Điều trị Thoát vị đĩa đệm khi nào thì nên mổ?
Bs CK1 Dương Ngọc Trâm Anh
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng từ cấp tính như rách dây chằng, sử dụng quá mức, rách đĩa lien đốt, trượt cột sống…. Đến mạn tính như: loãng xương, thoái hóa cột sống, vẹo cột sống….. Trong đó thoát vị đĩa
đệm là nguyên nhân thường gặp nhất.
Đĩa đệm được gọi là thoát vị khi phần nhân xơ bị đẩy ra ngoài vòng xơ, nếu
phần đĩa đệm thoát vị lồi về hướng ống tủy sẽ tạo áp lực lên các dây thần kinh tủy
sống và gây đau.
Đĩa đệm bị thoát vị sẽ ép lên rễ thần kinh gây đau từ mông lan xuống đùi
đến bàn chân cò được gọi là đau thần kinh tọa.
Bệnh thường xảy ra trên những bệnh nhân có những động tác không thích
hợp khi nâng, kéo, cúi hoặc xoay người.
Triệu chứng:
Đau lưng lan xuống một hoặc hai chân, nếu tổn thương rễ L5 sẽ đau lưng lan
xuống mặt ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân đến ngón cái, nếu tổn thương rễ S1 sẽ
đau lưng lan xuống mặt sau đùi mặt sau cẳng chân đến lòng bàn chân tận cùng ở
ngón út.
Có thể kèm theo tê, nặng, cảm giác kiến bò.
Đau tăng lên khi ho, rặn, hắt hơi.
Bác sĩ sẽ có nhiều nghiệm pháp (Lasegue, Valleix…) để xác định chẩn đoán
cho bệnh nhân.
Cận lâm sàng:
X Quang cột sống thắt lưng nếu có hình ảnh hở một bên đĩa đệm thì rất có
giá trị tuy nhiên khi hình ảnh X Quang bình thường cũng không cho phép loại trừ
thoát vị đĩa đệm.
MRI sẽ cho hình ảnh về hình dạng và kích thước ống tủy, dây thần kinh và
các tổ chức chung quanh ống tủy, MRI sẽ cho phép chẩn đoán xác định chính xác
hơn.
Điện cơ đồ cho phép chẩn đoán dây thần kinh nào đang bị tổn thương, cấp
hay mạn tính.
Vậy thoát vị đĩa đệm khi nào thì nên mổ?
Mổ để điều trị thoát vị đĩa đệm được xem là phương pháp sau cùng khi đã
thất bại với tất cả những trị liệu nội khoa ít nhất 6 tuần, ngoài ra mổ dùng để điều
trị thoát vị đĩa đệm khi có chỉ định cấp cứu như chèn ép thần kinh cấp tính gây hội
chứng chùm đuôi ngựa (rối loạn cơ vòng, yếu liệt hạ chi, tê vùng hội âm).
Điều trị nội khoa gồm có một số thuốc như: kháng viêm giảm đau không
steroid (ibuprofen, meloxicam…), thuốc giảm đau loại nhẹ (paracetamol), thuốc
giảm đau loại trung bình (có thêm codein, tramadol…), tuy nhiên các loại thuốc
này không nên sử dụng lâu dài vì ảnh hưởng đến chức năng gan và đối với các loại
thuốc kháng viêm không steroid có thể gây biến cố tim mạch trên bệnh nhân có
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống
nhiều yếu tố nguy cơ như kèm thêm các bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ, có tiền
sử bị nhồi máu cơ tim trước đây.
Y học cổ truyền giúp ích rất nhiều trong điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
Bác sĩ y học cổ truyền sẽ chẩn đóan bệnh cảnh của bệnh nhân là bệnh cảnh cấp
hoặc đợt cấp của các thể mạn tính hay bệnh cảnh mạn tính mà có các bài thuốc phù
hợp. Ngoài điều trị dùng thuốc còn có các biện pháp khác không dùng thuốc như
châm cứu, bó thuốc y học cổ truyền, tập vật lý trị liệu mang lại hiệu quả rất cao
cho bệnh nhân mà hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhên các phương pháp
điều trị này phải được thực hiện tại các cơ sở khám chữ bệnh y học cổ truyền.
Phòng bệnh:
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp từ trẻ tuổi đến lớn tuổi vì vậy việc
phòng bệnh vô cùng quan trọng. Trong lao động cần chú ý trong các động tác phải
cúi để bốc vác một trọng lượng lớn. Luôn cố gắng giữ cột sống thẳng khi bê vác.
Tập thể dục giúp rèn luyện cơ lưng và tăng sự mềm mại của cột sống.