biển khổ đau mà không biết… “Nhân chi sơ tánh bản thiện” – con người căn tánh vốn đã thiện. Do không biết mình là người lành, nên đắm chìm trong ảo vọng mê lầm, trong đoạ dày của sự ác, không tu sửa điều công chính, do tham cầu tánh Súc Sanh… tất cả chúng đều dẫn đến khổ đau! Nhà Phật gọi là MÊ.
[58] Trí Huệ: cái biết từ kiến thức, được nhồi nắn chiêm nghiệm lại từ trong thực tiễn của cuộc sống, suy ngẫm lâu ngày, phân biệt được đâu là chân thật, đâu là hư dối. Tu sửa và rời bỏ điều không chân thật (các điều vọng tưởng, hư dối của Tâm). Sau một thời gian công phu như thế, Tâm tự thanh trong, nhìn mọi vật không bị kẹt mắc. Bản thể chân thật tự hiện tròn bích. Sự hiểu biết ấy gọi là Trí Huệ
[59] Vạn pháp tùy duyên, vạn pháp đều huyễn. Pháp là mược tạm dùng để đạt đạo. Pháp không cho là thật hay già. Chỉ có tâm mới giả thật mà thôi. Nên đừng xét y đức từ bên ngoài mà phải xét từ bên trong. Ở lâu mới hiểu được lòng người.
[60] Cùng một việc, người nầy cho là ác, người kia cho là thiện. Thiện ác làm sao phân minh? Thuận theo mình cho là tốt, nghịch với mình cho là xấu. Xấu tốt do lòng người tô vẽ chứ thực nó là nó chẳng xấu mà cũng chẳng tốt. Do đủ duyên thì hiện, hết thì mất. Chỉ có vậy thôi.

Không có nhận xét nào: