NÓNG…. SINH
BỆNH
Ban KHKT Hội
Lương y PCT. Nguyễn Tấn Xuân
Lương y PCT. Dương Phú Cường
Cây Chùm ngây |
I.
Tình hình chung:
cây rau má |
Hiện nay mỗi lần có đợt nóng
về, các bệnh viện thường trở nên quá tải kinh khủng, các bệnh viện nhi cũng
không tránh khỏi tình trạng ấy. Theo thống kê: Bác sĩ chuyên khoa 2 Đào
Duy Khanh, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, trong vài ngày
qua lượng bệnh nhân tới khám do các triệu chứng hô hấp tăng mạnh. Trong đó, các
bệnh lý về tai mũi họng tăng 12%, viêm phổi tăng 9% so với tháng trước. Tuần
qua, trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 120 ca
khám viêm phổi (so với tuần trước chỉ khoảng 70-80 ca/ngày). Bệnh nhân tới khám
tai mũi họng lên tới 250 ca/ngày (so với tuần trước tăng khoảng 140 ca). - Thạc sĩ
- bác sĩ Đinh Thạc, Trưởng đơn vị truyền thông, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho
biết, trong tuần này, số lượng bệnh nhi đến khám tại bệnh viện tăng khoảng
10-15% so với tuần trước đó. Trung bình, mỗi ngày bệnh viện khám hơn 6. 000
lượt bệnh nhân. Trong đó, chủ yếu trẻ đến khám vì tiêu chảy, các bệnh hô hấp và
sốt.
“Đây là các bệnh đặc trưng trẻ dễ mắc
phải khi thời tiết nắng nóng”, bác sĩ Thạc cho biết ([1]).
tại BV khoa nhi |
Như
vậy nắng nóng, gây bệnh cả người lớn lẫn trẻ em. Các bệnh thường gặp: tiêu hóa,
hô hấp, sốt, tim mạch, HA…
II. Theo YHCT dân
tộc:
1. Vấn đề thời khí:
Trong y học Đông phương, người
ta chú trọng đến sáu thứ khí tác động vào con người: phong (gió), hàn (lạnh), thử
(nắng), thấp (ẩm ướt), táo (khô khan), hỏa (nhiệt). Trong sáu thứ khí có ba khí
liên quan mùa nắng: nắng, khô, và nhiệt. Đó là thời tiết tác động trực tiếp, con
người không thể thay đổi được.
“Nắng” quá sẽ hao khí, tổn thương vệ khí, nên
người đi ngoài nắng hoặc có công ăn chuyện làm ngoài nắng sẽ mệt và say nắng. Khí
là năng lượng thúc đẩy hoạt động tạng phủ, khí suy thì huyết ngừng.
“Khô” làm hao tân dịch, hao
tinh huyết, hao khí âm. Tân dịch, tinh huyết, khí âm không phải là nước, mà là
thành phần dinh huyết của cơ thể rất đa dạng và phức tạp, trong đó nước là
thành phần rất quan trọng. Nên chỉ bù nước thì không đủ, chỉ tạm thời uống
nhiều nước để gìn giữ cân bằng mà thôi.
“Nhiệt” là nóng, nóng làm gia
tăng kích thích hoạt động của cơ thể, gia tăng bài tiết, nhịp đập, thở, co rút
các cơ…làm bộ máy không được nghĩ ngơi đúng nhịp sinh học, lâu dần hao kiệt và
đuối. Trẻ em và người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính…là những đốt tượng dễ bị
thương tổn do cơ thể hoặc chưa hoàn thiện, hoặc trên đường suy hoại, hoặc sức
chống đở đang bị chi phối. Khi gặp trời nắng nóng quá mức chịu đựng, cơ thể kg
thể điều tiết tốt, dẫn đến rối loạn các công năng tạng phủ thăng gián điều đạt,
dẫn đến các “chứng” bất thường.
2. Vấn đề môi trường trở nên nóng:
Trong môi trường hiện nay của
các thành phố nói chung là cộng hưởng với sự nắng nóng. Nhà cửa bêtông lan rộng,
đường sá bêtông khắp các con đường…khi nắng chiếu xuống thì hơi nóng được nung
lại trong các vật liệu, càng lúc càng gia tăng. Lấy tay đụng vào bề mặt bê tông
ai cũng cảm nhận sức nóng vượt hơn rất nhiều so với không khí. Lấy nhiệt kế đo
dưới bóng râm 36oC, để trên nền bêtông thì lên đến 45oC
hay hơn nữa. Khi nhiệt tăng cơ thể phải chống đở dẫn đến suy yếu, một số cơ
phận làm mồi ngon cho các loại vi trùng virut xâm nhập, sinh sản tấn công tạo
thành cá bệnh lý “nội công ngoại kích”.
Nhiệt độ chính của môi trường
chính là nhiệt độ ở trong bêtông tỏa ra, và đây là nguồn gây bệnh cho con người.
Đây cũng là nơi con người có
thể chuyển hóa để ngăn ngừa sức nóng hủy hoại chính mình. Hiện nay bề mặt của
đất là nơi Âm Dương Thủy Hỏa giao hòa, hơi đất mang khí âm đem vào làm mát
không khí, mưa xuống thì thấm vào và đi nuôi dưỡng cây xanh và điều hòa các
mạch nước ngầm. Nay con người bêtông bít lại, toàn bộ nước mưa phải trôi vào
cống, bao nhiêu công trình thoát nước cũng không vừa, chưa kể các kênh mương hồ
trủng…dần bị san lấp hủy hoại các dòng nước. Chúng ta đã phung phí một nguồn
tài nguyên rất lớn: “Nước cho cây, hơi mát cho đời”.
Chính con người phá vỡ cân
bằng tự nhiên sinh trưởng bảo tồn, đời sống cư dân chẳng khác gì “cây trồng
trong chậu”, làm cách nào có thể sinh trưởng trổi vượt được? Mặt khác cây trồng
là những máy lạnh, máy cách âm, máy lọc bụi, máy sinh khí Oxy, máy làm dịu thần
kinh, máy văn hóa, máy kinh tế, máy tâm linh…mà không có nước, không đủ nước
thì máy hư. Các con đường, các lề đường có trồng cây bên cạnh là những lối bêtông
không thấm nước, dẫn đến sự khô héo là điều tất nhiên. Môi trường càng lúc càng
nóng là do cây xanh bị thu hẹp dần, thu hẹp do lòng người không thấy sự huyền
diệu của cây xanh. Có người dưới gốc cây còn đổ bêtông cho cây không còn sống, ai
biết rằng cây chết thì đời người cũng tiêu hao?
3. Vấn đề tâm thần
trở nên nóng:
Trong đông y thầy thuốc coi
trọng “thần minh”, “tâm chủ thần minh”
([2]),
chủ lục phủ ngũ tạng. Hơi nóng của môi trường tác động nhanh và mạnh vào huyết,
tinh thần, khí…chính là trực tuyết gia tăng tốc độ hoạt động của thần minh, dẫn
đến tạng phủ lỗi nhịp, gây các chứng trạng bất thường, đơn giản gọi là cuồng.
Cuồng của thân thì sinh bệnh, bệnh
được đặt tên theo chứng: đau ở đầu thì gọi là đau đầu, đau ở khớp thì gọi là
đau khớp, đau nhiều khớp thì gọi là đau đa khớp, ngũ không được thì gọi là mất
ngũ, ho hen thì gọi là bệnh hô hấp, nóng thì gọi là sốt, tăng áp lực trong máu
thì gọi là huyết áp…rất nhiều chứng bệnh, khi làm môi trường cân bằng hài hòa
thì tự nhiên sẽ được lành do “thiên nhân
đồng nhất” ([3]).
Nóng trong môi trường còn gia tăng sự cuồng điên của tâm, dẫn đến những
hành vi tàn ác điên loạn bất ưng, bất thường, đột ngột không kiểm soát.
Hiện nay có những cuộc đâm
chém, giết người, tự tử, say sưa, gây gỗ…đột ngột cũng do một phần rất lớn của
thời tiết. Người ta phát hiện khi cho các con chuột bạch thí nghiệm, nhốt trong
lồng chật và nóng nực, chúng trở nên hung dữ và có rất nhiều bệnh sinh ra. Nếu
nhốt nơi mát mẻ, đầy đủ thức ăn thì chúng lại hiền lành và ít có bệnh.
Đối với y lý đông phương, thân
tâm chỉ là một, khi thân rối loạn tất nhiên tâm cũng rối loạn và ngược lại khi
tâm bất an thì thân cũng thương tổn. Vì thế môi trường xanh mát trong thành phố
hiện nay là nền tảng giải quyết bệnh tật cho cư dân thành phố nói riêng và cho
con người Việt Nam
nói chung. Chuyển đạo lý của trời Đất, trước tiên phải tạo đúng “hình tướng” tỏ
lộ bên ngoài. Đạo lý có hình và vô hình, thấy hình biết đạo lý có tỏ tường
thong đạt không tất nhiên sẽ biết. Vốn Hình và Ý đồng nhất. Xã hội yên bình cả
thân và tâm chính là xã hội đã tương thông nền tảng đạo lý bất biến trong trời
đất.
4. Phương pháp Phòng, Chuyển hóa và Điều trị:
Căn bản ngừa và điều trị các
bệnh khi trời nóng hiện naylà ngừng uống
nước đá, nước trong tủ lạnh. Nghe thì có vẽ nghịch lý, theo y lý thì hể
ngoài nóng thì trong lạnh, trong thuộc âm thì ngoài phải thuộc dương. Vì thế, khi
bên ngoài nóng thì bên trong bụng đang lạnh, nếu dùng nước đá thì trúng hàn do
câu “âm trùng âm”.
Các bệnh thường sinh ra khi
uống nước đá hoặc nước trong tử lạnh: Huyết áp, viêm khớp, cảm lạnh, tiêu chảy,
rối loạn tuần hoàn não, đau bao tử, RL tiền đình, viêm xoang, nhức mỏi…và diễn
tiến các bệnh nặng tăng dần và vô phương cứu chữa nếu không thay đổi.
Thức ăn cần ăn đồ luộc, hấp
hoặc trộn sống. Không nên dùng đồ chiên xào, nướng khó tiêu. Rau má sống xay
sinh tố 30g/ngày, Nha đam giải nhiệt rất hay, rau bồ ngót, rau diếp cá, xà lách
son, củ đậu, rau lang, mồng tơi, một nữa trái dừa…được trồng sạch, nấu canh, luộc,
xay sinh tố tùy loại là những vị thuốc thanh giải nhiệt.
Khi dùng nhớ vừa phải, nhiều
quá sẽ mất cân bằng âm dương.
Muốn biết dương hay âm thì
theo dỏi phân đi mỗi ngày, nếu khô, nổi trên mặt nước, khuôn dài, màu sậm thuộc
dương. Nếu mềm, nhão, chìm dưới nước, dể vỡ nát, sắc nhạt, tanh thì thuộc âm. Cân
bằng âm dương nên dùng củ Gừng điều chỉnh, nếu dương thì bỏ gừng, nếu âm thì
uống hoặc nhai gừng nướng, gừng luộc,
Nên uống, ăn củ gừng luộc chín,
không nên ăn củ gừng sống. Nghe có vẻ nghịch, nhưng kinh nghiệm từ lâu chứng tỏ
những điều trình bày nầy rất hợp lý. Vì phạm vi bài viết mang tính thông tin
nên chúng tôi không thể trình bày y lý chuyên sâu, mong bạn đọc thông cảm và
tin dùng.
Vấn đề chuyển hóa bệnh tật có
nghĩa là chuyển hóa môi trường, như phần trên chúng tôi đặt lại vấn đề căn
nguyên của sự nóng nực chính là chúng ta không thấy tầm quan trọng của “nước
thấm vào lòng đất” và “cây xanh sinh trưởng trong môi trường con người sống”. Giải
quyết vấn đề nầy làm chuyển hóa căn bản bệnh tật do nắng nóng gây ra, cũng là
góp phần làm sạch mát môi trường xã hội, thêm sự an nghĩ của thần kinh, làm dịu
đi sự bất thường của những hành động phi nhân không kiểm soát kịp.
5.
Kết luận:
Nếu con người cứ đổ cho thiên
nhiên và khoanh tay chờ đầu tư, thì không ai đầu tư cho mình được, với những
kiến thức hạn hẹp chúng tôi xin góp phần thúc đẩy môi trường tốt hơn, dân ta
thừa sức tạo lập môi trường tốt lành cho quê hương, dẫn đến giải quyết một phần
nào tình trạng bệnh tật gia tăng trong mùa nắng. Nhất là góp phần xây dựng một
môi trường xã hội trong lành và bình an dựa trên những suy tư về y lý cổ truyền,
về đạo học Âm Dương đã được tu học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét