Để phòng bệnh sởi, người dân có thể vệ sinh môi trường, xông
khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ quả bưởi khô hoặc bồ kết.
Đây là nội dung trong hướng dẫn phòng và điều trị bệnh
sởi mà Bệnh viện Y học Cổ truyền vừa đưa ra.
Cụ thể:
1. Phòng bệnh
Vệ sinh môi trường:
- Xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách
đốt vỏ quả bưởi khô hoặc quả bồ kết khô.
- Đun nước củ sả hoặc nước cây mùi già lau cửa, bàn ghế, sàn
nhà, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.
- Đối với nơi công cộng tập trung đông người (trường học,
bệnh viện, bến tàu xe…), tùy theo điều kiện của cơ sở để vệ sinh môi trường
sạch sẽ, chống lây chéo: Dùng dung dịch có tinh dầu xả để lau, rửa làm sạch môi
trường; đốt các loại tinh dầu có tác dụng khử trùng như: chanh, cam, bưởi, hương
nhu…
Vệ sinh thân thể:
- Tắm, gội: Lá
mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ quả chanh đun nước tắm gội hoặc lau toàn thân.
- Vệ sinh răng, miệng, mắt, mũi.
Ngoài ra: Tránh đến nơi có đông người như bệnh viện, bến
tàu xe…, nhất là vùng đang có dịch bệnh lưu hành. Cần ăn uống đủ chất, bổ sung
các loại rau, củ, hoa quả tươi; uống nước bột sắn dây, nước ép rau diếp cá.
2. Điều trị
Bài thuốc uống:
- Giai đoạn khởi phát và toàn phát:
Lá kinh giới: 12-20 g
Lá sài đất: 8-12 g
Lá diếp cá: 8-12 g
Lá bồ công anh: 8-12 g
Lá tre: 12-20 g
Lá dâu: 8-12 g
Cỏ nhọ nồi: 12-16 g
Hạt muồng sao: 4-8 g
Cam thảo nam: 4-8 g hoặc mía: 3 khẩu
Sắc cùng 2 bát nước, trong 20 phút. Uống lúc thuốc còn ấm.
Ngày uống 1 thang, chia đều 3-4 lần. Uống 3-5 ngày.
Nếu ho: Lá húng chanh 12-20 g; lá hẹ 8-10 g cùng với 3
lát quất hấp cách thủy với 5 g đường phèn (thêm 50 ml nước) hoặc 50 ml nước mía.
Lấy nước uống chia 3-4 lần trong ngày.
Nếu sởi khó mọc: Lấy cây mùi già hoặc hạt mùi giã nát với
rượu sát khắp người.
- Giai đoạn sởi lặn:
Lá dâu hoặc quả dâu chín: 6-12 g
Cỏ nhọ nồi: 6-12 g
Đỗ đen: 10 g
Cam thảo nam hoặc cỏ ngọt: 6-8 g
Lá sen: 6-8 g
Lấy 2 bát nước sắc còn nửa bát, uống ấm. Ngày uống 1
thang, uống 5-7 ngày.
Nước tắm:
Lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ chanh đun nước tắm gội,
lau toàn thân.
Chế độ ăn uống và vệ sinh cá nhân:
- Cho trẻ uống đủ nước, nấu đậu xanh cả vỏ để lấy nước
uống hoặc uống bột sắn dây.
- Ăn nhẹ dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa.
Khuyến cáo: Hướng
dẫn này có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu
gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị đầy
đủ.
Lời bàn:
Lương y Dương Phú Cường
1. Sở dĩ dịch sởi bùng phát là do vi
khuẩn, vi khuẩn chỉ bùng lên khi cơ thể chống không lại vi khuẩn thành ra bệnh
sởi, đầu tiên cần diệt khuẩn, nhưng mà… Cơ thể con người mạnh yếu nhờ sống trong
môi trường, môi trường gồm: không khí, nước, ánh sáng, dinh dưỡng, phương tiện,
và môi trường. Để nâng cao sức đề kháng, chúng ta cần xem lại sáu yếu tố trên. Nếu
không khí, nước, ánh sáng, dinh dưỡng..
càng lúc càng ô nhiểm thì sinh ra rất nhiều bệnh, gây lãng phí tài sức của xã
hội. Bệnh tật từ đó là gốc rễ, nếu chỉ chống vi khuẩn chỉ là chống cái ngọn, chẳng
khác người làm mà không thấy trrước và sau.
2. Dùng thuốc Nam để chữa bệnh Sởi ban đầu là
đúng, và xữ dụng kinh nghiệm của cha ông truyền lại, ngày nay đội ngũ y học cổ
truyền kế thừa có tính hợp lý an lòng. Nhưng có điều, ai cũng biết, cái hay của
thuốc Nam
là thuốc còn SINH, SỐNG, TƯƠI. Nếu dùng các cây thuốc trong kho lâu ngày, ẩm
mốc, lẫn lộn và dơ bẩn, thì chúng tôi khuyên quý vị không nên dùng nguy hại cho
các cháu. Bản tính của thuốc Nam
là: tính Thăng (lên), Giáng (đi xuống), Phù (ra ngoài), Trầm (vào trong) là do
thuốc còn mới. Phù hợp với bản địa, là tương thích với con người địa phương. Tính
thuận Thiên, là gặp ngay mùa sinh trưởng, hể có bệnh thì có thuốc. Tính của
thuốc Nam
đa phần đều lành, không hoặc ít độc, đã qua kinh nghiệm điều trị hàng ngàn năm,
nên thường an toàn. Đáng buồn thay, bao nhiêu chính sách của Nhà Nước, bao
nhiêu chính sách hợp lý ưu ái …đến khi dịch bệnh nhỏ nhoi như bệnh sởi xảy ra, chúng
ta không có thuốc đúng như những tiêu chí thuốc nam để có mà dùng? Nếu dung bài
thuốc giới thiệu theo người xưa để lại gần như kiếm không có, vì chúng ta không
có một cách thức thực hiện được toàn diện, trồng thuốc cho dân dùng thuốc Nam.
3. Bài thuốc chúng tôi sở dĩ chỉ dùng có
hai vị, Đinh lăng là một. Vì sao vậy? Vì do khó tìm được nhiều vị thuốc, suy nghĩ và kinh nghiệm, chúng tôi thấy rằng: Theo kinh nghiệm dùng thực tế (xin xem bài điều trị bệnh sởi theo YHCT tong trang nầy), Đinh lăng
là vị thuốc có các công dụng như sau: Giải độc, làm mát, phát ban, chữa ho, làm
ra mồ hôi, kiện vị (sao thơm), tăng sức (sao thơm), lợi tiểu. Các tác dụng nầy,
một mình nó có thể đã hoàn thành khả năng hỗ trợ cơ thể đầy lùi vi khuẩn. Trong
trường hợp thấy cháu có vẻ lừ đừ, lập tức nấu đinh lăng làm nước uống, khi bắt
đầu sốt thì cho thêm lá Tía tô giúp cho ban dể phát ra. Khi hồi phục thì sao
thơm cây là Đinh lăng để mau hồi sức và tránh biến chứng, có thể cho thêm ít
đường phèn hoặc mía. Nếu có thêm: Bồ công anh, Xuyên tâm liên, Sài đất, Diếp cá,
Cam thảo nam, lá dâu (sao nhẹ), Gừng sống vài
lát.. tất cả nấu ba chén còn một chén cho các cháu lớn uống, hoặc bài thuốc Đinh
lăng chừng 100g/ ngày cũng có giá trị, nếu không thể tìm đâu ra các vị khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét