Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

CÂU HỎI ÔN THI - LỚP MASSAGE KHIẾM THỊ HÈ 2017 TẠI CHÙA KỲ QUANG II

BAN GIẢNG HUẤN HỘI ĐÔNG Y QUẬN GÒ VẤP






GIẢNG VIÊN: CHÂU CAO MINH

CÂU 1: massage là gì?
Massage là hành động cọ xát và ép cơ thể người bằng tay để giảm đau ở các cơ và khớp.
(the action of rubbing and pressing a person’s body with the hands to reduce pain in the muscles and joints)
CÂU 2: chỉ định của massage là gì?
Xoa bóp áp dụng cho mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, thanh thiếu niên, trung niên, người già với những mục đích sau:
-         Giúp lưu thông máu huyết, phòng ngừa bệnh.
-         Phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc.
-         Trẻ hóa cơ thể, làm cho làn da tươi đẹp, thân hình thon thả, săn chắc.
-         Trị các bệnh mãn tính
-         Xoa bóp, nắn chỉnh cơ xương khớp do sai lệch.
Xoa bóp có thể điều trị có hiệu quả rất tốt với hội chứng đau nhức, các bệnh mạn tính, giai đoạn hồi phục cơ thể sau khi bệnh nặng, các bệnh yếu liệt do chấn thương, di chứng tai biến mạch máu não…
CÂU 3: chống chỉ định của massage là gì?
-      Bệnh nhân quá no
-      Bệnh nhân quá đói
-      Quá mệt mỏi
-      Bệnh đang say rượu
-      Bệnh loãng xương nặng ở người già
-      Bệnh ưa chảy máu.
CÂU 4: những trường hợp cần thận trọng khi massage là gì?
-         Khi bệnh nhân bị các bệnh ngoài da (không xoa bóp trên vùng da bị tổn thương)
-         Trong các trường hợp gảy xương (kín hoặc hở)
-         Các vết chấn thương hở (không tác động vào vết thương hay những vùng xung quanh)
-         Bệnh lao cột sống, ung thư cột sống
-         Các khối u, ung nhọt, ung thư…( không xoa bóp trên vùng có những bệnh lý trên)
-         Những trường hợp bị thuyên tắc tĩnh mạch, động mạch (dễ làm bong tróc các cục máu đông đi lên não, tim, gây đột quỵ)
-         Những bệnh nhân bị bệnh nặng, suy kiệt.
CÂU 5: bạn hãy trình bày những tai biến trong quá trình massage?
Xoa bóp nếu được áp dụng đúng chỉ định, đúng thủ thuật và lực ác ộng thích hợp thì hù như không có tai biến xảy ra, ngoại trừ một số trường hợp người làm xoa bóp không có kinh nghiệm, tác động vào những vùng như cổ gáy, cột sống thắt lưng, bàn tay, bàn chân…quá mạnh và sai kỹ thuật gây hiện tượng bong gân, tụ máu, dập cơ, một số trường hợp hiếm gặp hơn gây hững biến chứng di lệch cho cột sống cổ, cột sống thắt lưng…chính vì vậy người làm xoa bóp phải được học hành đến nơi đến chốn, phải ắm vững cơ chế của xoa bóp,phương thức và lực tác động của từng thủ thuật, giải phẩu sinh lý của từng vùng cơ thê mà mình sẽ làm xoa bóp cùng với những chỉ định và chống chỉ định thì sẽ không bao giờ có nhũng biến chứng xảy ra.
PHẦN TRẢ LỜI NHANH
CÂU 6: điều kiện cần để trở thành một kỹ thuật viên massage người khiếm thị?
-         Phải là người khiếm thị
-         Phải có chứng chi
CÂU 7: Điều kiện đủ để trở thành một người massage chuyên nghiệp?
-         Kỹ thuật massage thật điêu luyện
-         Ngoại hình dễ nhìn, gọn gàng sạch sẽ
-         Kỹ năng giao tiếp tốt
-         Kỹ luật lao động tốt
-         Đạo đức nghề nghiệp tốt
CÂU 8: giao tiếp với chủ như thế nào?
-         kính trọng và lắng nghe góp ý
-         Hoàn thành công việc dưới sự hướng dẫn của cấp trên.
-          Không được nói xấu, chê bai cấp trên với bất kỳ ai.
-         Tôn trọng và góp ý chân thành, hướng đến việc phát triển chung của tập thể.
-         Đấu tranh quyền lợi ôn hòa, đưa những ý kiến vào trong mỗi cuộc họp bằng tâm mong cầu phát triển.
-         Chia sẻ với cấp trên khi gặp khó khăn, vướng mắc.
-         Cùng nhau thực hiện những phương châm, mục tiêu mà cấp trên đề ra được tập thể đồng thuận.
CÂU 9: Những hành vi, lời nói, hành động ảnh hưởng xấu đến đồng nghiệp mình  nên tránh là gì?
+ Nói xấu, nói nặng lời, chửi tục, nói thêm bớt, chê bai đồng nghiệp.
+ Nói lời độc ác, vu oan, bịa chuyện, thêu dệt.
+ Trộm cắp đồ của đồng nghiệp.
+ Kết bè, chia phái làm mất tình đoàn kết.
+ Ra lệnh cho đồng nghiệp.
+ Buôn chuyện của người khác.
+ Đánh nhau với đồng nghiệp.
+ Rủ rê nhậu nhẹt, hút thuốc, đánh đề, cá độ,…
+ La lối, quát mắng đồng nghiệp.
CÂU 10: Những hành vi, lời nói, hành động nên làm với đồng nghiệp là gì?
+ Nói lời quan tâm, kết nối, chia sẻ, động viên, khen ngợi đúng lúc.
+ Nhẹ nhàng trao đổi ý kiến khi xảy ra mâu thuẫn để hiểu nhau hơn.
+ Góp ý chân thành, thẳng thắn với tâm mong muốn đồng nghiệp phát triển.
+ Nhận lỗi, xin lỗi khi vô tình làm tổn thương đồng nghiệp.
+ Bảo vệ, tương trợ đồng nghiệp một cách khéo léo khi họ gặp khó khăn, nguy hiểm.
+ Lắng nghe, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
+ Massage cho đồng nghiệp khi bạn mình đau bệnh, nhức mỏi.
+ Lên án những việc làm sai trái ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân và tập thể.
CÂU 11: giọng nói khi giao tiếp với khách phải như thế nào?
Mỗi người có một chất giọng khác nhau, vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, ngành dịch vụ này cần các bạn rèn luyện một giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp. Bạn phải phát âm rõ chữ, âm lượng khi nói phải vừa đủ nghe. Cách nói phải đơn giản, không cầu kỳ, khoa trương, không giả dối.
CÂU 12: bạn sẽ nói điều gì hi khách bước vào phòng massage?
Khi một khách bước vào phòng massage.
Những câu cần nói:
dạ em chào anh/ chị! Em tên…
Anh/ chị treo quần áo lên móc.
Anh/ chị nằm xấp xuống giúp em!
Anh/chị thả lỏng cơ thể.
Anh/chị đau, mõi chổ nào nhiều?
em làm nếu có mạnh hay đau thì anh/ chị nói để em điều chỉnh…
CÂU 13: Sau khi hoàn thành suất massage bạn nên hỏi điều gì?
Anh chị cảm thấy thế nào? Có gì góp ý giúp em để lần sau em làm tốt hơn. Em tên…khi nào mệt mỏi anh/chị ghé ủng hộ em nhé! Cảm ơn anh/chị. Anh/chị về khỏe.hẹn gặp lại!
CÂU 14: trong quá trình thực hiện động tác massage ai là người chủ động hỏi?
Trong quá trình thực hiện động tác massage hãy để khách chủ động hỏi, bạn là người trả lời nhưng không được gợi mở để khách nói quá nhiều, bạn cũng nói quá nhiều
CÂU 15: Bạn hãy tưởng tượng bạn là một khách đi massage nhé bạn sẽ chọn dịch vụ nào?
Bạn bỏ ra 80.000 đồng mua vé massage, típ (boa) cho nhân viên thêm ít nhất là 50.000 đồng, nghĩa là bạn phải có ít nhất 130.000 đồng mới đến massage. 130.000 đồng này bạn làm mấy giờ để có nó nếu là một nhân viên massage? - Cứ mỗi khách 60 phút bạn được hưởng 25.000 đồng phần trăm tiền vé, 50.000 đồng tiền típ - 60 phút làm việc bạn kiếm được 75.000 đồng. Vậy bạn phải làm hơn 1 giờ mới có được số tiền mà bạn bỏ ra mua 1 giờ để massage. Nếu để bỏ hơn 1 giờ làm việc cật lực để mua một dịch vụ thư giãn mà bạn không tận hưởng hết giá trị của nó thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Tôi nghĩ bạn sẽ rất tiếc, rất bực mình.
Trong 2 dịch vụ sau đây bạn sẽ chi 130.000 đồng cho dịch vụ nào?
A.   Vào một cơ sở massage mà nhân viên đùa giỡn dưới phòng, mở nhạc đủ loại, người hát vọng cổ, người nhạc trẻ, kẻ tranh luận nhau... Trong lúc massage, nhân viên này nói chuyện với bạn bên cạnh, kể chuyện phim, chuyện gia đình, cười khoái trá, thỉnh thoảng còn nói tục, chửi thề,…

B.    Vào một cơ sở, không gian nhạc du dương nhẹ nhàng, hương thơm thoang thoảng, mọi người nhẹ nhàng. Trong lúc massage nhân viên chỉ giao tiếp vài câu rồi tập trung massage, không gian phòng chỉ có tiếng nhạc du dương, thỉnh thoảng vài giọng nói thủ thỉ nhẹ nhàng, ân cần chăm sóc.

CÂU 16: BẠN NGHĨ GÌ VỀ KHÓA HỌC MASSAGE NÀY?

Không có nhận xét nào: