Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Tìm về suối nguồn tươi trẻ (dành cho phụ nữ)



Tìm về suối nguồn tươi trẻ
(dành cho phụ nữ)
 Cao Dương Hồng
Dấu ấn của thời gian luôn đọng lại trên cơ thể mỗi người chúng ta, thời gian thì cứ trôi đi nhẹ nhàng, tuổi tác thì mỗi ngày mỗi lớn và đến một lúc nào đó ta chợt nhận ra “ta đã …lớn tuổi”, qua những dấu chỉ của sự xuống cấp cơ thể mà ai cũng nhận thấy trên khuôn mặt, con mắt, nếp nhăn, da, tóc…..chính qui luật sinh học đó làm cho chúng ta, ai cũng có những mơ ước là mình luôn có được sức khoẻ và sắc đẹp, sự tươi trẻ. Vài dòng chia sẻ về thời gian đối với cuộc sống con người để từ đây ta mới chợt nhận thấy con đường tìm về suối nguồn tươi trẻ luôn là niềm mơ ước của biết bao người, không phân biệt giầu, nghèo, sang hèn. Tìm về suối nguồn tươi trẻ là tìm về tất cả những trạng thái cân bằng của thể xác và tinh thần để cảm nhận được niềm vui, sự bình an của cuộc sống này, khi đã có sự cân bằng này thì sức sống cơ thể mới hồi sinh và ta dễ cảm nhận được qua dấu chỉ của sức khoẻ. Khi sức khoẻ tốt thì sự tươi trẻ của cơ thể là điều dễ nhận biết trước. Như vậy tìm về sự “hồi sinh tươi trẻ” của cơ thể như thế nào? Đó là câu hỏi của nhiều người! Vậy ta cứ đi trên con đường đó và 1 lúc nào đó ta chợt nhận thấy ta đã tìm lại được những gì mà ta đang kiếm tìm. Phạm vi bài viết này chỉ là sự chia sẻ để mọi người nhìn xem cuộc sống của bản thân mình, hy vọng giúp tìm lại được “tuổi xuân trên cơ thể”.
Ai cũng biết, phụ nữ là ngươi quan tâm đến sắc đẹp nhất, nhưng các phương pháp để gìn giũ và tạo được sắc đẹp trên cơ thể thì chưa chắc ai cũng hiểu biết đầy đủ. Khoa học ngày nay đã cho thấy sự lão hoá của cơ thể là do các nội tiết tố, hoọc môn sinh học quyết định (vi dụ như estrogen…), (bằng chứng hiện nay là y học đã có những biện pháp sử dụng liệu pháp nội tiết tố để chống lại sự lão hoá, già nua, nhưng liệu pháp này là con dao hai lưỡi vì nguy cơ gây nhiều hiểm hoạ không lường được hết ví dụ như sinh khối u, bệnh ung thư ), như vậy những yếu tố tác động gây suy giảm học môn sẽ là những tác nhân gây lão hoá và mau già, hiểu như vậy để chúng ta có cái nhìn khoa học về cơ thể chúng ta chuyển hoá mỗi ngày như thế nào?.
Trước tiên chúng ta nhận thấy sự lão hoá cơ thể qua dấu hiệu xuống cấp của da (dấu hiệu bên ngoài) như: giảm tính đàn hồi của da, da không còn tươi, da nhăn, da chùng, nhão da, da chảy xệ, da đổi màu mất đi sự sáng bóng…dấu hiệu tiếp theo là tóc như: tóc khô, tóc dễ gãy, tóc rụng, tóc sơ xác… mất đi sự bóng mượt tư nhiên vốn có của tóc, dấu hiệu móng tay như móng tay khô, dễ gãy, dày hoặc mỏng…Đây là dấu hiệu thể hiện bên ngoài (da, tóc , móng), còn dấu hiệu bên trong như thế nào? cả là một sự phức tạp vì khi sự lão hoá xảy đến thì các bộ phận cơ thể đều xuống cấp theo như tim, gan, thận, …và sự suy giảm của các tuyến nội tiết như tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp, các tuyến sinh dục….. Sự tác động hiệp đồng suy giảm của các tuyến nội tiết và các bộ phận của cơ thể gây hệ quả nghiêm trọng trên cơ thể qua những dấu hiệu bên ngoài của hệ da, tóc, móng, ẩn hiện lên dấu chỉ già nua trên khuôn mặt (một nỗi ám ảnh nặng nề cho phụ nữ). Khi đã hiểu được qui luật sinh hoá đó chúng ta nghĩ gì? Người thì phó mặc cho số phận và thời gian, người thì lao đi kiếm tìm những phương thức che lấp đi những dấu hiện già nua đó đi như cầu cứu thẩm mỹ viện, liệu pháp “dao, kéo”, liệu pháp thuốc và thực phẩm chức năng, liệu pháp dùng các thứ hoá chất (mỹ phẩm) để che lấp đi những dấu hiệu già nua…tất cả chỉ là biện pháp can thiệp tạm thời và tốn kém, không giải quyết được cái gốc là khôi phục nội tiết tố sinh học. Vậy thì  biện pháp nào làm chậm sự xuống cấp cơ thể? Biện pháp nào mà tác động lên các tuyến nội tiết, cân bằng học môn sinh học, đó mới là biện pháp tốt, là phương pháp tác động vào cái gốc, tức là làm chậm đi sự lão hoá, làm khôi phục lại các tuyến nội tiết. Vậy nếu bạn quan tâm thì hãy thực hành ngay đi.

Con đường tìm về suối  nguồn tươi trẻ.

Trước tiên phải nhận thấy 3 yếu tố quyết định đến việc làm chậm đi tiến trình lão hoá của cơ thể, nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố này thì… khả năng thất bại rất cao, có nghĩa là chúng ta không can thiệp được vào sự lão hoá của cơ thể, vì hiện nay sự lão hoá cơ thể xảy ra rất nhanh do các tác nhân bất lợi như yếu tố môi trường, thực phẩm, stress…Vậy 3 yếu tố trên là gì?
+ Chế độ dinh dưỡng (thực phẩm tốt lành)
+  Tinh thần (tư duy tích cực).
+ Chế độ tập luyện (chuyển hoá khí huyết).
I. Chế độ dinh dưỡng:
Thực phẩm tốt đem lại nhiều sự đổi mới cơ thể, tác động lên mọi chuyển hoá sinh học của cơ thể. Chế độ ăn uống tốt có tác dụng thanh lọc cơ thể, bồi bổ cơ thể, làm cơ thể luôn “tươi trẻ”.
Đề nghị nên sử dụng các nhóm thực phẩm thường xuyên hàng ngày gồm:
-                     Trái cây tươi.
-                     Sữa và các chế phẩm của sữa (phomai, sữa chua…).
-                     Mật ong, sũa ong chúa.
-                     Dầu Oliu.
-                     Thực phẩm ngũ cốc, đậu hạt các loại.
-                     Nhóm rau, củ.

Đề nghị: Thực phẩm phải đảm bảo tươi, tốt, dễ tìm kiếm, đơn giản. Đây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng cho cơ thể, tuỳ theo mỗi người hãy chọn lựa nhóm thực phẩm phù hợp với sở thích. 1 số gợi ý như sau:
1.     Bữa ăn sáng:
- Gồm có 1 trong các loại sau: Bắp, khoai lang, bánh mì đen, xôi đậu.., hoặc 1 chén suop yến mạch…hoặc 1 loại bánh ngũ cốc (khoa học nhận thấy trong bắp tươi có nhiều chất chống oxy hoá, nhiều vitamin tốt cho cơ thể, khuyến khích nên ăn bắp thường xuyên).
- 1 ly nước trái cây hoặc sinh tố hoặc 1 loại trái cây như táo, chuối…nếu không sử dụng trái cây sinh tố thì thay bằng 1 ly sữa hoặc 1 ly nước cam + mật ong.
2. Bữa trưa:
- Cơm bình thường nhưng nên ăn nhiều rau (sử dụng đa dạng các nhóm rau củ quả ) khuyến khích nên ăn món salách, cà chua trộn dầu oliu ăn thường xuyên (dầu Oliu có tác dụng tốt cho thần kinh, da và tóc), nhóm đạm nên sử dụng cá (cá hấp, luộc, …) nếu sử dụng thịt nên dùng nhóm thịt trắng (gia cầm) tốt hơn nhóm thịt đỏ, nhóm đạm tuỳ theo sở thích cá nhân, tuy nhiên nên sử dụng ít hơn các nhóm rau củ.
3. Bữa chiều: Thông thường giống bữa trưa.
- Tối trứơc khi đi ngủ nên uống 1 ly sữa ấm pha mật ong.
- Nên sử dụng nước ép trái cây hoặc sinh tố 2 lần trong ngày (có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, ) nhóm trái cây nên sử dụng đa dạng,  mùa nào dùng trái cây đó cho đơn giản và rẻ tiền, tập thói quen dùng nước trái cây hàng ngày thay cho…phải uống thuốc.

+ Những loại thực phẩm nên hạn chế sử dụng:
- Hạn chế ăn mặn.
- Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều gia vị (tiêu, ớt, cary…)
- Hạn chế những thực phẩm có tính chất lên men hư thối trong ruột (ví dụ như các loại mắm).
- Hạn chế những thực phẩm chiên, kho mặn (đây cũng là món khoái khẩu) vì có những tác dụng bất lợi cho sức khoẻ, do cơ thể phải chuyển hoá sinh ra những chất độc hại cho cơ thể.
- Hạn chế bia, rượu, thức uống có cồn.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.
II. Chế độ tập luyện:
Nên dành thời gian tối thiểu khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện  thể dục, nếu có thể hãy tìm về những liệu pháp yoga để có tác dụng hiệu quả trên toàn thân, vì Yoga đã chứng minh khoa học là khôi phục lại các tuyến nội tiết đã bị suy, kém, làm cơ thể trở nên sung mãn và tươi trẻ ngoài ra những tư thế của Yoga có tác dụng trị liệu những bệnh lý cơ thể, làm chậm đi sự lão hoá. Những phương pháp thở bụng của Yoga đem lại sức mạnh cho cả thân và tâm mà những loại hình tập luyện khác ít đem lại được
III. Tinh thần (tư duy tích cực).
Lối sống hiện nay có nhiều bất lợi cho con người, làm cho chúng ta mau lão hoá, già nua và yếu kém, những lo toan đời thường, stress, những nỗi buồn, chán nản, thất vọng, giận dữ…luôn đánh gục chúng ta (tư duy tiêu cực), hãy hiểu rằng khi một cảm xúc tiêu cực xảy đến thì nó cũng “ngốn” của ta 1 nguồn năng lượng (khi buồn phiền thì ta sẽ có cảm giác mệt mỏi), thấy nguy hiểm chưa? cảm xúc tiêu cực nếu xảy đến thường xuyên thì…còn đâu sự tươi trẻ, có nghĩa là nếu ta hay có cảm xúc buồn phiền, chán nản, mệt mỏi thì ta …mau già, đó là một trạng thái bất lợi cho ta. Vậy hãy thoát ra ngay trạng thái này bằng cách ta tìm về trạng thái thư giãn của cơ thể để cơ thể thu nạp năng lượng. Một trong những cách thư giãn là Thiền, Bạn hãy làm quen với Thiền để tìm về sức mạnh nội tâm, sức mạnh tinh thần.

Sau đây trích 1 đoạn trong bài viết về Thiền trong báo dân trí để bạn tham khảo trước

Tại sao nên ngồi Thiền

(Dân trí) - Bạn có biết hiện nay hình thức tập để tăng cường sức khoẻ được ưa chuộng nhất trên thế giới không phải các bộ môn thể dục, chạy chậm, hay nhảy Latinh… chính là ngồi thiền! Chỉ đơn giản là ngồi khoanh chân, hoặc ngồi tự nhiên trên ghế và tĩnh tâm lại.


Ngồi tĩnh tâm được gì?

Ngồi thiền không chỉ  giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm tâm trạng mệt mỏi, mà còn mang lại tác dụng làm đẹp. Nếu bạn không có điều kiện chạy 1 tiếng mỗi ngày, có thể dành ra 10-20 phút tập ngồi thiền, tĩnh tâm để nhận được những hiệu quả dưới đây:

Giảm áp lực, tăng cảm giác hạnh phúcTheo các chuyên gia ĐH Harvard, ngồi thiền có thể làm giảm mức  độ căng thẳng của các cơ. Thực nghiệm đã chứng minh, mỗi ngày ngồi tĩnh tâm 20 phút, liên tục trong 1 tuần có thể cải thiện khả năng tập trung và khả năng khống chế cảm xúc; các cảm giác lo lắng, dễ cáu giận, xuống tinh thần…cũng theo đó giảm đáng kể.

Không chỉ vậy, ngồi tĩnh tâm còn thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, giúp não bộ chuyển từ trạng thái “phản ứng hoặc đối kháng” sang “tiếp nhận sự thật”, nhờ đó làm tăng cảm giác hạnh phúc của mỗi người.

Bảo vệ gan: Sau bữa trưa, tốt nhất bạn nên ngồi tĩnh tâm nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước khi làm những việc khác nhằm bảo vệ gan.

Sau khi ăn, lượng máu trong cơ thể sẽ tập trung về hệ tiêu hoá để tham gia vào quá trình tiêu hoá thực phẩm. Khi cơ thể thay đổi trạng thái liên tục từ ngồi sang đứng, rồi đi, hay nằm sẽ khiến lượng máu chuyển về gan bị giảm dần, từ đó gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động trao đổi chất.

Giảm huyết áp, tránh xa bệnh tim mạchMột thực nghiệm của Mỹ với những người bị bệnh cao huyết áp  được áp dụng liệu pháp ngồi thiền đã cho kết quả: ngồi thiền giúp huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của người bệnh lần lượt giảm 4,7mmHg và 3,2mmHg. Từ đó có thể thấy ngồi tĩnh tâm rất có công hiệu trong việc giảm huyết áp, nhờ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các chứng bệnh tim mạch.

Giảm cảm giác đau đầu, tránh xa thuốc giảm đauNghiên cứu đã chỉ  ra, ngồi tĩnh tâm không làm giảm được mức độ các cơn đau, nhưng lại có thể cải thiện tâm trạng phản ứng do cảm giác đau đớn khó chịu mang lại. Bởi thói quen ngồi tĩnh tâm sẽ rèn cho não bộ khả năng “tĩnh” lại trước mọi hiện trạng xung quanh, giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn.

Vậy ngồi tĩnh tâm càng lâu càng tốt?

Khi mới bắt đầu tập, mỗi lần bạn chỉ  nên ngồi khoảng 15-30 phút. Sau đó tăng dần thời gian lên 1 tiếng.

Tôi có nên dùng đồng hồ báo thức để nhắc nhở mình về thời gian?

Trong cả quá trình ngồi thiền, xem thời gian 1-2 lần không gây ảnh hưởng đến hiệu quả luyện tập. Khi số lần tập nhiều hơn, cơ thể bạn sẽ tự đặt ra cơ chế đồng hồ sinh học 20 phút. Tuyệt đối không dùng đồng hồ báo thức, bởi khi ngồi thiền cơ thể bạn ở trạng thái trao đổi chất rất thấp, mà sự kích thích do âm thanh của đồng hồ báo thức lại quá lớn, không có lợi cho sức khoẻ.

Nếu suy nghĩ quá nhiều, không thể tĩnh tâm nên làm thế nào?

Bạn có thể thử ngồi trong không gian có âm nhạc nhẹ nhàng, hoặc dùng loại nhạc dành riêng cho ngồi thiền, đồng thời chỉ tập trung vào sự hô hấp của cơ thể để dần giúp bản thân “tĩnh” lại.

Còn bạn, chờ đợi gì nữa, hãy thực hiện ngay từ giây phút này!   

Không có nhận xét nào: